Triển khai gắn camera trên mũ CSGT, nhiều hiệu quả phát huy
Theo ông Trần Quốc Hùng- Ủy viên Chuyên trách Ban ATGT TP HCM cho biết, đề xuất camera gắn trên mũ CSGT thuộc gói “ hỗ trợ kỹ thuật” trong Chương trình cưỡng chế, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ATGT TP HCM với Quỹ Bloomberg Philanthropies (Mỹ).
Camera gắn trên mũ của CSGT là loại thiết bị lực lượng CSGT Việt Nam chưa có nên phải có tập huấn, đào tạo, huấn luyện điều khiển, xử lý.
Công an TP Hồ Chí Minh:
Hiện nay, cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ hai người đi chung xe mô tô, sẽ bố trí người ngồi phía sau mang camera ghi hình trên mũ giúp tăng cường khả năng giám sát, xử lý các phương tiện, người điều khiển phương tiên vi phạm giao thông trong các trường hợp phạt nguội.
Bên cạnh đó, Ban ATGT TP cũng đề xuất trang bị thêm một số máy đo nồng độ cồn, camera giám sát tốc độ tự động cho lực lượng CSGT.
Loại máy ghi hình loại nhỏ gắn bên hông mũ CSGT sẽ ghi lại toàn bộ vi phạm của người đi đường hiện đã được đội CSGT Công an quận 7 (TP HCM) triển khai áp dụng từ tháng 12/2014. Hàng ngày, các tổ tuần tra làm việc sẽ ghi hình đầy đủ các lỗi vi phạm của người lái xe và lời nói khi xảy ra tranh cãi hoặc lời lẽ thiếu văn hóa giao thông làm cơ sở cho việc xử lý.
CSGT quận 7 gắn camera giám sát. (Ảnh Hữu Công)
Video đang HOT
Có camera ghi hình, mội CSGT càng tăng thêm trách nhiệm và ứng xử của mình và với người vi phạm, cơ sở vi phạm là không thể chối cãi được, mang tính thuyết phục, hợp tác nhiều hơn, trách nhiệm hơn.
Quan sát tại hiện trường, Thiếu úy Nghĩa- Tổ tuần tra CSGT Quận 7 dùng tay chỉ vào camera nhỏ gắn một bên mũ và thông báo cho cô gái vi phạm biết đã ghi hình ảnh và đề nghị hợp tác vui vẻ ký vào biên bản vi phạm.
Mỗi ca trực, tổ CSGT sẽ được cấp một camera và một màn hình nhỏ đeo ở tay như chiếc đồng hồ. Màn hình này thể hiện tầm ghi hình của camera và cũng là nơi tắt, mở bộ phận.
Khi thi hành nhiệm vụ, CBCS lực lượng CSGT sẽ bật camera ghi lại những tình huống vi phạm trên đường như xe không bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng, vượt đèn đỏ…
Thiết bị này có độ phân giải cao và tầm quan sát xa nên CSGT có thể ghi nhận từ khoảng cách hàng chục mét. Anh em cho là “con mắt thần” giúp CSGT xử lý vi phạm rất hiệu quả.
Theo Trung tá Võ Thanh Tùng- Trưởng đội CSGT Công an Q.7, cho biết: Hiện đội CSGT Công an Quận 7 được cấp 5 camera, kinh phí khoảng 10 triệu đồng/cái để gắn trên mũ CSGT và tăng thêm máy đo nồng độ cồn…
Sau mấy tháng thực hiện, tình trạng cự cãi như trước đây đã giảm hẳn, nếu có thắc mắc về lỗi vi phạm, anh em mời về trụ sở bấm máy ra cho xem tất cả đều tâm phục, khẩu phục.
Việc trang bị camera ghi hình trên mũ CSGT còn giúp công tác quản lý CBCS hiệu quả hơn khi nhận nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý ở những điểm khác nhau. Thiết thực gíup BCH đội trong công tác chống tiêu cực.
Vấn đề khó khăn hiện nay chính là dung lượng pin cho máy không nhiều nên thời lượng mở thường xuyên không như mong muốn.
Theo Công an Nhân dân
Đề xuất bắt buộc ghi âm, ghi hình để chống bức cung, nhục hình
Đề xuất phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can để chống bức cung, nhục hình là một trong những điểm đáng lưu ý của Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Ngày 30/3, UB Tư pháp của Quốc hội họp thẩm tra dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi do VKSND Tối cao chủ trì soạn thảo.
Theo đó, dự thảo đề xuất nhiều biện pháp để chống bức cung, nhục hình, đảm bảo quyền con người như áp dụng "quyền im lặng", ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can...
Về đề xuất buộc ghi âm, ghi hình khi lấy cung với tội phạm đặc biệt, nhóm nghiên cứu thuộc UB Tư pháp cho rằng, quy định bắt buộc trong mọi trường hợp là không cần thiết, không khả thi, chỉ cần quy định việc hỏi cung bị can đều phải lập biên bản và mọi biên bản hỏi cung đều phải được đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết như bị can kêu oan ngay từ đầu, tố cáo bị bức cung, nhục hình hoặc phạm tội có khung hình phạt chung thân, tử hình, có thể bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình.
Tuy nhiên, báo cáo của nhóm nghiên cứu phản ánh, cũng có ý kiến cho rằng bắt buộc ghi âm, ghi hình sẽ phản ánh trung thực quá trình hỏi cung, hạn chế tối đa bức cung, nhục hình.
Ông Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND TP HCM, băn khoăn: "Cho phép chụp ảnh, ghi hình khi lấy cung hay ghi chép lời khai là không khả thi. Trại tạm giam lấy đâu ra máy photocopy, máy ảnh... Ngay chúng tôi vào trại giam, muốn chụp tài liệu cũng chịu vì không có máy".
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết mỗi năm, cả nước có hàng trăm ngàn đối tượng hình sự mà lời khai của họ trong thời gian tạm giam, tạm giữ chỉ là 1 yếu tố chứng cứ nếu bắt buộc phải photocopy thì quá tải, lãng phí. Bên cạnh đó, thời gian lưu hồ sơ của công an và tòa án khác nhau (50-60 năm so với 10-20 năm) nên khi truy xét rất phức tạp.
"Xảy ra một số vụ bức cung, nhục hình rồi dự thảo cho phép phải quay phim, ghi âm, chụp lời khai trong quá trình hỏi cung... thì nơi nào mà lưu được, rất tốn kém. Cần có tổng kết thực tiễn về vấn đề này" - ông Chung kiến nghị.
Ông Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND TP HCM băn khoăn về đề xuất buộc ghi âm, ghi hình khi lấy cung với tội phạm đặc biệt. (Ảnh VOV)
Biện pháp quan trọng để chống tình trạng bức cung, nhục hình theo cơ quan soạn thảo là phải quy định, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội...Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể nêu rõ hướng sửa đổi quy định theo hướng bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội; các biện pháp chống bức cung, nhục hình.
Đồng tình với đề xuất này, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nhấn mạnh, "quyền im lặng" phải quy định rõ trong bộ luật, nếu không thì cũng phải viết là "bị can có quyền không khai báo bất lợi cho mình" để bảo đảm quyền con người.
Tuy nhiên, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, lại chưa thống nhất với quy định "quyền im lặng". "Tôi vào ngành đã 30 năm và thấy băn khoăn nếu đưa vào luật "quyền im lặng". Nghi can được xác định chém chết 3 người mà đưa vào công an cứ ngồi im chờ vài ngày để luật sư đến thì chả ai làm được gì" - ông Vương lập luận.
Về căn cứ và thời hạn tạm giam, hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên áp dụng tạm giam khi có căn cứ xác định người đó cản trở điều tra, truy tố, xét xử, hay tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hoặc không có nơi cư trú rõ ràng... Tuy nhiên vẫn có ý kiến đề nghị giữ nguyên như hiện hành, cứ tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng là tạm giam không cần căn cứ trên.
An Anh
Theo_Người Đưa Tin
Bắt buộc ghi âm, ghi hình để chống bức cung, nhục hình (?!) Ngày 30/3, UB Tư pháp của Quốc hội họp thẩm tra dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo đề xuất nhiều biện pháp để chống bức cung, nhục hình, đảm bảo quyền con người như áp dụng "quyền im lặng", ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can... Nghi can chém chết 3 người vẫn để...