Triển khai dịch vụ tra cứu số thứ tự từ máy xếp hàng tự động
Bắt đầu từ tháng 4/2017, Đà Nẵng sẽ triển khai đề án tích hợp, tra cứ dữ liệu từ máy xếp hàng tự động tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố giúp người dân chủ động hơn trong công việc.
UBND TP Đà Nẵng vừa thông qua Đề án tích hợp, tra cứu dữ liệu từ máy xếp hàng tự động tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố với mục tiêu thông qua các tiện ích như website thông tin, tin nhắn SMS trực tiếp vào di động, người dân khi ra ngoài vẫn có thể biết được số phiếu đang thực hiện giao dịch và sắp xếp thời gian quay lại đúng giờ. Đối với các cơ sở y tế, người nhà bệnh nhân (đặc biệt là đối với bệnh nhi, người cao tuổi) có thể chủ động thời gian để đưa người bệnh đến cơ sở y tế mà không phải chờ đợi tại chỗ.
Dịch vụ này sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 4/2017 tại Trung tâm Hành chính thành phố, UBND quận Hải Châu, Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Y tế dự phòng thành phố.
Việc tra cứu số thứ tự giúp người dân có thể chủ động trong việc chờ đến lượt mình
Theo đó, để tra cứu số thứ tự, người dân soạn cấu trúc tin nhắn di động như sau: XH[Mã số đơn vị][Số thứ tự] gửi đến 8188.
Video đang HOT
Mã số đơn vị là Mã định danh của đơn vị (hoặc máy xếp hàng tự động nếu đơn vị có nhiều máy), ví dụ: TTHC1 là máy xếp hàng số 01 tại Trung tâm Hành chính thành phố, YTDP là máy xếp hàng tại Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng; Số thứ tự: Số thứ tự được máy xếp hàng tự động in ra và phát cho người dân.
Sau khi soạn tin nhắn theo cấu trúc trên gửi về 8188, Tin nhắn di động phản hồi nhận được (không dấu): “So thu tu dang thuc hien giao dich la [Số thứ tự đang thực hiện giao dịch tại quầy], còn [số lượng chờ thực hiện hiện giao dịch] luot cho den luot giao dich cua quy khach”. Công dân cũng có thể tra cứu số thứ tự tại địa chỉ: http://motcua.danang.gov.vn. Cước phí tin nhắn gửi đến Tổng đài là 1.500 đồng/tin nhắn.
Lộ trình triển khai như sau: Giai đoạn 1: Từ tháng 4 đến hết tháng 12 năm 2017: Triển khai tại Trung tâm Hành chính thành phố; UBND quận Hải Châu, Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Y tế dự phòng thành phố.
Giai đoạn 2: Từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018: Triển khai tại các tất cả các quận, huyện; cơ sở y tế thuộc UBND thành phố có trang bị máy xếp hàng tự động và triển khai trên mạng xã hội Zalo.
Giai đoạn 3: Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019: Triển khai tại các tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố có trang bị máy xếp hàng tự động với số lượt chờ trung bình tại một thời điểm lớn hơn 20.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Thủ tướng giao Đà Nẵng nghiên cứu lại dự án hầm chui sông Hàn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nghe báo cáo sơ bộ về dự án hầm chui sông Hàn trị giá 4.700 tỷ đồng và giao cho Đà Nẵng nghiên cứu lại để bổ sung vào quy hoạch.
Tối 8/3, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết lãnh đạo thành phố vừa báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về dự án hầm chui sông Hàn. "Thủ tướng giao Đà Nẵng nghiên cứu lại dự án để bổ sung vào quy hoạch của thành phố. Đây là dự án lớn, Thủ tướng mới nghe một giờ nên chưa hết các vấn đề", ông Thơ nói.
Chủ tịch Đà Nẵng khẳng định không có chuyện Thủ tướng chỉ đạo dừng dự án như một số thông tin đang lan truyền trên Facebook. "Đà Nẵng sẽ bổ sung quy hoạch hầm chui vượt sông Hàn theo đúng thủ tục về xây dựng cơ bản. Sau đó các bộ sẽ nghiên cứu kỹ và tham mưu cho Thủ tướng", ông Thơ nhấn mạnh.
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, Thủ tướng chưa giao thời gian cụ thể cho Đà Nẵng nghiên cứu lại dự án, nhưng việc bổ sung quy hoạch cũng cần thời gian chứ không thể nhanh chóng.
Khu vực sông Đà Nẵng dự định làm dự án hầm chui nằm giữa cầu Thuận Phước và cầu quay sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trước đó giữa tháng 6/2016, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã nghe báo cáo phương án làm hầm của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm (BRITEC- Bộ Giao thông Vận tải) với tổng chiều dài 1.315 m (trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m), quy mô 6 làn xe cơ giới. Vị trí làm hầm là cuối đường Đống Đa (quận Hải Châu) sang đường Vân Đồn (quận Sơn Trà).
Sau khi tổ chức thi tuyển quốc tế phương án công trình vượt sông Hàn, dù 6 trong 7 phương án tham gia chọn làm cầu, chiều 27/12/2016, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định phương án làm hầm thẳng(đã sửa đổi so với phương án trước) của BRITEC. Dự án có kinh phí 4.700 tỷ đồng, khoảng 210 hộ dân ở hai đầu nút vào hầm sẽ được đền bù giải tỏa để thi công.
Chủ trương làm hầm của lãnh đạo TP Đà Nẵng đang nhận ý kiến trái chiều. Nhiều chuyên gia cho rằng thành phố chưa cần thiết làm hầm vượt sông vì phải chi ra số tiền lớn, chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm rất lớn. Thay vào đó, nên làm cầu thay vì làm hầm, với chi phí khoảng 2.000 tỷ đồng, hoặc nâng cấp cầu quay hiện tại chỉ tốn khoảng 1.500 tỷ đồng.
Hiện Đà Nẵng có khoảng 1,1 triệu dân với 60.000 ôtô, 800.000 xe máy. Quãng đường 12 km từ cầu Đỏ về cầu Thuận Phước có 11 cây cầu vượt sông, với khoảng cách gần 1,1 km một công trình.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 320/CĐ-TTg giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Công điện gửi UBND TP Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nêu rõ: "Theo báo cáo của Bộ GTVT, hiện nay dự án...