Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về hộ tịch: Thuận lợi cho công dân
Từ ngày 1/8, dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 4 – Cấp bản sao trích lục hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn) được triển khai vận hành tại 12 quận và 5 huyện: Gia Lâm, Quốc Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Sau một tuần triển khai, một số đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ công dân.
Theo bà Nguyễn Minh Hương – Cán bộ tư pháp phường Láng Thượng (quận Đống Đa), trung bình mỗi tháng, bộ phận một cửa (BPMC) phường Láng Thượng tiếp nhận khoảng 10 trường hợp trích lục hộ tịch ở mức độ 3. Với các trường hợp nộp hồ sơ mức độ 4, thêm bước chuyển phát qua bưu điện, công dân được nhận kết quả tại nhà. “Trước khi triển khai, vận hành DVC trực tuyến mức độ 4, cán bộ chúng tôi đã được tập huấn bài bản, đã triển khai chạy thử phần mềm. Nếu công dân nộp hồ sơ, chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý ngay” – bà Hương chia sẻ.
Công dân thực hiện thủ tục tại bộ phận một cửa phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) ngày 7/8. Ảnh: Hồng Thái
Bà Nguyễn Thị Lụa – Phó Chủ tịch UBND phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) cho hay, trước khi triển khai vận hành DVC trực tuyến mức độ 4, quận Nam Từ Liêm đã họp với các phường triển khai, tháo gỡ các vướng mắc. Phường đã gửi thông báo đến các tổ trưởng dân phố, tuyên truyền để người dân biết thêm tiện ích này. Việc kết nối với bưu điện đã xong xuôi, thuận lợi. Đồng quan điểm, ông Vi Anh Đức – Cán bộ BPMC xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm cho biết: Chúng tôi đã mở phần mềm trước khi triển khai để kiểm tra. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch mức 4 đã có trên phần mềm, đã có nút kích hồ sơ. Do đó, khi công dân nộp hồ sơ, chúng tôi xử lý bình thường.
Theo bà Mai Thị Kim Hồng – Phó Chánh văn phòng UBND quận Hà Đông, DVC trực tuyến mức độ 4 có liên quan thêm chi phí công dân phải trả cho phía bưu điện. Đối với những trường hợp ở xa, sẽ rất tiện lợi cho công dân.
Video đang HOT
Đã tiếp nhận hồ sơ công dân
Sau một tuần triển khai, do người dân chưa quen nên có ít hồ sơ yêu cầu thực hiện DVC trực tuyến mức độ 4. Tại phường Khương Mai (quận Thanh Xuân), từ ngày 1/8 triển khai vận hành DVC trực tuyến mức độ 4 trả kết quả tại nhà đối với các thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tư pháp (Khai sinh, cấp bản sao trích lục hộ tịch, đăng ký khai tử). Phó Chủ tịch UBND phường Khương Mai Phạm Hồng Thái cho biết, phường đã niêm yết số điện thoại đường dây nóng để trả lời các thông tin vướng mắc liên quan đến giải quyết TTHC, hỗ trợ người dân thực hiện DVC trực tuyến mức độ 3, 4. Sau 1 tuần triển khai, phường đã nhận được 4 hồ sơ của công dân thực hiện DVC trực tuyến mức độ 4. Trong khi đó, bà Mai Thị Kim Hồng – Phó Chánh văn phòng UBND quận Hà Đông cho biết, tại BPMC quận Hà Đông, đường truyền ổn định, phần mềm đã được khớp nối. Sau 1 tuần triển khai, tại BPMC quận Hà Đông đã tiếp nhận 1 trường hợp đề nghị cấp bản sao trích lục khai sinh vào ngày 2/8.
Để việc triển khai thực hiện DVC mức độ 4 tại 17 quận, huyện có hiệu quả, tiến tới triển khai trên địa bàn toàn TP, lãnh đạo Sở Tư pháp cho biết, đã đề nghị các đơn vị phối hợp với phía bưu chính công ích để ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị bưu chính để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc bàn giao hồ sơ, phí, lệ phí giữa công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC với nhân viên bưu điện, giữa nhân viên bưu điện và người dân.
Theo kinhtedothi
Rút ngắn khoảng cách đô thị - nông thôn
Sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, đời sống người dân khu vực nông thôn không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân tính đến nay đã đạt 38 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, vùng ngoại thành vẫn còn một số nơi khó khăn, cần những giải pháp, hỗ trợ hữu hiệu nhằm thu ngắn khoảng cách chênh lệch với khu vực nội thành.
Sản xuất rau an toàn ở thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ) mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ảnh: Hữu Tiệp
Còn đó những trăn trở
Hiện nay, toàn thành phố còn 185/386 xã (chiếm 47,93%) chưa đạt chuẩn nông thôn mới, chủ yếu là các xã khó khăn, xa trung tâm. Những tiêu chí chưa đạt đều khó thực hiện và cần nguồn vốn đầu tư lớn như: Bảo đảm vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất trường học, cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa,... Tỷ lệ hộ nghèo ở một số huyện còn cao như: Ba Vì (4,8%), Mỹ Đức (4,24%), Chương Mỹ (3,65%), Sơn Tây (3,17%), Phú Xuyên và Ứng Hòa (3,07%)... so với mức bình quân khu vực nông thôn toàn thành phố (2,57%).
Đời sống và thu nhập bình quân đầu người của một bộ phận người dân ở vùng xa trung tâm, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu ổn định, kinh tế còn khó khăn, như tại các huyện: Ba Vì (33 triệu đồng/ người/ năm), Ứng Hòa (32,3 triệu đồng/người/năm), Mỹ Đức (34,1 triệu đồng/người/năm), Phú Xuyên (35,8 triệu đồng/ người/năm), trong khi bình quân khu vực nông thôn của thành phố là 38 triệu đồng/người/năm...
Một trong những nguyên nhân của những khó khăn trên là hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn dù đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến giao thương, phát triển kinh tế. Đơn cử, tại xã nghề may Vân Từ (huyện Phú Xuyên), nhiều tuyến đường trục xã, thôn, đường ngõ, xóm rất hẹp, chỉ từ 2 đến 4m. Môi trường một số khu vực nông thôn thuộc các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Mỹ Đức, Thanh Oai... bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ở các làng nghề chế biến nông sản hoặc nơi có hộ chăn nuôi quy mô lớn gần khu vực dân cư...
Theo Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên, trên địa bàn huyện có nhiều dự án lớn của trung ương, thành phố phải thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng với diện tích lớn hàng chục nghìn héc ta, như Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội... Các dự án khi triển khai, đi vào hoạt động sớm thì sẽ tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thế nhưng, do nguồn gốc đất đai phức tạp, cơ chế chính sách về giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, thiếu đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến trình thực hiện các dự án, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch UBND xã Song Phương (huyện Hoài Đức) Nguyễn Đức Khoa cho rằng, khó khăn trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đang là vấn đề nan giải của địa phương, do chính sách hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng thay đổi theo từng thời điểm, khiến người dân chưa đồng tình, dẫn đến nhiều dự án bị chậm thực hiện hàng chục năm... Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của địa phương.
Cần giải pháp đồng bộ
Để giải quyết những tồn tại, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú cho rằng, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh";... Đồng thời, chú trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách, chương trình, dự án phát triển nhằm bảo đảm an sinh xã hội, thoát nghèo bền vững...
Ông Phan Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai) chia sẻ: "Địa bàn xã thuộc vùng bán sơn địa nên gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi rất mong được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, giúp địa phương sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sạch với những mô hình lúa chất lượng cao, rau an toàn, VietGAP, quy hoạch vùng trồng cây ăn quả...".
Còn theo Trưởng thôn Trung, xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên) Nguyễn Văn Phong, nếu hạ tầng giao thông nông thôn được cải thiện sẽ góp phần tích cực thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế - xã hội khu vực ngoại thành. Ông Phong mong muốn các tuyến đường thôn, xã sớm được đầu tư mở rộng giúp nhiều hộ gia đình phát huy tiềm lực, mở rộng nhà xưởng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống...
Để thực hiện các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn - ngoại thành, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khuất Văn Thành cho rằng cần phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó hỗ trợ, nâng cao đời sống nhân dân khu vực ngoại thành như phát triển đa dạng các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, việc đào tạo nghề phải gắn với tạo việc làm cho người lao động. Cùng với đó, các chính sách, giải pháp giảm nghèo cần tiến hành đồng bộ, theo hướng tiếp cận đa chiều; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo.
Đồng thời phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, hình thành hệ thống cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội chuyên nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất. Đặc biệt là cần đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm nghèo bền vững; ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Ánh Dương
Theo_Hà Nội Mới
Nghệ An đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng các dịch vụ công Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có dịch vụ công. Mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Thực tế, việc đẩy mạnh thanh toán qua POS tại các...