Triển khai các phương án tiêu thụ vải thiều
Mùa thu hoạch vải đang đến gần, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các địa phương lên phương án để tiêu thụ vải thiều an toàn trong mùa dịch.
Thời gian thu hoạch vai năm nay dự kiến bắt đầu từ ngày 20-5 đến 30-7.
Chuẩn bị hai kịch bản tiêu thụ vải trong mùa dịch
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, năm nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 28 nghìn ha vải thiều, sản lượng ước đạt 180 nghìn tấn. Trong đó, hơn 200 ha vải xuất khẩu sang Nhật Bản với 30 mã vùng; 218 ha xuất khẩu sang Hoa Kỳ, châu Âu (EU) với 18 mã vùng và 15.867 ha xuất khẩu sang Trung Quốc gồm 149 mã vùng.
Do tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, UBND huyện Lục Ngạn cũng đã xây dưng kế hoạch hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều với hai phương án.
Cụ thể, phương án một khi tình hình dịch trong nước vẫn còn nhưng được kiểm soát, các hoạt động giao thương được trở lại bình thường. Với phương án này, UBND dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 114 nghìn tấn (trong đó: tiêu thụ trong nước: 51 nghìn tấn, xuất khẩu: 53 nghìn tấn); chế biến sấy khô, nước ép, đóng hộp khoảng 6.000 tấn (sấy khô: 2.000 tấn; nước ép, đóng hộp, đông lạnh: 4.000 tấn).
Video đang HOT
Phương án hai nếu tình hình dịch trong nước tiếp tục diễn ra phức tạp, UBND huyện dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 95 nghìn tấn (trong đó, tiêu thụ trong nước: 60 nghìn tấn, xuất khẩu: 35 nghìn tấn); tiêu thụ bằng hình thức khác: 25 nghìn tấn.
Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Lục Ngạn cần triển khai song song hai phương án tiêu thụ vải. Trong đó, tập trung cao cho phương án hai, quan tâm thị trường trong nước, sấy khô vải… bởi dịch bệnh diễn biến khó lường và yêu cầu Sở Công thương tỉnh Bắc Giang tham mưu giúp Lục Ngạn triển khai thật tốt phương án này.
Đồng thời, yêu cầu huyện Lục Ngạn cần bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất và tiêu thụ vải trong năm nay. Trước mắt, tập trung chăm sóc vải, hạn chế thấp nhất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, doanh nghiệp xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giao thông thông suốt. Bên cạnh đó, huyện cần tiếp tục thực hiện chương trình du lịch trải nghiệm trong mùa thu hoạch vải nhưng phải bảo đảm phòng dịch Covid-19.
Bắc Giang chuẩn bị các phương án sơ chế vải tươi để xuất xuất khẩu.
164 thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh để thu mua vải thiều
Theo thông tin từ Sở Công thương Bắc Giang, Cục Quản lý xuất nhập cảnh ( Bộ Công an) vừa đồng ý cho 164 người nước ngoài, là những thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, đàm phán và thu mua vải thiều.
Để đáp ứng đủ các điều kiện có thể tham gia thu mua vải thiều, các thương nhân Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm đúng quy định.
Theo đó, các thương nhân Trung Quốc phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 do cơ sở y tế có thẩm quyền của Trung Quốc cấp trong thời gian ba ngày.
Các thương nhân Trung Quốc cũng phải tuân thủ cách ly tập trung theo đúng quy định (không có trường hợp ngoại lệ) và được xét nghiệm vào lần khi vào và trước khi ra khỏi khu cách ly tập trung.
Tại mỗi điểm cách ly các thương nhân Trung Quốc sẽ được bố trí nhân viên y tế, công an, lễ tân phục vụ công tác kiểm soát, ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập từ người nước ngoài nhập cảnh vào thu mua vải thiều.
Được biết, năm 2021, vải thiều của Bắc Giang tiếp tục được mùa, thời gian thu hoạch vải dự kiến từ ngày 20-5 đến 30-7.
Vụ thu hoạch vải thiều năm 2020 cũng đã có 309 thương nhân Trung Quốc đến Bắc Giang đàm phán, thu mua vải thiều sau khi bắt buộc phải hoàn thành thời gian cách ly, có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 do cơ sở y tế có thẩm quyền của Trung Quốc cấp trong thời gian ba ngày.
Năm 2020 nhờ chủ động các phương án tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều nên mặc dù dịch Covid-19 tác động nặng nề nhưng tỉnh Bắc Giang vẫn thu được gần 7.000 tỷ đồng từ vải thiều và các dịch vụ liên quan, cao nhất từ trước đến nay.
Bắc Giang quy hoạch sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, tỉnh quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị bền vững.
Bắc Giang phấn đấu tốc độ tăng trưởng về sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 1,6%/năm.
Trồng khảo nghiệm giống lúa thuần J02 tại xã ức Giang, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Ảnh: NGỌC HÂN
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 là 30%; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn lĩnh vực trồng trọt khoảng 70%, chăn nuôi hơn 80%, thủy sản hơn 70%, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu.
Tỉnh Bắc Giang quy hoạch các loại cây lương thực với diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2025 là hơn 286 nghìn ha, đến năm 2030 là gần 272 nghìn ha... Theo kế hoạch, tỉnh sẽ nâng cao tỷ lệ sản xuất nông nghiệp theo quy trình, tiêu chuẩn (GAP) và tiêu chuẩn an toàn; tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo các trục sản phẩm "nhóm sản phẩm chủ lực" và "nhóm sản phẩm địa phương" nhằm khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng, của từng địa phương.
Tỉnh cũng tập trung thực hiện tốt các giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học - công nghệ; nguồn nhân lực; cơ chế, chính sách đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh (vải thiều, rau chế biến, thịt lợn, gà đồi...); hệ thống thông tin an ninh lương thực.
Thời gian qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ chăn nuôi tại Hải Dương. Nhiều biện pháp hỗ trợ người dân vừa bảo đảm sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, vừa bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả được ngành nông nghiệp Hải Dương và các địa phương trong và ngoài tỉnh tập trung triển khai.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Dương đã kết nối doanh nghiệp, thương lái trong và ngoài tỉnh, các bếp ăn nhà máy, công ty, khu cách ly, các doanh trại quân đội... Cùng với đó, kịp thời cung cấp thông tin, hỗ trợ quần áo bảo hộ, hướng dẫn lái xe ra, vào địa bàn và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho các thương lái, chủ cơ sở giết mổ gia cầm ra vào vùng phong tỏa thu mua sản phẩm chăn nuôi. Tỉnh phát động người dân cùng hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.
ể duy trì sản xuất trong bối cảnh phòng, chống dịch, UBND tỉnh Hải Dương đề nghị chính quyền các địa phương trong tỉnh, các cơ quan chuyên môn tăng cường hỗ trợ vận chuyển thức ăn, thuốc thú y bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch cho các trang trại để duy trì các hoạt động chăn nuôi; tập trung chỉ đạo các hợp tác xã, hiệp hội chăn nuôi, hộ chăn nuôi duy trì sản xuất trên cơ sở an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ, kết nối giao thương để sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng trong các chuỗi tiêu thụ lớn như Vinmart, BigC,...
Bình Dương thu hút được 472 triệu USD đầu tư nước ngoài Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ước đạt 11 tỷ 174 triệu USD, mức xuất siêu đạt gần 3 tỷ USD. Về đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm toàn tỉnh thu hút được 472 triệu USD. Đồng chí Nguyễn Hoàng Thao phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ngày 28/...