Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế được dự báo có nhiệt độ trung bình tháng thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1,0 độ C, các đợt rét đậm, rét hại xảy ra có khả năng kéo dài từ 5 – 7 ngày.
Để kịp thời ứng phó với các tình huống thời tiết bất thường xảy ra, nhất là rét đậm, rét hại, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại gây ra cho cây trồng, vật nuôi, UBND tỉnh đã có công điện về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cấp bách phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2020 – 2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh kịp thời thông tin về diễn biến thời tiết rét đậm, rét hại theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Đài khí tượng Thủy văn Thanh Hóa.
UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo, tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng, chống, rét cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là đàn gia súc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan và bị động trong việc phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn quản lý. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu trên địa bàn để thông tin kịp thời cho người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, rét cho cây trồng, vật nuôi.
Video đang HOT
Thành lập ngay các đoàn công tác để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống, rét trên địa bàn, nhất là tại khu vực vùng cao, biên giới, những nơi có nguy cơ đàn vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét; giao trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở và trưởng các thôn, bản phối hợp với các đoàn thể huy động nguồn lực tại chỗ, bám sát địa bàn, khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi.
Tập trung hướng dẫn các hộ chăn nuôi dự trữ thức ăn cho vật nuôi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến cải thiện dinh dưỡng thức ăn cho vật nuôi; sửa chữa, làm mới và che chắn chuồng nuôi, đảm bảo giữ ấm cho vật nuôi, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt chuồng nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại; tăng cường chế độ chăm sóc để nâng cao sức đề kháng dịch bệnh và sức chống chịu với giá rét; tập trung lực lượng xuống các thôn, bản tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân vào những ngày giá rét không chăn thả và bắt gia súc làm việc sớm, về muộn, đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C cần nuôi nhốt gia súc tại chuồng.
Phối hợp chặt chẽ với các công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi, các xí nghiệp thủy nông trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ làm thủy lợi mùa khô, kết hợp các biện pháp công trình đảm bảo phục vụ sản xuất; điều tiết đủ nguồn nước phục vụ làm đất, gieo mạ, chống rét và chăm sóc cho mạ; khẩn trương thu hoạch cây trồng vụ Đông đã chín và triển khai phương án sản xuất vụ Xuân theo đúng hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chủ động bố trí nguồn ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ bị thiệt hại do bão lũ vừa qua để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn vật nuôi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi tại các địa phương. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và công tác phòng, chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh
Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống đói, rét tại các địa phương, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Chủ động bảo vệ đàn gia súc, giảm thiệt hại do rét đậm, rét hại
Để chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Trong những ngày gần đây, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại có thể kéo dài, khiến nhiệt độ giảm sâu. Tại nhiều địa phương vùng sâu, xa, biên giới của tỉnh Hà Giang chìm trong giá rét, nhiều xã biên giới ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần, nhiệt độ vào ban đêm và sáng sớm có nơi xuống đến -1 độ, -2 độ C và đã xuất hiện băng tuyết, sương muối. Để chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Cán bộ huyện Mèo Vạc (Hà Giang) trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc. Ảnh: Minh Đức/TTXVN phát
Là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) có độ cao trên 1.600 m so với mặt nước biển, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, mùa đông rét đậm, rét hại kéo dài. Những ngày gần đây, huyện Mèo Vạc chìm trong giá rét kèm theo mưa nhỏ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đàn gia súc. Nhằm chủ động phòng, chống rét, đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông và các xã, thị trấn trên địa bàn cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.
Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Huyện Mèo Vạc hiện có trên 86.440 con gia súc, để đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, UBND huyện đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như: Thành lập tổ chỉ đạo phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc; phân công các thành viên, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc. Các cơ quan chức năng của huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho gia súc; tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương như thân cây ngô, bao tải để che chắn chuồng trại.
Đặc biệt, khi rét đậm rét hại, nhiệt độ xuống thấp, hướng dẫn bà con không thả rông và không chăn thả gia súc, tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già yếu, gia súc non, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. Các cơ quan chức năng của huyện cũng tuyên truyền cho người dân cách chăm sóc diện tích cỏ, chế biến thức ăn gia súc theo phương pháp ủ chua, phơi khô; thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tránh phát sinh dịch bệnh...
Ý thức việc bảo vệ đàn gia súc của gia đình trong những ngày rét đậm rét hại này, gia đình anh Thào Mí Chơ ở xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc đã thực hiện tốt phòng, chống rét cho đàn gia súc. Hiện gia đình anh có đàn bò gồm 6 con, trong những ngày rét đậm rét hại, nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, gia đình anh đã không thả rông đàn bò mà nuôi nhốt ở trong chuồng trại, bổ sung thêm thức ăn cho bò như cho ăn thêm cỏ tươi, uống nước ấm pha thêm một chút muối. Gia đình ủ chua cỏ, mua bạt và lấy thân cây ngô khô về che chắn chuồng trại bảo vệ đàn gia súc.
Trong những ngày này, huyện Xín Mần cũng triển khai khẩn trương nhiều biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Xín Mần thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ các hộ gia đình, kiểm tra đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Đội ngũ cán bộ thú y các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình sức khỏe vật nuôi, vận động nhân dân không cho trâu bò cày kéo, chăn thả tự do nhất là những ngày nhiệt độ giảm sâu, tăng cường thêm thức ăn cho gia súc so với ngày thường; che chắn chuồng trại, sưởi ấm và làm áo khoác giúp gia súc giữ ấm, tăng khả năng chống rét.
Theo ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, Hà Giang hiện có gần 123.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn gia súc gần 300.000 con. Để bảo vệ tốt đàn gia súc trong mùa đông, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo 11 huyện, thành phố vận động người dân xây dựng chuồng trại kiên cố, đảm bảo giữ ấm cho gia súc. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng cỏ nhằm cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc.
Hiện UBND 11 huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cho người dân ký cam kết thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn và phòng chống đói rét cho gia súc trong vụ Đông Xuân 2020 - 2021. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có gần 100% số hộ chăn nuôi đã dựng được chuồng trại chăn nuôi; trong đó có trên 80% chuồng trại kiên cố. Toàn tỉnh đã trồng được khoảng 30.000 ha cỏ Goatemala và cỏ voi, cộng với lượng thức ăn là tinh bột đảm bảo lượng thức ăn dự trữ cho đàn gia súc trong mùa đông này.
Theo dự báo, tình hình thời tiết trong những ngày tới, băng tuyết, sương muối và rét đậm rét hại vẫn còn tiếp diễn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang khuyến cáo các gia đình có vật nuôi tùy vào tình hình thực tế cần lên phương án và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.
TP.HCM, Sơn La và Bà Rịa - Vũng Tàu bổ nhiệm nhân sự mới TP.HCM và các tỉnh Sơn La, Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đồng loạt triển khai công tác nhân sự tại địa phương, theo đó điều động, bổ nhiệm một số cán bộ, lãnh đạo mới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thủy trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Đại Phong (Ảnh: Báo Sơn La) Ngày 8/1, Sở Thông tin...