Triển khai bác sĩ gia đình tại 8 tỉnh, thành phố
Từ ngày 15/7/2014, mô hình bác sĩ gia đình trong đó khám cho cả người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thí điểm triển khai tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đây là nội dụng được quy định tại Thông tư hướng dẫn thí điểm về Bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình mà Bộ Y tế vừa ban hành.
Ảnh minh họa.
Theo Thông tư, 8 tỉnh thành phố là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang là những địa phương đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình bác sĩ gia đình. Trong đó thực hiện khám cho cả người có thẻ bảo hiểm y tế.
Video đang HOT
Theo đó, bác sĩ gia đình có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, hộ gia đình; Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật; Cấp cứu, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng với phạm vi chuyên môn được phép; Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ…
Bác sĩ gia đình là người được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình. Bác sĩ gia đình có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục, lồng ghép và phối hợp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng; tư vấn sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ và các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Theo quy định, phòng khám bác sĩ gia đình phải có hồ sơ quản lý toàn diện về sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình; đồng thời, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cá nhân của người đăng ký quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Phòng khám bác sĩ gia đình có thể là phòng khám tư nhân độc lập do cá nhân bác sĩ gia đình thành lập và đăng ký hoạt động; hoặc cũng có thể thuộc phòng khám đa khoa tư nhân. Ngoài ra, cũng có mô hình phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa hay trạm y tế xã cũng có thể lồng ghép, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình nếu bảo đảm những điều kiện nhất định. Nếu phòng khám là của cơ sở công lập thì giá dịch vụ khám chữa bệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tư nhân được quyền quyết định giá nhưng phải niêm yết công khai.
Theo Bộ Y tế, bác sĩ gia đình hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục, có tính cộng đồng cao bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mãn tính.
Đề án bác sĩ gia đình là một trong những hoạt động Bộ Y tế kỳ vọng giúp giảm tải tại các bệnh viện. Hệ thống phòng khám này cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Theo Vnmedia
Ủng hộ 200 triệu đồng tiếp sức ngư dân bám biển
Ngày 30-5, Quỹ Trái tim nhân hậu của Tập đoàn Nam Cường đã khởi động Dự án tài trợ mổ tim cho trẻ em nghèo và đầu tư giáo dục cho thế hệ tương lai.
Theo đó, năm 2014, nhân kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn, Quỹ sẽ tài trợ mổ tim cho 30 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn cả nước, đồng thời đầu tư cho tương lai các em nhỏ bằng các hoạt động khuyến học, dạy nghề, hỗ trợ phương tiện học tập cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi...
Cùng với đó, Quỹ Trái tim nhân hậu quyết định ủng hộ 200 triệu cho chương trình tiếp sức ngư dân bám biển. Đại diện Tập đoàn Nam Cường cho biết, thông qua những món quà gửi tới con em ngư dân biển đảo, cán bộ, công nhân viên Nam Cường muốn góp chút sức mình vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Quỹ Trái tim nhân hậu do Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Cường - bà Lê Thị Thúy Ngà thành lập tháng 8-2009 với mục tiêu đóng góp vào các hoạt động cộng đồng, chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội. Nhiều dự án đã được Quỹ cùng tập thể cán bộ nhân viên Nam Cường chung tay, góp sức thực hiện như: dự án xây trường THPT Vĩnh Hòa (tỉnh Kiên Giang); xây dựng trung tâm y tế xã Thống Nhất (tỉnh Nam Định); xây dựng cầu vượt sông Pô Kô; tài trợ mổ mắt cho người nghèo; và hàng trăm chuyến xe thiện nguyện âm thầm đi đến những nơi khó khăn...
Từ Bắc vào Nam, dấu chân mang sắc đỏ Nam Cường đã đến với nhiều vùng đất đem theo những món quà của sự sẻ chia và đồng cảm.
Bà Lê Thị Thúy Ngà - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Cường khởi động dự án của Quỹ Trái tim nhân hậu năm 2014
Bà Lê Thị Thúy Ngà - Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường cho biết: "Sinh thời, bên cạnh những bộn bề công việc, cố Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường - doanh nhân Trần Văn Cường vẫn dành trọn trái tim yêu thương cho những hoàn cảnh kém may mắn. Quỹ Trái tim nhân hậu ra đời trong ước mơ giản dị của ông hướng về Thế giới bình yên, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Trong di chúc trước lúc đi xa, ông nhấn mạnh Tập đoàn sẽ dành một phần từ lợi nhuận từ kinh doanh cho hoạt động thiện nguyện".
Với vai trò cố vấn chuyên môn cho dự án mổ tim, PGS.TS Bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Hiện có khá nhiều trẻ em khó khăn trên cả nước bị bệnh tim và cần sự trợ giúp về y tế. Tôi rất cảm động khi trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, Tập đoàn Nam Cường vẫn dành thời gian và ngân sách để chia sẻ khó khăn nhiều gia đình và mang lại cuộc sống tươi đẹp hơn cho các em nhỏ kém may mắn".
Theo ANTD
Thêm cái nhìn toàn diện về biển đảo quê hương Sức mạnh của một bức ảnh hơn cả vạn lời, đã có 112 bức ảnh tại triển lãm "Chủ quyền biển đảo của Việt Nam" cùng góp tiếng nói phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông và khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa. Chiến sỹ tàu HQ 571...