Triển khai 6 chương trình phát triển giống phục vụ nông nghiệp
Năm 2020, Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang đã triển khai thực hiện 6 chương trình phát triển giống và dịch vụ phục vụ nông dân trong, ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Trường Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang, cho biết: Công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất và cung ứng giống nông nghiệp, đơn vị tập trung chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng gạo tốt. Trung tâm đã gửi khảo nghiệm quốc gia về giá trị canh tác và sử dụng 2 giống lúa mới có triển vọng GKG31 và GKG42. Trong năm, được Cục Trồng trọt quyết định công nhận lưu hành 2 giống lúa GKG5 và GKG24.
Trình diễn giống lúa mới, có triển vọng do đơn vị chọn tạo như: GKG5, GKG9, GKG35 được trên 20 điểm, tại các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ. Kết quả các giống GKG này khá phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, cho năng suất cao.
Sản xuất lúa giống cấp siêu nguyên chủng để chủ động nguồn giống tại các trại theo quy định. Trung tâm còn hợp tác sản xuất và tiêu thụ lúa giống cấp xác nhận 1 tại các Hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân.
Trung tâm Giống NLNN Kiên Giang tập trung chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng gạo tốt. Ảnh: Trung Chánh.
Kết quả trong năm đã thu mua được 3.375 tấn lúa giống cấp xác nhận 1 và cung ứng được 4.458 tấn lúa giống các cấp. Trong đó, chủ yếu là các giống có năng suất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chống chịu sâu bệnh khá, thích với với các điều kiện sinh thái tại địa phương, như: GKG1, OM5451, OM18, OM2517, OM4900, Jasmine 85, ĐS1…
Video đang HOT
Ngoài ra, Trung tâm còn cung ứng các loại giống cây ăn trái, hoa, cây kiểng, dừa dứa… với số lượng hàng chục ngàn cây các loại phục vụ nhà vườn. Sản xuất và cung ứng gạo chất lượng cao, nhằm giới thiệu, quảng bá giống lúa, tạo thương hiệu của đơn vị.
Bí thư Thái Nguyên: Chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá
Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, cần chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chia sẻ với VietNamNet trước thềm Đại hội XIII, PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên bày tỏ sự quan tâm đến định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được đề ra trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII.
Đó là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cơ hội và thách thức
Dẫn lại Nghị quyết số 52 ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cho rằng, điều này thể hiện ý chí mạnh mẽ của hệ thống chính trị, là yếu tố then chốt thúc đẩy chuyển đổi số.
PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên
Theo bà Hải, chuyển đổi số là xu hướng phát triển mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, các ngành, các địa phương, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là, hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ; nhiều doanh nghiệp của tỉnh còn chưa chủ động tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại; quy mô kinh tế số còn nhỏ;
Chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin thấp; số doanh nghiệp công nghệ thông tin phục vụ quá trình chuyển đổi số chưa nhiều...
Từ thực tiễn địa phương, bà Nguyễn Thanh Hải cho hay, Thái Nguyên xác định cần chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
"Nghị quyết đầu tiên trong chương trình công tác của BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ mới chính là Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nói.
Bà Hải cho biết, nghị quyết được BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thông qua vào ngày 31/12/2020 vừa qua, với mục tiêu phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố và năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Năm 2025, Thái Nguyên có trên 700 doanh nghiệp số
Các giải pháp cụ thể tỉnh sẽ thực hiện là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Tỉnh đặt ra yêu cầu đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; tiên phong, đi đầu trong việc chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương, đơn vị.
Thái Nguyên xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 700 doanh nghiệp số.
Đại hội XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2. Ảnh: Phạm Hải
Cùng với đó, bà Nguyễn Thanh Hải cho biết, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin; xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2025 phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
Ngoài ra, Thái Nguyên cũng xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên. Triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2025 trên thiết bị di động thông minh.
Cùng với đó là thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Đổi mới sáng tạo để giải bài toán năng suất: Giải pháp căn cơ Nâng cao năng suất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Việt Nam chuyển sang hướng nền kinh tế đổi mới. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của một số nước ASEAN theo sức mua tương đương. Nguồn: TTX Để làm được điều này, Việt Nam cần chú...