Trích xuất camera làm rõ “đường đi” của bình khí xuyên thủng ô tô
Sáng ngày 11/4, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Công an phường Thanh Xuân Trung ( quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đang tích cực trích xuất camera, điều tra, làm rõ vụ chiếc bình khí không rõ từ đâu rơi vào chiếc xe ô tô đang lưu thông trên đường Nguyễn Trãi chiều ngày hôm qua (10/4).
Chiếc bình khí “từ trên trời rơi xuống” đâm thủng kính xe chiếc Huyndai i10 khiến nhiều người vô cùng kinh hãi.
Theo vị lãnh đạo Công an phường Thanh Xuân Trung, ngay sau khi sự việc hy hữu trên xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, lấy lời khai của những người liên quan làm cơ sở truy tìm nguồn gốc chiếc bình khí.
“Chúng tôi đang tạm giữ chiếc bình khí do đây là tang vật vụ việc, lực lượng chức năng cũng đang tích cực tiến hành trích xuất camera của người dân sống xung quanh khu vực xảy ra vụ việc để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Khi nào điều tra xong thì chúng tôi sẽ thông tin đến báo chí sau” – vị lãnh đạo Công an phường Thanh Xuân Trung cho biết.
Khi được hỏi về khả năng bình khí có phải từ công trường thi công đường sắt trên cao rơi xuống hay không, vị lãnh đạo Công an phường Thanh Xuân Trung cho biết, hiện tại vẫn chưa thể xác định nguồn gốc bình khí đó rơi từ đâu hoặc xuất phát từ đâu mà lại đâm thủng kính chiếc ô tô con. Lực lượng chức năng sẽ tích cực điều tra để làm rõ nguyên nhân sự việc.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng đang tích cực tiến hành trích xuất camera để truy tìm nguồn gốc chiếc bình khí đâm thủng kính sau chiếc ô tô. (Ảnh: Trần Thanh).
Trước việc bình khí từ “trên trời rơi xuống”, ngày 11/4, ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) – khẳng định, bình khí này không phải từ dự án đường sắt trên cao.
Cũng trong ngày hôm nay, trên mạng xã hội loan thông tin chiếc bình khí này do một thanh niên đi xe máy chở trên đường, do bất cẩn để bình văng ra và bắn vào ô tô. Tuy nhiên thông tin này hiện vẫn chưa được kiểm chứng.
Như Dân trí đã đưa tin, vào khoảng 12h20 trưa ngày 10/4, một chiếc xe ô tô hiệu Huyndai i10 chở 3 người đang di chuyển trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) hướng Nguyễn Trãi – ngã tư Khuất Duy Tiến thì bất ngờ bị một bình ôxy công nghiệp không rõ từ đâu rơi xuống đâm vỡ toác kính sau.
Anh B.V.T. – 1 trong số 3 người ngồi trên chiếc xe ô tô cho biết, bản thân anh đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể hoàn hồn.
Anh kể, thời điểm xảy ra sự việc là khoảng 12h20 hôm nay. “Lúc này tôi cùng với 2 người nữa đang ngồi trên xe, tôi ngồi hàng ghế sau, khi xe vừa di chuyển được khoảng 100m trên đoạn đường Nguyễn Trãi hướng ngã tư Khuất Duy Tiến thì bất ngờ nghe thấy một tiếng bùm, quay lại thì đã thấy chiếc bình ôxy đâm thẳng từ phía ngoài vào trong xe, cửa kính xe thì vỡ vụn. Lúc này tôi như mất hết hồn hết vía” – anh T. kể.
Cũng theo anh T., ngay sau khi xảy ra sự việc, anh đã rời khỏi hiện trường. Anh không biết bình ôxy từ đâu rơi xuống.
Lãnh đạo Công an phường Thanh Xuân Trung cũng cho biết, vụ việc không khiến ai bị thương, hiện vẫn chưa xác định được chiếc bình khí này từ đâu rơi xuống và chủ xe cũng không có ý kiến gì.
Trần Thanh
Theo Dantri
Cần 5 tỷ USD xây tuyến đường sắt nối TPHCM với thủ phủ miền Tây
Sau 5 năm nghiên cứu, dự án đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ được xác định cần 5 tỷ USD (khoảng 112.000 tỷ đồng) để đầu tư. Tuyến dài 139km, đi qua 5 tỉnh thành, kết nối TPHCM với thủ phủ miền Tây Nam bộ.
Viện khoa học và công nghệ Phương Nam cho biết, sau 5 năm nghiên cứu, dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ đã cơ bản hoàn thành hồ sơ dự án khả thi.
Đại diện 5 tỉnh thành (TPHCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ) có tuyến đường sắt đi qua đã thống nhất hướng tuyến mới do đơn vị nghiên cứu đề xuất. Tuyến sẽ cập theo đường bộ cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, theo hướng ngoại vi các đô thị hiện hữu.
Tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương dọc tuyến (ảnh minh họa)
Hướng tuyến mới rút ngắn còn 139km từ ga đầu Tân Kiên (TPHCM) đi qua các ga thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và ga cuối là Cảng Cái Cui TP Cần Thơ. Đây là tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, là khổ hiện đại dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới hiện nay.
Theo Viện khoa học - công nghệ Phương Nam, hơn một năm qua, đơn vị đã làm việc với 15 nguồn vốn ngỏ ý hợp tác đầu tư và đã chọn nhà đầu tư Canada là Quỹ Morfund. Hai bên chọn mô hình hợp tác PPP (hợp tác công tư) và đã trình bày với UBND TPHCM.
Mới đây, Viện khoa học - công nghệ Phương Nam đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với quỹ Morfund, quy mô vốn đầu tư là 6,3 tỷ đô la Canada (tương đương 5 tỷ USD, 112.000 tỷ đồng. Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành các bước kế tiếp đầu tư tài chính cho dự án.
Đơn vị nghiên cứu cho biết sẽ tiến hành thủ tục báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội trong năm 2018. Dự án đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ được kỳ vọng giải quyết bài toán giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua.
Quốc Anh
Theo Dantri
Việt Nam sẽ xây dựng đường sắt tốc độ cao trong 2 năm tới? Theo định hướng nghiên cứu hoàn thiện tiền khả thi Dự án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao, đến năm 2020 nghiên cứu phương án xây dựng mới, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ưu tiên đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang. Giai đoạn 2020 -2030, triển khai xây dựng thực tế đường...