Trị viêm khớp bằng trà xanh
Một hợp chất trong trà xanh có thể mở ra liệu pháp mới điều trị chứng viêm khớp dạng thấp mà không quá tốn kém.
Trà xanh tốt cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington State (Mỹ) nghiên cứu ở động vật bị viêm khớp dạng thấp như ở con người.
Sau 10 ngày điều trị bằng hợp chất epigallocatechin-3-gallate ( EGCG), một phân tử có tính chất kháng viêm trong trà xanh, tình trạng sưng ở mắt cá chân ở vật thí nghiệm giảm rõ rệt.
“Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện khá đắt tiền, ức chế miễn dịch và đôi khi không thích hợp để sử dụng lâu dài”, Trưởng nhóm nghiên cứu Salah-uddin Ahmed cho biết.
Đồng thời, ông chia sẻ thêm EGCG từ trà xanh có tiềm năng lớn trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả mà không ức chế các chức năng tế bào khác.
Công trình nghiên cứu trên được công bố trên chuyên san Arthritis and Rheumatology.
Mai Duyên
Theo Thanhnien
Bàn chân 'tố cáo' sức khỏe của bạn
Tình trạng bàn chân có thể tiết lộ nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Video đang HOT
Hãy nghĩ tới bệnh gout khi ngón chân cái bị sưng, đau - Ảnh: Shutterstock
Ngón chân cái to bất thường có thể bị gút
Hãy nghĩ tới bệnh gout khi bạn bị sưng, đau, phồng ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do sự tích tụ acid uric tạo thành những tinh thể hình kim, nhất là khi trời lạnh, khiến các khớp sưng tấy. Ngón chân cái là phần xa tim nhất, do vậy bị tác động nhiều nhất. Dấu hiệu sớm của bệnh gout là buổi sáng ngủ dậy người bệnh thường thấy ngón chân cái đau, sưng, tấy đỏ.
Gout có thể là kết quả của việc thừa cân, do một số loại thuốc, chế độ ăn quá nhiều đạm hoặc cũng có thể do di truyền. Để tránh điều này, bạn nên quan tâm hơn về khẩu phần ăn của mình, đồng thời, đi khám bác sĩ nếu ngón chân quá đau.
Chân lạnh liên quan đến suy giáp
Nguyên nhân của chân bị lạnh có thể là do tuyến giáp bị suy yếu. Bên cạnh đó, bàn chân và các ngón chân luôn luôn lạnh cũng có thể là do vấn đề tuần hoàn máu trong cơ thể kém. Ngoài ra, các tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường do không kiểm soát được đường huyết, thiếu máu cũng làm cho đôi chân cảm thấy lạnh.
Những dấu hiệu thường gặp của suy giáp là mệt mỏi, tăng cân, đau nhức cơ bắp và trầm cảm. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu này, nên đi khám bác sĩ cho chắc ăn.
Một vết loét không lành là triệu chứng chính của bệnh tiểu đường loại 2 - Ảnh: Shutterstock
Chân loét hay bị tê là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Tê hoặc mất cảm giác xung quanh bàn chân hay xuất hiện một vết loét đỏ không lành là triệu chứng chính của bệnh tiểu đường loại 2. Theo Healthmeup, việc tê dai dẳng và hay ngứa ran ở ngón chân có thể là một dấu hiệu của tổn thương thần kinh ngoại vi liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét nghiêm trọng và đòi hỏi phải dùng kháng sinh lâu dài, trong trường hợp nặng, có thể phải cắt bỏ. Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường là khát dai dẳng, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi và giảm cân.
Móng chân trũng xuống do thiếu sắt
Nếu thấy móng chân có dấu hiệu bị lõm xuống như hình chiếc muỗng, bạn có thể đang thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên do các tế bào máu không có đủ hemoglobin, một loại protein giàu sắt trong huyết cầu có chức năng đưa khí ôxy đến cơ thể.
Tình trạng xuất huyết nội (viêm loét bên trong cơ thể) hoặc mất nhiều máu trong những ngày "đèn đỏ" cũng dẫn tới thiếu máu. Bạn cũng có thể nhận biết bệnh thiếu máu do thiếu sắt qua các triệu chứng như da và nền móng ở cả ngón tay và ngón chân tái nhợt, mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
Ngón chân không có lông chỉ ra các bệnh về mạch máu
Không ai muốn chân đầy lông, nhưng nếu ngón chân hoàn toàn không một cọng lông nào có thể là một vấn đề.
Khi tim giảm khả năng bơm máu đến các chi do chứng bệnh xơ vữa động mạch (thành động mạch tích tụ mỡ làm cản trở dòng máu), cơ thể phải ưu tiên sử dụng nguồn máu nên lông ở bàn chân bị mất nguồn sống.
Ngón chân không có lông chỉ ra các bệnh về mạch máu - Ảnh: Shutterstock
Ngón chân dày liên quan đến bệnh phổi
Hiện tượng đầu các ngón chân dày lên, móng thường cong tròn từ đầu xuống, đó là dấu hiệu bạn mắc bệnh phổi, nhưng cũng có thể do các căn bệnh như tim, gan, rối loại tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng.
Nếu tiền sử gia đình nhiều người có hình dạng móng chân như vậy thì bạn được xếp vào loại có tính di truyền mà không hề liên quan đến các bệnh lý kể trên.
Đau khớp ngón chân có thể bị viêm khớp dạng thấp
Các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân thường là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi tình trạng tự miễn dịch này. Hậu quả là khớp ngón sẽ không di chuyển dễ dàng như bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài vài giờ trước khi thuyên giảm.
Viêm khớp dạng thấp làm tổn hại đến chất dịch trong khớp xương, khiến khớp sưng húp,và các ngón chân thường trở nên rất nhạy cảm. Theo thời gian, ngón chân có thể bị tổn thương phần sụn và khớp, dẫn đến mất cử động và gây đau đớn.
Móng méo mó và nhợt nhạt có thể do bệnh vẩy nến
Bệnh vảy nến là nguyên nhân hàng đầu khiến móng chân có hình dạng trên. Bệnh vẩy nến ảnh hưởng từ 1 - 2% dân số, và có thể liên quan đến stress, thuốc men hoặc di truyền. Đặc biệt, hơn nửa số bệnh nhân bị chứng da liễu này sẽ có móng chân vặn vẹo.
Những triệu chứng khác của bệnh vẩy nến gồm có da bong tróc, nhiễm trùng với các mảng da dày, màu trắng, bạc hoặc đỏ.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Diệt khuẩn bằng thực phẩm Một số thực phẩm có thể giúp giảm tình trạng viêm, có đặc tính chống vi khuẩn và tăng cường lưu thông máu, từ đó đẩy lùi được nhiều loại bệnh. Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất kháng viêm - Ảnh: Shutterstock Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất kháng viêm chữa lành tình trạng viêm trong cơ thể. Bạn có thể ăn khoai...