Trí tuệ nhân tạo trở thành tiền đồn trong xung đột Nga – Ukraine
Chiến tranh là điều khủng khiếp, nhưng nó thường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thử nghiệm công nghệ mới.
Chiến tranh là điều khủng khiếp, nhưng nó thường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thử nghiệm công nghệ mới. Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cho thấy vai trò của trí tuệ nhân tạo (A.I) ngày càng rõ rệt.
Vũ khí tự động tích hợp A.I
Các tổ chức dân sự và chuyên gia nghiên cứu A.I những năm gần đây ngày càng lo ngại về sự ra đời của các hệ thống sát thương tự động, với sự hỗ trợ của công nghệ A.I, có khả năng kích hoạt chọn mục tiêu và tiêu diệt đối phương mà không cần sự giám sát trực tiếp của con người. Điều này dẫn đến một nỗ lực tại Liên hợp quốc nhằm ngăn chặn, hoặc ít nhất là hạn chế các hệ thống vũ khí như vậy. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận tới nay vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển.
Trong khi đó, tốc độ phát triển các vũ khí tự động vẫn tiếp tục với nhịp độ ngày càng dồn dập. “Cơn ác mộng tồi tệ nhất” gây ra bởi các máy bay không người lái (drone) trong cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa xảy đến. Nhưng có một điều chắc chắn, cả 2 bên đều đang triển khai các vũ khí tự động có sự hỗ trợ của A.I, ít nhất là theo một khía cạnh nào đó.
Phía Ukraine đang sử dụng các drone TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, có tính năng cất/hạ cánh và hành trình tự động, dù vẫn phụ thuộc vào binh sỹ điều khiển để quyết định thời điểm thả bom dẫn đường bằng laser. Trong khi đó, Lantset, mẫu drone với các tính năng tự động của Nga, được cho là đã triển khai tại Syria và giờ là Ukraine. Về mặt kỹ thuật, Lantset là một loại “đạn chờ” được thiết kế để tấn công xe tăng, các đoàn xe cơ giới hay đám đông bộ binh. Sau khi được phóng ra, nó sẽ bay quanh khu vực địa lý được lập trình từ trước cho tới khi phát hiện ra mục tiêu và lao xuống tấn công, kích nổ đầu đạn mang theo.
Video đang HOT
Ngày 6/3, cố vấn văn phòng Tổng thống Ukraine đăng bài viết kèm bức hình ngoài trời của Trung tâm An ninh và Gìn giữ hòa bình quốc tế (IPSC), khu vực tập trung và huấn luyện các binh lính “tình nguyện” tham gia cuộc chiến. 1 tuần sau, toàn bộ IPSC lĩnh trọn hàng chục tên lửa hành trình thông minh của Nga. Các thuật toán dùng A.I phân tích hình ảnh, xác định vị trí mục tiêu và dẫn đường cho các loại vũ khí thông minh, đã dần trở nên phổ biến tại chiến trường các nước.
Ngoài ra, còn phải kể tới Altius RU, hệ thống vũ khí tích hợp A.I mới nhất của Moscow, gồm các drone có khả năng hoạt động độc lập và tương tác với máy bay chiến đấu SU-57. Altius là đối trọng của RQ-4 Global Hawk do Mỹ phát triển, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ do thám có vũ trang. Quân đội Nga còn tích hợp các nơron trí tuệ nhân tạo vào thiết bị mặt đất không người lái có tên Marker để tiến hành các hoạt động hỗn hợp trên chiến trường.
Chiến tranh thông tin, nhận diện người chết
Không chỉ vậy, A.I có thể giúp phân tích một lượng lớn thông tin tình báo nguồn mở do người dân trực tiếp đăng tải công khai tại Ukraine, thông qua các video TikTok hay các bài đăng trên Telegram liên quan việc bố trí đội hình quân sự và thời điểm, diễn biến của các cuộc tấn công.
Các thuật toán truyền thông xã hội như TikTok đang chiếm vị trí trung tâm trong cuộc chiến thông tin này. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi khi đồng thời có thể khuếch đại nội dung sai lệch, chẳng hạn với các video cắt ghép từ trong trò chơi điện tử nhìn y hệt như hình ảnh thực tế, hàng triệu người có thể sẽ bị “dắt mũi”.
Nhiều người lo ngại kỹ thuật trí tuệ nhân tạo như “deepfake” (công nghệ tạo ra hình ảnh, âm thanh giả giống thực tế), sẽ thúc đẩy các chiến dịch lan truyền tin giả của cả 2 phe. Thế nhưng, các hệ thống machine-learning (máy học) cũng đã phát triển khả năng phát hiện các sản phẩm nhân tạo như trên, từ đó được ứng dụng nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch. Tới nay, phần lớn các nền tảng truyền thông xã hội đều đã triển khai các hệ thống này.
Chiến tranh, chính là môi trường thử nghiệm hoàn hảo nhất cho vũ khí hay công nghệ mới. Trong kỷ nguyên số, dữ liệu trở thành một nguồn tài nguyên quý giá, vũ khí tự hành chỉ là một ứng dụng nhỏ mà A.I có thể tham gia vào. Bản thân công nghệ này chính là nền tảng để mở rộng quy mô khai thác, phân tích dữ liệu và thực hiện các nhiệm vụ chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.
Clearview A.I, công nghệ nhận diện khuôn mặt gây tranh cãi, đã được triển khai tại Ukraine. Giám đốc điều hành Clearview nói rằng, công nghệ này có thể hỗ trợ Kiev xác định danh tính nạn nhân thiệt mạng, gỡ bỏ thông tin sai lệch và phát hiện các gián điệp, khi sử dụng kho dữ liệu hơn 2 tỷ hình ảnh lấy từ mạng xã hội VKontakte của Nga. Nhưng đó mới chỉ là 1 phần trong cơ sở dữ liệu hơn 10 tỷ bức hình của công ty khởi nghiệp trụ sở tại Mỹ này.
Sau thuốc súng và vũ khí hạt nhân, có thể trí tuệ nhân tạo sẽ đưa chiến tranh bước vào cuộc cách mạng lần thứ 3?
AI được "thả rông", điều gì sẽ xảy ra với con người?
"Netflix biết bạn muốn xem gì, Amazon biết bạn sẽ bỏ tiền vào đâu. Sau 10 hoặc 20, 30 năm nữa, các thuật toán như vậy có thể cho biết bạn học đại học nào, làm việc ở đâu", Yuval Harari cho biết.
Yuval Harari - một nhà triết học và đồng thời là tác giả sách "best seller" đang kêu gọi quy định toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) để dữ liệu của con người không thể bị đánh cắp bởi các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Ông chỉ ra rằng Thung lũng Silicon ở Mỹ và Trung Quốc dường như đều đang trong một cuộc chạy đua để phát triển công nghệ bằng cách sử dụng các thuật toán nhằm thu thập, phân tích dữ liệu cá nhân của con người.
Theo lập luận của Yuval Harari, các ứng dụng như Instagram và WhatsApp đã bán được hàng tỷ USD cho các nhà đầu tư không phải vì chúng tạo ra doanh thu, mà vì chúng cho phép chủ sở hữu kiểm soát nguồn dữ liệu khổng lồ. Ông thậm chí so sánh việc thu thập dữ liệu với khái niệm "Bức màn sắt" thời Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là các dữ liệu thời nay có thể cho phép thao túng thị trường tài chính toàn cầu, Yuval Harari cho biết.
Yuval Harari cảnh báo nguy cơ AI và thu thập dữ liệu nằm ngoài kiểm soát.
Trả lời đài CBS trong một buổi phỏng vấn truyền hình, tác giả sách "best seller" gợi ý rằng phạm vi tiếp cận của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cho phép dữ liệu con người nằm trong tay của một số ít "ông lớn".
"Đại dịch đã hậu thuẫn các tập đoàn thu thập dữ liệu y tế của chúng ta. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về "dữ liệu sinh trắc học", chẳng hạn như hình ảnh khuôn mặt, dấu vân tay, hoặc thậm chí là DNA", Yuval Harari nói.
Qua đó, ông tin rằng tổ chức chính phủ và tập đoàn nào kiểm soát nhiều dữ liệu nhất sẽ "kiểm soát thế giới" trong những năm tới. "Netflix biết bạn muốn xem gì, Amazon biết bạn sẽ bỏ tiền vào đâu. Sau 10 hoặc 20, 30 năm nữa, các thuật toán như vậy có thể cho biết bạn học đại học nào, làm việc ở đâu, kết hôn với ai, và thậm chí bỏ phiếu cho ai".
Viễn cảnh này càng trở nên đáng sợ, nếu như dữ liệu cá nhân của một ai đó bị rơi vào tay những tổ chức với mục đích xấu, hay thậm chí bị bán lên "chợ đen".
Theo Yuval Harari, các quốc gia cần nhanh chóng làm việc cùng nhau để ngăn chặn điều này bằng cách điều chỉnh AI và thu thập dữ liệu ở mức phù hợp hơn.
Google phát hiện nhóm tin tặc dùng AI tạo hồ sơ giả mạo Nhóm tin tặc mã độc tống tiền (ransomeware) Exotic Lily đã tạo hồ sơ giả mạo trên LinkedIn để tăng cường tính hợp pháp trong các nỗ lực tấn công mạng. Theo Bloomberg, Google mới đây phát hiện một nhóm tin tặc ransomware đã sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để cố gắng xâm nhập hàng trăm công ty trong năm ngoái,...