Trí tuệ nhân tạo sẽ sớm xác đoán được tuổi thọ của thiết bị điện tử, từ bóng bán dẫn đến máy tính lượng tử
Các giả lập và trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán bao giờ thì thiết bị của bạn sẽ “về vườn”.
Được ví von với những người ghép LEGO tài tình ở mức độ nguyên tử, các kỹ sư tại đại Đại học Colorado (CU) Boulder đã đạt bước tiến lớn trong việc kết hợp các giả lập phức tạp trên máy tính với trí tuệ nhân tạo, hòng để dự đoán tình trạng tương lai của các linh kiện điện tử. Họ đã có thể đo đếm được tuổi thọ các linh kiện như bóng bán dẫn trong điện thoại và máy tính.
Nghiên cứu mới này được dẫn đầu bởi nhà vật lý học và kỹ sư hàng không vũ trụ Sanghamitra Neogi và Artem Pimacheve, một cộng sự của cô tại CU Boulder, được đăng tuần này bởi tạp chí npj Computational Materials.
Trong nghiên cứu mới nhất này, Neogi và các đồng nghiệp đã hệ thống hóa các quy luật vật lý của các khối nguyên tử, sau đó sử dụng các kỹ thuật machine learning để dự đoán hành vi của các cấu trúc lớn hơn cấu thành từ các khối nhỏ đó. Việc này giống như quan sát các mảnh ghép Lego nhỏ để dự đoán độ bền của mô hình làm từ chúng.
Sanghamitra Neogi
“C húng tôi đang tìm cách thấu hiểu quy luật vật lý của các thiết bị gồm hàng tỉ nguyên tử ,” theo Neogi, phó giáo sư phòng “Ann and H.J Smead ” thuộc khoa Khoa học Kỹ thuật Hàng không vũ trụ.
Video đang HOT
Kết quả đến từ nghiên cứu này có thể đem lại lợi ích lớn cho các thiết bị điện tử thiết yếu trong cuộc sống, từ smartphone đến xe điện, thậm chí là các máy tính lượng tử của tương lai. Neogi mong rằng một ngày không xa, các kỹ sư có thể ứng dụng kỹ thuật mà nhóm của cô phát triển để phát hiện các điểm yếu của các linh kiện điện tử.
Dự án này là một phần của đề tài nghiên cứu thế giới vi mô của Neogi. Mục tiêu của cô là giúp con người chế tạo các máy tính có hiệu năng cao hơn – thậm chí những máy tính mô phỏng não bộ con người.
” Thay vì đợi tới khi thiết bị hư hỏng sau nhiều năm mới biết nguyên do, phương pháp này có thể cho chúng ta biết trước cách mà thiết bị vận hành trước khi tạo ra chúng .”
Giải quyết vấn đề điểm nóng (hotspots)
Nghiên cứu mới nhất của cô tập trung vào một vấn đề nổi cộm trong ngành công nghiệp điện tử: hotspots.
Hotspots ở đây không phải là điểm truy cập WiFi. Neogi giải thích rằng phần lớn công cụ xử lý điện toán hiện đại có nhiều khuyết điểm – những lỗi nhỏ trong linh kiện khiến nhiệt độ tích tụ ở một số điểm gây hao hụt hiệu năng, giống như khi xe mất tốc độ khi bạn đi qua địa hình xấu. Vấn đề là ở chỗ khi các kỹ sư thiết kế sử dụng mô hình hay giả lập kỹ thuật số, họ gặp khó khăn với việc dự đoán ở những điểm nào thì hiện tượng này dễ xảy ra.
Phần lớn công cụ xử lý điện toán hiện đại có nhiều khuyết điểm – những lỗi nhỏ trong linh kiện khiến nhiệt độ tích tụ ở một số điểm gây hao hụt hiệu năng
” Chúng ta có thể sử dụng các mô hình vật lý để dự đoán các hệ quy chiếu với khoảng 100 nguyên tử. Nhưng như vậy là quá ít so với hàng tỉ nguyên tử trên các thiết bị. ” Neogi cho rằng trí tuệ nhân tạo machine learning có thể giúp các kỹ sư thiết kế các thiết bị hiệu quả hơn.
Từ nguyên tử tới các thiết bị
Với các linh kiện điện tử, những mảnh ghép Lego tạo nên chúng là những nhóm 16 nguyên tử Silicon (Si) và Germanium (Ge). Trong nghiên cứu này, Neogi và các đồng nghiệp sử dụng một mô phỏng máy tính sử dụng AI để tìm hiểu các thuộc tính vật lý của các mảnh ghép nói trên – cách mà các nguyên tử và electron liên kết với nhau để xác định sự phân bố năng lượng của chất liệu. Giả lập này có thể ước tính sự phân bố năng lượng trên một khối lớn hơn qua phép ngoại suy từ các mảnh ghép nhỏ đó.
” Chương trình sẽ thu thập thông tin từ các đơn vị nhỏ và kết hợp chúng để dự đoán thuộc tính của cả hệ thống, thường bao gồm 2, 3 hoặc nhiều đơn vị ,” theo Neogi. Nhóm vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho tới khi có thể xác định mọi điểm yếu khả thi. Hiện tại, phương pháp này tỏ ra khá hiệu quả. Nhóm đã áp dụng để dự đoán chính xác thuộc tính của một số vật liệu thực tế làm từ silicon và germanium.
Neogi cũng cho rằng kiến thức về cách nhiệt độ và năng lượng phân bố ở mức độ vi mô sẽ giúp không chỉ cải thiện các thiết bị hiện nay mà còn góp phần tạo ra các thiết bị tương lai.
Neogi cũng cho rằng kiến thức về cách nhiệt độ và năng lượng phân bố ở mức độ vi mô sẽ giúp không chỉ cải thiện các thiết bị hiện nay mà còn góp phần tạo ra các thiết bị tương lai. Năm 2019, cô đã tham gia một dự án quốc gia trị giá 1,7 triệu USD. nhằm tìm hiểu tiềm năng tạo ra các máy tính “neuromorphic” – có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin bằng cách mô phỏng lại hoạt động của các neuron trong não bộ.
” Điều tôi muốn tìm hiểu là thế giới vi mô bên trong điện thoại của bạn và cách các vật liệu và linh kiện kết hợp với nhau để khiến một thiết bị hoạt động được ,” Neogi bày tỏ.
IBM ra mắt máy tính lượng tử siêu tốc độ để phát triển vật liệu mới và trí tuệ nhân tạo
Chiếc máy tính lượng tử đầu tiên của Đức được IBM triển khai lắp đặt, hứa hẹn sẽ đạt tốc độ nhanh hơn 37 lần trong hai năm tới.
Cận cảnh máy tính lượng tử mới triển khai ở Đức.
Tại sự kiện diễn ra hôm 15/6 ở trụ sở công ty tại Đức, tập đoàn công nghệ IBM của Mỹ đã giới thiệu một trong những chiếc máy tính lượng tử mạnh nhất châu Âu mang tên Q System One với tốc độ 27-qubits.
Toàn bộ cỗ máy có chiều cao 2,7m được đặt trong một hộp kính để giảm ồn và ngăn các tác động vật lý từ bên ngoài.
Cỗ máy này được đặt ở Ehningen, cách 20km về phía Tây Nam của thành phố Stuttgart và được vận hành bởi Viện nghiên cứu Fraunhofer. Đây là cỗ máy tính lượng tử đầu tiên được triển khai bên ngoài nước Mỹ và đã hoạt động kể từ tháng 2 nhưng hoãn lễ ra mắt do đại dịch.
Các máy tính thông thường chuyển dữ liệu nhị phân theo dạng 1 hoặc 0. Máy tính lượng tử sử dụng hạt lượng tử để chuyển đồng thời cả tín hiệu 1 và 0 với tốc độ vượt xa máy tính thường. Tốc độ này được gọi là qubits và nó được kỳ vọng để phát triển vật liệu mới, y tế hoặc trí tuệ nhân tạo.
Phát biểu trong video trực tuyến chào mừng buổi ra mắt, thủ tướng Đức bà Angela Merkel gọi cỗ máy này là 'kỳ quan công nghệ' và bà tin tưởng nó có thể "đóng vai trò quan trọng cho công nghệ và chủ quyền số cũng như phát triển kinh tế số".
Trước đó, chính phủ Đức đã thông báo đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD vào nghiên cứu công nghệ lượng tử đến năm 2025. Viện Fraunhofer cũng sẽ làm việc với các công ty Đức để sử dụng máy tính lượng tử trong việc hiểu sâu về tính toán lượng tử và cho các thử nghiệm khác.
Ủy ban châu Âu muốn khối EU phát triển máy tính lượng tử đầu tiên trước khi thập kỷ này kết thúc. Trong khi đó ông Martin Jetter, chủ tịch IBM châu Âu cho biết đang bắt tay vào làm một chiếc máy tính lượng tử với tốc độ hơn 1.000-qubits vào năm 2023.
Máy tính sẽ dự đoán được tương lai gần Giới khoa học đã đạt một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra máy tính lượng tử, phục vụ cho mọi nhu cầu hằng ngày của con người trong tương lai. Những nghiên cứu gần đây liên quan đến thuật toán lượng tử thuộc 2 nhóm nghiên cứu sinh độc lập đã thu hút người đọc trên arXiv . Nội dung của...