Trí tuệ nhân tạo, nhận diện gương mặt được áp dụng tại giải chạy của Viettel
Giải chạy Viettel Fastest được áp dụng công nghệ nhằm hiện đại hoá quy trình tham gia và tạo thuận lợi cho vận động viên trước, trong, sau giải.
Viettel Telecom vừa chính thức công bố giải chạy Viettel Fastest với duy nhất một cự ly 10km, lần đầu diễn ra tại TP.HCM. Toàn bộ doanh thu bán vé sẽ được quyên góp cho chương trình mổ tim nhân đạo miễn phí.
Giải chạy chỉ có một cự ly, với 1 trong 3 hạng mục New PR, Semi Pro và Pro tương ứng với thời gian thi đấu quy định là 90-100 phút, 60-65 phút và 42-45 phút (nam-nữ).
Cung đường chạy quanh khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q7, TP.HCM), xuất phát và về đích tại Công viên cảnh đồi – Hồ Bán Nguyệt. Các vận động viên sẽ chạy 5 vòng, mỗi vòng 2km, để hoàn thành toàn bộ cự ly 10km.
Theo ban tổ chức, công tác tổ chức cuộc đua sẽ được số hoá nhiều nhất có thể. Cụ thể, việc ghi danh sẽ thực hiện qua mạng, dùng eKYC để xác nhận vận động viên tại đường chạy, sử dụng AI nhận diện số BIB (vé chạy) và khuôn mặt người tham gia, đồng thời có thể chuyển nhượng vé qua mạng mà không cần ký giấy.
Video đang HOT
Nhờ áp dụng các công nghệ nói trên, người chơi chỉ cần mang mã QR đến để lấy bộ tài liệu chạy. Việc đăng ký thực hiện hoàn toàn qua mạng giúp tiết kiệm được 25 ngàn tờ giấy. Ảnh tải lên hệ thống sẽ được nhận diện gương mặt và số BIB để cung cấp đúng các ảnh chính xác có mặt của vận động viên.
BTC dự kiến có 2.500 VĐV tham gia giải chạy tại TP.HCM. (Ảnh: Hải Đăng)
Tính tới ngày 25/8, vé mở bán sớm (early bird) đã chính thức tung ra với mức giá hỗ trợ đến 57% (chỉ còn 300.000đ/BIB) để sẵn sàng cho giải chạy sẽ khai mạc ngày 9/10/2022. Ban tổ chức kỳ vọng có khoảng 2.500 vận động viên chuyên nghiệp và người yêu thích chạy bộ tham gia đường chạy.
Giải chạy Viettel Fastest đã được tổ chức tại Hà Nội 2 mùa, thu hút tổng cộng hơn 3.500 vận động viên tham gia, mang lại 1,1 tỷ đồng cho chương trình “Trái tim cho em”.
Cơ cấu giải thưởng gồm có Top nam nữ tất cả mọi hạng mục. Ngoài giải thưởng bằng tiền mặt với tổng trị giá lên tới 138 triệu đồng, ban tổ chức sẽ có các giải thưởng hiện vật công bố tại lễ khai mạc giải chạy. Mọi vận động viên hoàn thành đường chạy trong thời gian quy định đều nhận huy chương.
Apple cho người dùng tự sửa MacBook Pro và MacBook Air M1
Sau iPhone, chương trình sửa máy tại gia của Apple nay áp dụng cho cả MacBook Air và MacBook Pro dùng chip M1.
(Ảnh: Apple)
Apple ra mắt chương trình tự sửa chữa Self Repair Program cho iPhone 12 và iPhone 13 vào đầu năm 2022. Từ ngày 23/8, chương trình áp dụng cho cả MacBook Air và MacBook Pro dùng chip M1. Các máy dùng chip M2 không nằm trong danh sách.
Apple cho biết có hơn 10 loại sửa chữa khác nhau cho mỗi mẫu máy, song ban đầu sẽ là màn hình, phần vỏ chứa pin và trackpad. Cũng như với iPhone, khách hàng có thể gửi các linh kiện đã thay thế lại cho Apple để tái chế và tân trang. Trong nhiều trường hợp, người dùng sẽ nhận được tín dụng khi làm như vậy.
Nếu không muốn mua đứt bộ sửa chữa, có thể thuê với giá 49 USD trong vòng 1 tuần, miễn phí vận chuyển. Theo "táo khuyết", chương trình tự sửa máy không dừng lại ở đây mà sẽ mở rộng sang nhiều quốc gia khác và nhiều mẫu máy tính Mac khác từ cuối năm 2022.
Chương trình Self Repair đánh dấu bước ngoặt của Apple, một công ty nổi tiếng vì thường làm khó người dùng khi muốn tự sửa thiết bị. Dù một số người ủng hộ khen ngợi động thái của hãng, những người khác vẫn cho rằng nó quá khó và đắt đỏ.
Bên cạnh bộ công cụ và linh kiện, Apple cũng cung cấp nhiều tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn để tự sửa tại nhà.
Trung Quốc đưa công dân "lên mây" Từ một khái niệm chỉ xuất hiện trong các nghiên cứu, chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, "đám mây" đã trở thành một công nghệ được các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc tin tưởng áp dụng. Không chỉ tại Trung Quốc, tích hợp điện toán đám mây trong quá trình chuyển đổi công nghiệp là một xu hướng nổi...