Trí tuệ nhân tạo giúp phân biệt các mẫu phân cổ xưa 7000 năm tuổi
Để nhận diện chính xác mẫu phân có niên đại đến 7000 năm tuổi, các nhà khoa học đã phải sử dụng đến trí tuệ nhân tạo được thiết kế đặc biệt.
Thực tế các nhà khoa học đã thu thập rất nhiều mẫu phân cổ xưa đến nỗi họ phải thiết kế một AI riêng để phân biệt giữa phân chó và phân người cổ xưa dựa trên DNA được bảo tồn.
Con người và chó nhà có mối liên kết sâu sắc có niên đại ít nhất 12.000 năm. Do đó, không có gì lạ khi phân người và chó cùng xuất hiện tại các địa điểm khảo cổ, Maxime Borry, một nghiên cứu sinh tiến sĩ sinh học tại Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck cho biết.
Những mẫu phân hóa thạch này là những viên nang thời gian quý giá chứa đầy thông tin về thời cổ xưa. Nó thậm chí có thể bảo tồn DNA từ vật chủ cũng như từ nguồn thức ăn ban đầu và hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ.
Bởi vì chó thường có chế độ ăn tương tự như con người và tạo ra những hình dạng khá giống nhau, nên có thể khó phân biệt giữa người và chó từ xa xưa. Bên cạnh đó, đôi khi có sự phức tạp trong các hành vi như việc chó đối khi ăn phân người còn con người ăn thịt chó dấn đến sự phức tạp về DNA xuất hiện trong mẫu phân hoá thạch.
Để giải quyết vấn đề này, Maxime Borry và các đồng nghiệp đã phát triển coproID, một AI có thể xác định được mẫu phân có nguồn gốc bởi một con chó hay con người. CoproID sẽ so sánh DNA của vật chủ cổ đại với DNA trong phân hiện đại, cho phép nó phân biệt giữa hai vật chủ trong hầu hết các trường hợp.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp mới trên 20 mẫu, một số trong đó có nguồn gốc khoảng 7.200 năm trước từ 10 địa điểm khảo cổ ở Mexico, Trung Quốc và trên khắp châu Âu. 13 trong số chúng là mẫu phân và 7 mẫu là các mẫu trầm tích được đưa vào để đảm bảo coproID có thể phân biệt.
CoproID đã xác định thành công năm trong số các mẫu phân là của con người, hai là chó và đánh dấu sáu mẫu khác là không xác định, nó cũng loại trừ chính xác các mẫu không phải phân.
Ba trong số các mẫu không xác định có chứa DNA vi khuẩn được bảo quản đủ để thực hiện một phân tích. Ba mẫu từ một địa điểm 1.300 tuổi ở Mexico, có một hệ vi sinh vật đường ruột phù hợp với con người, nhưng cũng rất khó hiểu về DNA chó.
Phân có thể là từ một con chó cổ xưa có hệ vi sinh khác biệt so với hầu hết những con chó hiện đại. Một con chó tự do với chế độ ăn tự do dựa trên việc nhặt rác trong thành phố hoặc săn bắn trong tự nhiên có thể sẽ phát triển các vi khuẩn rất khác nhau trong ruột của nó so với những con chó ăn thức ăn vật nuôi theo lịch trình thường xuyên.
Ngoài việc phân biệt giữa các loài, phương pháp mới cũng có thể giúp các nhà nghiên cứu xây dựng lại lịch sử tiến hóa của hệ vi sinh vật ở người trong vài nghìn năm qua.
Phát hiện chấn động ở nơi sâu nhất đại dương
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã rất sốc vì mức vi nhựa cao chưa từng thấy được phát hiện dưới đáy biển, với 1,9 triệu mảnh chỉ trong 1 m2.
Sự tích tụ của nhựa trôi nổi chiếm chưa đầy 1% của 10 triệu tấn nhựa xâm nhập các đại dương thế giới mỗi năm, theo nghiên cứu Đại học Manchester ở Anh.
99% còn lại được cho là tích tụ ở đáy sâu của đại dương nhưng cho tới nay vẫn chưa rõ nơi dừng chân cuối cùng của chúng.
Một nghiên cứu công bố hôm 30/4 trên tạp chí Science cho thấy các dòng hải lưu biển sâu đóng vai trò là những băng chuyền, vận chuyển những mảnh và sợi nhựa nhỏ khắp trên đáy biển.
Nhờ những dòng chảy này, vi nhựa (microplastic) dồn lại trong những khối tích tụ trầm tích khổng lồ, được các nhà nghiên cứu từ Anh, Đức và Pháp gọi là "điểm nóng vi nhựa".
Một mẫu trầm tích đáy biển. Ảnh: CNN.
Tiến sĩ Ian Kane từ Đại học Manchester và là tác giả đứng đầu nghiên cứu nói trên, cho biết đội của ông đã "bị sốc" với phát hiện này.
Ông nói với CNN rằng những "mảnh rác" gồm chai lọ, túi và ống hút thường được nhìn thấy trôi nổi trên mặt nước là "phần nổi của tảng băng trôi".
"Chúng tôi thực sự sốc vì lượng vi nhựa tìm thấy ở đáy biển sâu", tiến sĩ Kane nói. "Nó cao hơn nhiều so với bất cứ thứ gì chúng tôi từng thấy trước đây".
Các mảnh vi nhựa được tìm thấy chủ yếu bao gồm cái sợi vải không lọc được trong các nhà máy xử lý nước thải.
Kích thước quá nhỏ giúp chúng qua mặt được những hệ thống xử lý nước thông thường và dễ dàng trôi ra sông và biển.
Các mẫu trầm tích trong nghiên cứu mới nói trên được thu thập ở biển Tyrrhenian, một phần của Địa Trung Hải nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Italy.
Các nhà khoa học đã tách các hạt vi nhựa ra khỏi trầm tích và xác định cách các dòng hải lưu kiểm soát sự phân bố của các hạt vi nhựa dưới đáy biển.
Một khi chúng trôi dạt vào đại dương, các vi nhựa nhanh chóng bị các dòng xáo động dịch chuyển, đó là những dòng chảy mạnh dồn dập dưới mặt nước. Chúng mang các vi nhựa xuống những hẻm sâu dưới mặt nước tới các đáy biển sâu.
"Bản thân các vi nhựa tương đối trơ, nhưng qua thời gian chúng hoạt động như một hạt nhân cho các chất gây ô nhiễm và chất độc", ông Kane chỉ rõ.
Từ đó, các vi nhựa có thể được các vi sinh vật ăn vào và truyền qua chuỗi thức ăn.
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này của họ đã cho thấy mối liên hệ trực tiếp đầu tiên giữa nồng độ của các vi nhựa đáy biển và dòng hải lưu. Họ hy vọng điều này sẽ cho phép họ dự đoán các điểm nóng và nghiên cứu tác động lên sinh vật biển.
Chris Thorne, nhà vận động bảo vệ đại dượng tại Greenpeace Anh, kêu gọi suy nghĩ lại về các hành động với thải rác nhựa.
Ông cảnh báo: "Các vi nhựa có thể bị nuốt chửng bởi nhiều loài sinh vật biển. Và các chất ô nhiễm hóa học mà chúng mang theo thậm chí có thể đi theo dọc theo chuỗi thức ăn đến tận bàn ăn của chúng ta".
Người đàn ông sống sót sau gần 3 ngày chìm dưới đáy đại dương Harrison Odjegba Okene đã chìm xuống đáy đại dương cùng con tàu và các thủy thủ khác. Nhưng sau gần 3 ngày, lực lượng cứu hộ bất ngờ khi thấy anh còn sống.
Phát hiện chưa từng có bên trong lõi băng Nam Cực Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Tasmania (Australia) tìm thấy 14 loại nhựa khác nhau trong lõi băng ở Nam Cực. Nhựa từng xuất hiện ở vùng nước bề mặt, trầm tích và tuyết ở Nam Cực, nhưng sự hiện diện của nhựa trong lõi băng cho thấy các loài nhuyễn thể trong khu vực (vốn ăn tảo từ băng biển)...