“Trí tuệ nhân tạo” điều trị ung thư được triển khai tại Phú Thọ
Ngày 25.10, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ điều trị ung thư (IBM Watson for Oncology)” và giới thiệu Trung tâm ung bướu quy mô lớn nhằm phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Huy Ngọc – Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khẳng định, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ điều trị ung thư là hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ trong điều trị ung thư được phát triển bởi tập đoàn IBM với nền tảng bao gồm hơn 300 tạp chí y khoa, hơn 200 đầu sách y khoa trên thế giới được cập nhật liên tục; hàng chục triệu hồ sơ bệnh án cùng với hệ thống hướng dẫn điều trị hàng đầu của Hoa Kỳ.
Tới nay, hệ thống này hỗ trợ thông tin liên quan tới 13 loại ung thư như ung thư vú, phổi, ống thực quản, gan, tuyến giáp, trực tràng, đại trực tràng, cổ tử cung, buồng chứng, dạ dày, tuyến tiền liệt, bàng quan, nội mạc tử cung.
Việc áp dụng “trí tuệ nhân tạo” vào điều trị ung thư sẽ giúp giảm tải công việc cho bác sĩ, cũng như đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
“Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và các bệnh viện khác trên thế giới, trí tuệ nhân tạo (IBM Watson for Oncology) không thay thế bác sĩ nhưng sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp giảm tải công việc của các bác sĩ, giúp các bác sĩ có nhiều thời gian dành cho người bệnh, giúp cập nhật nhanh các kiến thức mới cho các bác sĩ. Bên cạnh đó, hệ thống trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology này sẽ gợi ý nhiều phác đồ tốt, qua đó, bác sĩ sẽ lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân cụ thể…”, tiến sĩ Ngọc chia sẻ.
Theo ông Phạm Huy Triều – Giám đốc Khối bảo hiểm Five9 Việt Nam cho biết, hệ thống trí tuệ nhân tạo (IBM Watson for Oncology) đặc biệt hữu ích trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ trẻ.
Hệ thống chưa chẩn đoán và không chịu trách nhiệm điều trị, không hỗ trợ điều trị với người bệnh mắc nhiều loại ung thư cùng một lúc, bệnh nhân dưới 18 hoặc trên 89 tuổi. Vậy nên, IBM không thể thay thế bác sĩ mà chỉ đưa ra nhiều thông tin hơn, hỗ trợ bác sĩ trong điều trị và đưa ra cho người bệnh những lựa chọn điều trị phù hợp theo hướng dẫn cập nhật.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, hệ thống đã được đưa vào thử nghiệm từ tháng 3.2018. Đến nay, đã có trên 100 người bệnh (phần lớn là bệnh nhân mắc ung thư vú, phổi) đến điều trị. Sau 7 tháng triển khai thử nghiệm, kết quả cho thấy, sự tương đồng giữa phác đồ mà hệ thống IBM Watson for Oncology đưa ra và phác đồ của bác sĩ trong bệnh viện là trên 90%. Điều này cho thấy, các bác sĩ của bệnh viện đã cập nhật và sử dụng các phác đồ điều trị ung thư tiên tiến trên thế giới. Nhiều người bệnh đã có sức khỏe rất tốt sau điều trị.
Video đang HOT
Tại hội thảo, nhiều bác sĩ cũng cho rằng, IBM Watson for Oncology không phải là phương pháp chẩn đoán hay điều trị ung thư mà là phương tiện gợi ý, giúp bác sĩ chuyên ngành ung thư có thêm sự lựa chọn, tham khảo trong quá trình điều trị.
Việc quyết định điều trị cuối cùng cần phải dựa trên kiến thức, kỹ năng của bác sĩ chuyên khoa trên từng trường hợp bệnh nhân cụ thể… bởi lẽ điều trị ung thư không những cần áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mà còn đòi hỏi cả nghệ thuật, kinh nghiệm của người thầy thuốc, như vậy mới có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.
Theo Danviet
"Trí tuệ nhân tạo" gợi ý phác đồ điều trị ung thư tối ưu cho bệnh nhân
Với các thông số của bệnh nhân được đưa vào, hệ thống này sẽ tính toán, rà soát qua hơn 15 triệu hồ sơ bệnh án, các phác đồ mới cập nhật để đưa ra những gợi ý về phác đồ điều trị ung thư tốt nhất cho người bệnh. Bác sĩ là người quyết định cuối cùng dựa trên những gợi ý này.
Bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ là 2 bệnh viện ở miền Bắc triển khai thử nghiệm "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ điều trị ung thư".
Sau 3 tháng triển khai, hơn 200 bệnh nhân ứng dụng phương pháp này tại hai bệnh viện cho thấy kết quả đạt được cho thấy sự tương đồng giữa phác đồ mà hệ thống đưa ra và phác đồ của bác sĩ của bệnh viện là trên 90%.
90% phác đồ điều trị do hệ thống trí tuệ nhân tạo đưa ra tương đồng với chỉ định của bác sĩ.
"Ưu điểm nổi bật của hệ thống, đó là đưa ra những phác đồ gợi ý dựa trên việc tiếp cận dữ liệu hồ sơ bệnh án và y văn nhanh cũng như các phác đồ điều trị tiên tiến, mới nhất trên thế giới. Cho tới nay, WFO hỗ trợ các thông tin liên quan tới 13 loại ung thư và hệ thống đã triển khai tại hơn 80 bệnh viện và cơ sở y tế tại 13 quốc gia trên toàn thế giới. Phác đồ mà hệ thống đưa ra đều có những bằng chứng khoa học, nghiên cứu chứng minh", PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết.
PGS Quảng cho biết thêm, tại Bệnh viện K, hệ thống được đưa vào thử nghiệm từ cuối tháng 1/2018 trên số lượng 200 ca bệnh, tập trung phần lớn là bệnh ung thư vú, phổi ở giai đoạn sớm.
Sau 3 tháng triển khai thử nghiệm, kết quả đạt được cho thấy sự tương đồng giữa phác đồ mà hệ thống đưa ra và phác đồ của bác sĩ của bệnh viện là trên 90%. Điều này cho thấy các bác sĩ của bệnh viện đã cập nhật và sử dụng các phác đồ điều trị ung thư tiên tiến trên thế giới.
Tương tự, tại BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sau hơn 3 tháng triển khai hệ thống này, 19 bệnh nhân được ứng dụng trong điều trị mang lại hiệu quả tốt.
BS Trần Xuân Vĩnh, Trung tâm ung bướu BV Phú Thọ, cho biết để đưa ra phác đồ điều trị ung thư, bác sĩ luôn cập nhật, tham khảo những hướng dẫn điều trị chuẩn trên thế giới, từ đó đưa ra các gợi ý lựa chọn, kế hoạch điều trị.
Với hệ thống này sẽ hỗ trợ bác sĩ "quét" dữ liệu nhanh và đưa ra các phác đồ gợi ý chuẩn nhất. BS tham khảo và là người đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất cho hoàn cảnh thực tế của bệnh nhân, của bệnh viện.
"Khi đưa những thông tin về chẩn đoán, giai đoạn bệnh, giải phẫu bệnh, xét nghiệm, kết quả chiếu chụp, đột biến gen... để hệ thống ghi nhận, đối chiếu với kiến thức từ đó đưa ra những gợi ý phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân ung thư. Giá trị nhất, đó là các gợi ý được đưa ra đều được dẫn chứng bởi các nguyên cứu, bằng chứng để bác sĩ dựa vào bằng chứng xem xét kĩ hơn các phác đồ", BS Vĩnh nói.
Ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo tại BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: H.Hải
Đứng trước một người bệnh, sau khi khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để đưa ra chẩn đoán đúng, chọn phác đồ điều trị cho người bệnh hết sức quan trọng. Hệ thống giúp các bác sĩ tiết kiệm thời gian do quét được cơ sở dữ liệu lớn, chọn lọc ra các phác đồ chuẩn. Tuy nhiên để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất bác sĩ là người lựa chọn cuối cùng, phải có kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong điều trị ung thư.
TS Quảng cũng cho rằng, y học dựa trên bằng chứng là cách tiếp cận phổ biến hiện nay. Hệ thống này đưa ra những bằng chứng khi lựa chọn phác đồ điều trị. Hệ thống đặc biệt hữu ích trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ trẻ và nhất là tại tuyến tỉnh. Vĩnh cho rằng nó cũng mang lại giá trị tinh thần cho người bệnh rất lớn, bởi họ được nhìn thấy những cơ sở cho việc chữa trị, dựa trên các bệnh án tương tự được tập hợp nhiều nơi trên thế giới, mang lại giá trị tinh thần rất lớn cho người bệnh.
Các chuyên gia cũng lưu ý, nhiều người đang hiểu lầm cho rằng đây là một phương pháp điều trị khỏi ung thư hoàn toàn. Thực tế đây không phải là phương pháp chẩn đoán hay điều trị ung thư mà là phương tiện gợi ý, giúp bác sĩ chuyên ngành ung thư có thêm sự lựa chọn, tham khảo trong quá trình điều trị.
Việc quyết định điều trị cuối cùng cần thiết phải dựa trên kiến thức, kỹ năng của bác sĩ chuyên khoa trên từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, đặc biệt những ca bệnh khó cần dựa trên quyết định của tiểu ban chuyên khoa (tumour board), bao gồm bác sĩ phẫu thuật, xạ trị, nội khoa, cận lân sàng... bởi lẽ điều trị ung thư không những cần áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mà còn đòi hỏi cả nghệ thuật, kinh nghiệm của người thầy thuốc.
BS Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Trung tâm ung bướu Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho rằng, khi ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn tốt. Hệ thống này không thể thay thế được con người, mà những chỉ định cận lâm sàng hợp lý để đưa ra thông tin càng chính xác bao nhiêu vào phần mền càng đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhát cho bệnh nhân.
Trước khi ứng dụng hệ thống, các bác sĩ cũng hội chẩn đưa ra phác đồ điều trị, cho thấy tương đồng cao với hệ thống đưa ra.
TS Quảng cũng khẳng định: "Xu hướng điều trị ung thư là cá thể hóa và việc đưa ra phác đồ điều trị phụ thuộc vào đặc điểm của từng bệnh nhân, chỉ có bác sĩ mới đưa ra các chỉ định tinh tế phù hợp với điều kiện sinh học và hoàn cảnh xã hội khác nhau của từng người bệnh. Vậy nên, hiện tại và lâu dài hệ thống này không thể thay thế bác sĩ trong việc khám, chẩn đoán và quyết định điều trị lâm sàng và càng không phải là phương pháp điều trị, mà là một công cụ hỗ trợ, gợi ý cho bác sĩ", PGS.TS Lê Văn Quảng khẳng định
TS.BS Đào Văn Tú, Phụ trách Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Viện ung thư quốc gia cho biết thêm, trong 200 bệnh nhân được ứng dụng hệ thống thì có 7 trường hợp không tương đồng khi thử nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ điều trị ung thư.
BS Vĩnh nhấn mạnh thêm: "Bác sĩ sẽ là người cụ thể hóa phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân, điều kiện bệnh nhân cũng như điều kiện về thuốc men, phương tiện kỹ thuật mà đơn vị điều trị có", BS Vĩnh cho biết.
Hồng Hải - Bảo Trung
Theo Dân trí
Cơn bão ung thư và đáp trả của các nhà khoa học Việt Ở Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010, và dự kiến vượt qua 190.000 ca vào 2020. Trung bình chi phí điều trị ung thư ở Việt Nam là 176 triệu đồng/năm dù đã được bảo hiểm chi trả một phần. Điều đó cho thấy sức tàn phá ghê gớm...