Trì trệ du lịch Việt Nam – Bài 1: Thất vọng và xót xa
Sau khi báo chí đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam về sự trì trệ của ngành du lịch nước nhà, nhiều người dân, nhà quản lý… đã gọi điện đến Báo ANTĐ bày tỏ sự thất vọng về những câu trả lời này.
Đảo Phú Quốc – một địa điểm du lịch đẹp nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả
Thừa nhận và… đổ lỗi
Là người đi du lịch thường xuyên, anh Nguyễn Đình Thông, ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm nhận xét, có đi nước ngoài mới thấy tiếc cho du lịch Việt Nam. Ở một số nước như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… dù cảnh đẹp tự nhiên không nhiều nhưng lượng du khách rất đông. Lý do là bởi họ làm quảng bá, quản lý du lịch tốt, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Còn với du lịch Việt Nam, thật đáng buồn khi chính bản thân người đứng đầu ngành lại thừa nhận “quảng bá xúc tiến đang làm vẫn còn nhiều bất cập hạn chế, hiệu quả chưa cao, quy mô nhỏ, bị phân tán, thiếu tính chuyên nghiệp”. Lý do là “kinh phí quảng bá quá ít, mấy năm nay chỉ dao động 30-40 tỉ đồng/năm…, nhân sự và cách làm chưa đáp ứng yêu cầu, tiền đã ít mà lại cấp rất chậm… nên phần lớn thời gian dành cho việc xin kinh phí”… Điều này là không thể chấp nhận được.
“Số tiền Nhà nước chi cho du lịch hàng năm không hề nhỏ, nhưng kết quả thu lại không tương xứng đồng tiền bỏ ra. Việc đổ lỗi do tiền ít lại mất thời gian phải đi… xin tiền thật khó chấp nhận. Theo tôi, hiện công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ta mới chỉ dừng lại ở hình ảnh. Các chương trình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế còn rất ít. Vấn đề này thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý” – Anh Thông khẳng định.
Video đang HOT
Với tâm trạng tương tự, chị Thanh Dung – chuyên viên Bộ Tài chính cho rằng, hiện chúng ta chỉ mới khai thác những gì trời phú cho Việt Nam nhưng hầu như không làm gì cho những nơi đó đẹp hơn, độc đáo và hấp dẫn hơn. Không thể kỳ vọng chúng ta xây dựng được các trung tâm giải trí vui chơi mang tầm cỡ thế giới như Disneyland (Hồng Kông) hay Everland (Hàn Quốc)… song phải thừa nhận là ở Việt Nam có quá ít các công trình quy mô lớn được đầu tư cho mục đích du lịch. Trong khi đó, công tác giới thiệu tại các kỳ hội chợ của ngành du lịch nước nhà chưa hấp dẫn, chưa đáp ứng yêu cầu. Chị Dung thở dài: “Tôi thực sự bức xúc trước câu trả lời của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) Việt Nam về việc khi tham gia các sự kiện tổ chức ở nước ngoài, Tổng cục hầu như chưa bao giờ ghi nhận, tổ chức khảo sát lấy ý kiến phản hồi của khách hàng xem họ suy nghĩ và mong đợi gì. Điều này thể hiện sự quan liêu và vô cùng tắc trách. Bởi, chúng ta làm dịch vụ mà không quan tâm đến nhu cầu của khách hàng thì chắc chắn những gì chúng ta đưa ra sẽ không phù hợp. Thử hỏi với cung cách làm việc như vậy, du lịch Việt Nam sao có thể phát triển được?”.
Thiếu dũng cảm và không dám nói thật
Trao đổi với phóng viên ANTĐ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, hiện có 4, 5 triệu kiều bào Việt Nam đang sống tại các nước trên thế giới với số vốn đầu tư chuyển về nước lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Một phần không nhỏ trong số đó được sử dụng để đầu tư các công trình phục vụ du lịch nổi tiếng như khu Eden (Đà Lạt), cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng)… Tuy vậy, hầu hết các nhà đầu tư cho biết nguồn vốn đều do họ tự lo và họ không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ TCDL. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp du lịch của người Việt Nam ở nước ngoài bày tỏ nguyện vọng muốn làm ăn hợp tác tại Việt Nam song không hiểu vì lý do gì, đến thời điểm hiện tại, phía TCDL chưa bao giờ tổ chức gặp gỡ kiều bào để lắng nghe tâm tư của họ.
Cũng theo ông Sơn, để du lịch trong nước phát triển, chúng ta không nên bắt chước một cách rập khuôn cách thức những nước khác đã làm, mà cần xem mình đang có cái gì để tập trung đầu tư, biến nó thành địa điểm du lịch độc đáo không nơi nào có được. Mâu thuẫn ở chỗ, trong con mắt kiều bào, nước ta có tiềm năng du lịch to lớn (cảnh quan thiên nhiên, địa chỉ tâm linh, những chứng tích của chiến tranh…) song lại chưa có sản phẩm du lịch nào có chất lượng khiến du khách muốn quay lại lần nữa. Bên cạnh đó, những vi phạm về du lịch thời gian qua (như sự cố bức ảnh Lạc Sơn đại Phật, một số vụ tai nạn liên quan đến khách nước ngoài…) đã tạo ra dư luận không tốt, gây mất lòng tin đối với du khách. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu trách nhiệm không có kế hoạch trước mắt và chiến lược lâu dài của lãnh đạo ngành du lịch.
Về một số phát biểu của ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng TCDL trên báo chí mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhận xét, đối với sự cố bức ảnh Lạc Sơn đại Phật, ông Tuấn tuy không có mặt trực tiếp tại sự kiện, chỉ đọc báo cáo mà vẫn khẳng định bức ảnh xuất hiện trước khi khai mạc hội chợ là thể hiện sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của người đứng đầu. Bên cạnh đó, việc được Nhà nước cấp kinh phí 30-40 tỷ đồng một năm đã là quá nhiều so với những gì đơn vị này làm được cho du lịch nước nhà. Nực cười ở chỗ, tuy là đơn vị có chức năng quản lý du lịch song phần lớn thời gian TCDL dành cho việc… chuẩn bị và xin kinh phí. Thử hỏi với thời gian họ dành cho chuyên môn quá ít như vậy thì chất lượng quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch trong nước làm sao có thể cao được. Ngay cả người đứng đầu còn có những phát biểu mờ mịt như vậy thì liệu ngành du lịch có hướng phát triển thông thoáng hiệu quả?
Ông Sơn trăn trở, chúng ta đang thiếu dũng cảm và không dám nói thật. Nếu cứ ngụy biện, cứ bao che và đổ lỗi cho nhau thì không biết du lịch Việt Nam sẽ đi về đâu. Biết đến bao giờ du lịch trong nước mới thoát khỏi tình trạng “ăn xổi ở thì”, “bóc ngắn cắn dài”.
Ông Sơn cũng khẳng định, trước những phát ngôn của ông về yếu kém của ngành du lịch, có người hiểu nhầm rằng ông đang PR cho mình. Điều này là không đúng bởi không có hiềm khích gì với lãnh đạo TCDL. Là người có hàng chục năm làm việc trong lĩnh vực văn hóa, ông biết khá rõ những vấn đề này và cảm thấy thất vọng và xót xa. Ông Sơn bày tỏ: “Tôi ghi nhận những đóng góp của ngành du lịch thời gian qua và thành quả của những nhân viên tâm huyết song kết quả mà ngành này mang lại là chưa xứng tầm với những gì mà du lịch Việt Nam đang có. Lỗi này thuộc về lãnh đạo của TCDL và người đứng đầu các đơn vị liên quan vì họ không làm tròn trách nhiệm của mình”…
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên ANTĐ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã kể lại một kỷ niệm mà mỗi khi nhớ lại ông vẫn cảm thấy xấu hổ: Vào tháng 10 – 2011 – trong tuần lễ Việt Nam tại CHLB Đức, khi ông và Thị trưởng Thành phố Berlin đến thăm gian hàng giới thiệu về các sản phẩm du lịch Việt Nam của TCDL tại buổi khai trương, ông vô cùng xấu hổ khi chỉ thấy 2 máy tính cùng 2 cô gái mặc áo dài đứng trong gian hàng này. Để chữa thẹn, ông đành kéo vị Thị trưởng bước nhanh sang các gian hàng khác của Việt kiều và một số địa phương khác của Việt Nam. “Thật may mắn là những gian hàng này được trình bày rất công phu, đẹp mắt và hoành tráng. Chúng đã gỡ cho tôi một “bàn thua trông thấy” trước đại diện của nước bạn”.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Trẻ hái nhầm "trái đắng"
2 năm trước, bộ sách "Kiến thức cho thiếu nhi" được xuất bản bởi sự liên kết giữa Nhà xuất bản Kim Đồng và Công ty CP Văn hóa giáo dục Long Minh đã từng gây "choáng" cho các bậc phụ huynh khi bày cho trẻ em từ cách gian lận trong thi cử, nói dối cô giáo khi không làm bài tập về nhà và cả cách lăng mạ người khác bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, sự "nhầm lẫn trong khâu biên tập" này chưa là gì khi thời gian gần đây, các loại sách kiến thức, sách tham khảo còn có những "nhầm lẫn" kinh khủng hơn.
Những sai sót giật mình trong sách thiếu nhi
Hậu quả của liên kết
Chỉ trong một thời gian ngắn, các phương tiện truyền thông liên tục phát hiện sai phạm trong các bộ sách tham khảo dành cho thiếu nhi, từ cờ Trung Quốc cắm trước cổng trường học Việt Nam, có cuốn in cả đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam. Có cuốn sách không hiểu quy trình đọc soát biên tập thế nào mà nhầm lẫn ngớ ngẩn về lịch sử nước nhà khi thay vì Ngô Quyền lại dạy học sinh rằng, Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Chừng ấy ví dụ vẫn chưa phải đã hết về những "trái đắng" của cuộc hôn nhân dưới tên gọi: Liên kết xuất bản. Có sách cho học sinh lớp 1 giải bài toán ""Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay?". Có cuốn sách Toán nâng cao cũng dành cho học sinh lớp 1 câu đố khó thế này: "Bạn Bình có 10 cây bút chì màu và có 5 cây bút chì bi. Hỏi bạn Dũng có bao nhiêu bút chì các loại???". Phụ huynh học sinh, trình độ có cao siêu đến mấy, khi giảng bài cho con vấp phải câu hỏi này chỉ có nước bó tay. Không chỉ sai về những lỗi kiến thức, trong các sản phẩm sách tham khảo còn có vô vàn những lỗi chính tả, không thể chấp nhận được, ví như: "dỗ tổ" (viết đúng là giỗ tổ), cây lêu (viết đúng là cây nêu)...
Bộc lộ kẽ hở trong quản lý lưu chiểu
1.600 đầu sách là số sách mà một cán bộ thuộc Phòng Quản lý Xuất bản - Cục Xuất bản phải đọc (lưu chiểu) trong một năm. Theo ông Phạm Quốc Chính - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, cho biết mỗi đơn vị sách sau khi được in, kiểm tra chất lượng phải nộp lưu chiểu lên Cục Xuất bản. Sau ít nhất 10 ngày, nếu không vi phạm những quy định của Luật Xuất bản thì sách đó được phép phát hành. Mỗi năm, 12 cán bộ biên chế thuộc Phòng Quản lý Xuất bản tiếp nhận trên 20.000 đầu sách để kiểm tra lưu chiểu, phân loại sách... Nếu làm phép tính đơn giản, mỗi năm một người phải xử lý trên 1.600 đầu sách - đó là một con số khổng lồ.
Cũng theo đánh giá của ông Phạm Quốc Chính, hiện lực lượng chuyên viên làm công tác đọc lưu chiểu còn mỏng, chất lượng đội ngũ biên tập viên ở các NXB cũng rất đáng lo ngại. Trong khi tiêu chuẩn đối với biên tập viên của NXB trong Luật Sửa đổi bổ sung Luật Xuất bản 2008 mới chỉ quy định: "... có trình độ đại học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất bản và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt". Đã từng có trường hợp, 100 biên tập viên tại một NXB thi lên ngạch BTV chính thức thì số lượng người đủ tiêu chuẩn chỉ có... 2. Đó là chưa kể, để đủ điều kiện dự thi lên BTV chính thức, phải có 9 năm kinh nghiệm công tác biên tập.
Phân tích về những sai sót xảy ra với một loạt sách phổ biến kiến thức trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Cục Xuất bản cho rằng, đó còn là do áp lực cạnh tranh từ thị trường, các NXB "chạy đua" nhằm đưa sách đến tay người đọc "càng sớm càng tốt". Thêm một lý do nữa là khi nhiều đầu sách chưa kịp phát hành, sách giả đã được in và bán tràn lan. Để cạnh tranh với sách lậu, NXB và đơn vị liên kết đã tự ý cắt xén quy trình. Nhiều NXB chậm trễ, dồn nhiều đầu sách lại nộp lên cho Cục Xuất bản hoặc không nộp vẫn cho xuất bản. Sách đã phát hành cả tháng nhưng bản lưu chiểu... còn chưa đến tay Cục Xuất bản. Một số NXB sau khi nộp lưu chiểu cho Cục Xuất bản cũng không có sự thông báo lại có phát hành hay không. Việc thiếu liên kết giữa các NXB và Cục Xuất bản, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản khiến cho việc quản lý số lượng và nội dung sách được phát hành trên thị trường còn thiếu triệt để.
Rõ ràng, việc quản lý nộp lưu chiểu lâu nay cũng bộc lộ nhiều kẽ hở khi chưa có hình thức xử phạt đủ mạnh đối với những đơn vị chậm trễ hoặc cố ý làm trái quy định như đã nêu ở trên. Ông Phạm Quốc Chính cho rằng, đối với những sai phạm trong việc nộp lưu chiểu bên cạnh việc sớm bổ sung Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản cần có những biện pháp nặng tay hơn như tước giấy phép, đình chỉ hoạt động của các NXB, các đơn vị liên kết. Để tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý hoạt động xuất bản, cần phải làm rõ hơn nữa trách nhiệm của giám đốc, tổng biên tập các NXB, đối tác liên kết cũng như biên tập viên tham gia kiểm tra nội dung sách.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Bảo hiểm Liberty đã tặng 200 MBH cho giáo viên và học sinh Hưởng ứng Năm An toàn giao thông 2013 của Chính phủ, ngày 15/3 Công ty Bảo hiểm Liberty đã tổ chức "Ngày hội An toàn giao thông" tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) với sự tham gia của các giáo viên và học sinh nhà trường cùng đại diện của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Sở GD-ĐT Hà...