Tri Tôn quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông
Trước tình hình tai nạn giao thông (TNGT) tăng cao, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội, huyện Tri Tôn (An Giang) triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế nỗi đau này.
Trong đó, việc thành lập mô hình “Cấp cứu người bị TNGT” và tăng cường phối hợp giữa ngành công an với ngành y tế để xử lý “nguội” người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả.
Ám ảnh tai nạn giao thông
Thượng tá Võ Hoàng Hải, Phó Trưởng Công an huyện Tri Tôn cho biết, từ đầu năm 2020 đến ngày 7-12, trên địa bàn huyện Tri Tôn đã xảy ra 12 vụ TNGT, làm 12 người chết, 4 người bị thương, thiệt hại tài sản 10,2 triệu đồng. So năm 2019, số vụ TNGT, số người chết và bị thương đều tăng (năm 2019 xảy ra 4 vụ TNGT, làm 4 người chết, không có người bị thương). Trong số các nguyên nhân gây TNGT, việc lái xe sau khi sử dụng bia, rượu vẫn chiếm phổ biến (5 vụ), tiếp theo là vi phạm làn đường, phần đường (3 vụ), còn lại là nguyên nhân khác.
Có thể thấy, ý thức kém của người tham gia giao thông là nguyên nhân dễ dẫn đến những vụ TNGT đau lòng. Khi thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn, ma túy đối với người điều khiển phương tiện giao thông, lực lượng chức năng đã lập biên bản quy phạm hành chính 211 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Tính chung từ đầu năm 2020 đến ngày 7-12, Công an huyện Tri Tôn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2.052 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT), thu nộp kho bạc nhà nước gần 2,16 tỷ đồng.
Diễu hành ra mắt mô hình “Cấp cứu người bị tai nạn giao thông” trên địa bàn huyện Tri Tôn
Video đang HOT
Trước tình hình trật tự ATGT trên địa bàn huyện Tri Tôn diễn biến phức tạp, Giám đốc Công an tỉnh Đinh Văn Nơi đã quyết định thành lập mô hình “Cấp cứu người bị TNGT” trên địa bàn huyện. Theo đó, Công an huyện Tri Tôn được tặng 1 xe cứu thương chuyên dụng (do Công an tỉnh vận động từ nguồn xã hội hóa) cùng kinh phí vận hành 50 triệu đồng, giúp kịp thời tổ chức đưa người bị TNGT đến bệnh viện cấp cứu. Ban Điều hành mô hình “Cấp cứu người bị TNGT” cũng được thành lập. Thành phần tham gia Ban Điều hành gồm lãnh đạo Công an huyện và Bệnh viện Đa khoa huyện Tri Tôn; thông qua quy chế hoạt động chặt chẽ.
Theo đại tá Mai Văn Nói, Trưởng phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (Công an tỉnh), Tri Tôn là địa phương thứ 2 (sau TP. Long Xuyên) được tặng xe cứu thương và triển khai mô hình “Cấp cứu người bị TNGT”. “2 mô hình này có kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng. Tỉnh chọn 1 huyện miền núi, dân tộc (Tri Tôn) và thành phố trung tâm kinh tế – xã hội (Long Xuyên) để triển khai, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm, tính toán nhân rộng. Bên cạnh mô hình “Cấp cứu người bị TNGT”, Công an tỉnh còn phối hợp Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo triển khai mô hình “2 an” (an sinh xã hội, an ninh trật tự) trong tín đồ Phật giáo Hòa Hảo; tăng cường 500 công an chính quy về xã; xây dựng ứng dụng quản lý, phản ánh về trật tự ATGT (được Viettel tài trợ 1 tỷ đồng)…” – đại tá Mai Văn Nói thông tin.
Phối hợp đồng bộ
Nhân dịp ra mắt mô hình “Cấp cứu người bị TNGT” vào ngày 11-12, Công an huyện Tri Tôn kết hợp triển khai kế hoạch thực hiện quy chế phối hợp giữa Công an huyện với Trung tâm Y tế huyện về kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn đến cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Tri Tôn.
Theo quy chế phối hợp, khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đến cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện, các cơ sở sẽ thông báo cho công an đến đo nồng độ cồn, nếu phát hiện vi phạm có thể xử phạt “nguội” nhằm tăng cường tính răn đe. “Khi cách làm này được thực hiện nghiêm túc và lan tỏa, người lái xe sẽ ngán ngại, không dám lái xe sau khi uống rượu, bia, góp phần kiềm chế TNGT” – đại tá Nguyễn Trường Viễn, Trưởng Công an huyện Tri Tôn nhận định.
Cùng với triển khai mô hình “Cấp cứu người bị TNGT” và tăng cường phối hợp với ngành y tế, Tổ công tác bảo đảm trật tự ATGT, an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn huyện Tri Tôn cũng được Công an huyện Tri Tôn thành lập. Tổ công tác do Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự chịu trách nhiệm điều hành chính, thay thế vai trò của Tổ ANTT hay đặc nhiệm trước đây, ngoài thực hiện các công việc chung, đột xuất còn có nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn người bị TNGT vào cấp cứu trong bệnh viện để xử lý “nguội” sau này. Tổ công tác cũng có nhiệm vụ quản lý và sử dụng xe cứu thương một cách hiệu quả.
“Để đảm bảo trật tự ATGT, lực lượng công an xã phải tăng cường trách nhiệm ở cơ sở. Đội tham mưu Công an huyện cần tham mưu việc bổ sung kinh phí, phương tiện kịp thời cho nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT, ANTT. Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự phải cử bổ phần thường trực điều hành xe cứu thương, chuẩn bị sẵn sàng để khi cần là nổ máy đi liền, kịp thời cấp cứu người bị TNGT, không chỉ điều trị trên địa bàn huyện mà có thể đưa cấp cứu xuống tỉnh khi cần. Quá trình sơ cứu, cấp cứu phải phối hợp nhịp nhàng với nhân viên y tế” – đại tá Nguyễn Trường Viễn nhấn mạnh.
Mưa dầm thấm lâu
Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều quy định, nghị định trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), tuy nhiên, tình trạng gây mất trật tự ATGT, tai nạn giao thông gây chết người vẫn còn thường xuyên xảy ra.
Nhóm "quái xế" dàn hàng ngang trên Quốc lộ 1 đoạn qua phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM, rạng sáng 5-12-2020. Ảnh minh họa: CHÍ THẠCH
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là do ý thức của con người khi tham gia lưu thông còn kém. Để hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc, đau lòng xảy ra, giải pháp cấp bách chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Chỉ khi nào nhận thức của con người được nâng cao thì suy nghĩ và hành động của họ mới được thay đổi.
Hiệu quả của việc tuyên truyền đội mũ bảo hiểm là một thành công lớn trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức. Để làm được điều này, chúng ta phải thật sự kiên trì theo kiểu "Mưa dầm thấm lâu".
Có thể thấy rằng, dù công tác tuyên truyền được chú trọng, kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, trong công tác này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn người tham gia giao thông mới chủ yếu thực hiện ở bề nổi, từng lúc, từng nơi, chưa tập trung vào các nhóm đối tượng tham gia giao thông có nguy cơ vi phạm cao. Sự quan tâm, đầu tư về kinh phí, trang thiết bị và con người cho công tác này còn hạn chế.
Nội dung tuyên truyền vẫn nặng về lý thuyết, thiếu việc huấn luyện những kỹ năng tham gia giao thông an toàn, cách xử lý tình huống thực tế khi có sự cố, va chạm và tai nạn xảy ra; chưa tạo ra được môi trường thực hành, tạo điều kiện để các đối tượng được tuyên truyền chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về trật tự ATGT còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về một hành vi vi phạm. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn trong quá trình xử lý vi phạm giữa lực lượng CSGT với người dân.
Để tình trạng này không tiếp tục xảy ra, công tác tuyên truyền cần phải sâu sát hơn, cụ thể hơn. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về công tác đảm bảo trật tự ATGT, coi đây như là nhiệm vụ quan trọng.
Thông qua công tác này, hy vọng sẽ nâng cao nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông, qua đó góp phần xây dựng, tạo lập môi trường giao thông an toàn, thân thiện, để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần vận động, hướng dẫn người dân thực hiện những hành động thiết thực để bảo đảm an toàn giao thông, như đã uống rượu, bia - không lái xe; không phóng nhanh vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe điện; mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi khi đi trên phương tiện thủy. Bên cạnh đó, tuyên truyền, phản ánh đầy đủ, khách quan, kịp thời các hoạt động và kết quả bảo đảm trật tự ATGT của các lực lượng chức năng, các đoàn thể chính trị, xã hội.
Phổ biến, tuyên truyền giúp người dân hiểu các quy định và cách thức ứng xử văn minh, đúng pháp luật trong quá trình tiếp xúc với lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ.
Động viên, cổ vũ, khuyến khích những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến gắn với việc phê bình, lên án những hành vi vi phạm quy định trong tham gia giao thông, cũng như trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT.
Siết chặt quản lý phương tiện kinh doanh vận tải Phó thủ tướng Trương Hòa Bình mới đây đã yêu cầu xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng và truy trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Kiểm tra xử lý nghiêm những vi phạm đối với chủ phương tiện kinh doanh vận tải. Doanh nghiệp vận tải không vô can...