Trị tiểu đường bằng me rừng
Theo Đông y, quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm…
Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae)
Me rừng còn gọi là chùm ruột núi, mận rừng, dư cam tử, Mác kham (Tày), Diều cam (Dao), Xì la liên (Kơ ho), tên khoa học Phyllanthus emblica L, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc hoang, xuất hiện nhiều tại các vùng rừng núi Việt Bắc và Tây Bắc nước ta…
Cây thường mọc ở chỗ sáng, chiều cao thông thường từ 5 – 7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Ra hoa vào tháng 4 – 5 hằng năm; hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta và có khía rất mờ.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae). Quả thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hay phơi khô để dành sử dụng dần. Lá thu hái vào mùa hè thu; vỏ và rễ thu hoạch quanh năm, có thể sử dụng tươi hay sấy khô để dùng dần.
Theo đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm… Ở Ấn Độ cũng sử dụng nó làm thuốc mát, lợi tiểu, nhuận tràng.
Còn lá me rừng có vị cay, tính bình, tác dụng lợi tiểu. Rễ cây có vị đắng chát, tính bình với tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm. Hoa me rừng công dụng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng. Ngoài ra ở Ấn Độ còn thấy người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ hoặc phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.
Trong đông y cũng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả me rừng dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, chảy máu chân răng, lợi, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamine C.
Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị huyết áp cao, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Còn lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.
Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin nêu vài phương thuốc chữa trị các bệnh chứng tiêu biểu.
* Chữa cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10 – 30g, sắc lấy nước uống, chia làm nhiều lần.
Video đang HOT
* Chữa trị huyết áp cao: Rễ cây me rừng 15 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.
* Làm lợi tiểu: Lấy 10 – 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 – 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
* Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày. Hoặc lấy 15 – 20 quả me rừng nấu sôi, sau ướp muối ăn hằng ngày.
* Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
* Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã pha chút nước ép lấy nước cốt uống còn bã đắp nơi rắn cắn, lấy dây hoặc băng dính băng giữ cho khỏi bị rơi.
* Chữa phù thũng, Eczema, viêm da, mẩn ngứa: Quả me rừng 10 – 30g, rễ, vỏ me rừng 15 – 30g, lá me rừng 10 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
Kết hợp dùng ngoài cần lấy một lượng lá me rừng vừa đủ nấu sôi dùng nước tắm rửa hàng ngày.
Theo VNE
Công dụng ngạc nhiên của tỏi
Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nếu bạn thường xuyên dùng loại gia vị này trong bữa ăn hàng ngày, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường.
1. Giúp tóc khỏe đẹp
Tỏi có thể chấm dứt nỗi lo rụng tóc nhờ hàm lượng allicin cao. Đây là một hợp chất lưu huỳnh giống với loại tìm thấy trong hành tây, có thể điều trị rụng tóc rất tốt. Để điều trị chứng rụng tóc, bạn có thể xắt tỏi thành từng lát rồi chà xát lên da đầu, sau đó ép mạnh để cho tỏi thâm vào chân tóc. Bạn cũng có thể ngâm tỏi với dầu ăn để xoa lên da đầu. Sau đó nhớ gội đầu thật sạch để khử mùi của tỏi nhé.
Ảnh: RD.
2. Tỏi xóa mụn trứng cá
Dù không phải là thành phần chính trong thuốc trị mụn trứng cá, nhưng tỏi là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời giúp đánh bay những nốt mụn trên cơ thể bạn. Chất chống oxy hóa trong tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn, vì vậy hãy chà một lát tỏi tươi lên nốt mụn, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy.
3. Ngăn chặn và điều trị cảm lạnh
Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nếu bạn liên tục bổ sung tỏi trong các bữa ăn hàng ngày, hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường. Khi không khí lạnh ùa về, hãy thử nhấm nháp một ly trà tỏi bằng cách băm nhỏ tỏi ngâm trong nước nóng vài phút, sau đó lọc lấy nước uống. Bạn có thể thêm một chút mật ong hoặc gừng để cải thiện hương vị, sẽ giúp cơ thể tránh khỏi cảm lạnh.
4. Cải thiện bệnh vảy nến
Tỏi đã được chứng minh có đặc tính kháng viêm nên có thể hữu ích trong việc giảm bệnh vẩy nến khó chịu. Hãy thử xát một ít tỏi ngâm dầu vào khu vực bị vảy nến, da bạn sẽ trở nên mịn màng hơn và không nổi mẩn ngứa.
5. Kiểm soát cân nặng
Tỏi có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Cynthia Sass, nhiều nghiên cứu cứu cho thấy những con chuột có chế độ ăn uống giàu tỏi sẽ giảm trọng lượng và lượng chất béo dự trữ trong cơ thể. Do đó những người đang muốn giảm cân được khuyên cho thêm tỏi vào thức ăn hàng ngày vừa giúp thực phẩm thơm ngon hơn, vừa đem lại vòng eo lý tưởng.
6. Loại bỏ dằm đâm vào da thịt
Khi bạn bị một miếng dằm đâm vào da, hãy đặt một lát tỏi trên vết dằm đâm và quấn băng gạc hoặc băng keo lên trên. Đây là một cách chữa bệnh dân gian rất hiệu quả.
7. Chữa bệnh ngứa ở bàn chân
Với đặc tính chống nấm, tỏi có thể là một cách tốt để chữa bệnh ngứa chân ở các vận động viên. Hãy thử ngâm chân của bạn trong chậu nước ấm, cho thêm một ít tỏi nghiền nát, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.
8. Đuổi muỗi
Các nhà khoa học không khẳng định chắc chắn lý do tại sao, nhưng muỗi dường như không thích tỏi. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy những người bôi hỗn hợp tỏi lên tay chân khi vào rừng sẽ không bị các côn trùng làm phiền nữa. Bạn hãy thử pha dung dịch gồm dầu tỏi, mỡ bôi trơn và sáp ong làm thuốc chống muỗi tự nhiên hoặc chỉ cần đặt vài nhánh tỏi gần đó. Làm như thế muỗi sẽ không bén mảng đến nữa.
9. Trị bệnh rộp môi
Một biện pháp khắc phục bệnh rộp môi phổ biến là bôi một ít tỏi nghiền nát trên vết rộp. Đặc tính kháng viêm tự nhiên của nó có thể giúp giảm đau và sưng. Bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
10. Tỏi có tác dụng như một chất keo tự nhiên
Bạn đã bao giờ để ý xem ngón tay của bạn dính thế nào sau khi thái tỏi? Tính kết dính tự nhiên đó là lý do tại sao một số người tin tưởng tỏi trong việc dán lại các vết nứt trên thủy tinh. Giã vài tép tỏi rồi lấy nước bôi lên vết nứt của chiếc ly, lau phần nước thừa đi, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy.
11. Làm tan băng vào mùa đông
Một thị trấn ở Iowa sử dụng muối tỏi để xử lý lớp băng đóng trên lòng đường vào mùa đông rất hiệu quả.
12. Bảo vệ thực vật
Các loài côn trùng gây hại cho cây cối không ưa tỏi. Nếu cây cối trong vườn nhà bạn đang bị sâu bệnh, hãy bào chế một loại thuốc trừ sâu tự nhiên sử dụng tỏi, dầu khoáng, nước và xà phòng long. Đổ hỗn hợp này vào bình xịt và phun lên cây sẽ giúp tránh các loài sinh vật phá hoại.
13. Dùng làm mồi nhử cá
Cá bị thu hút bởi mùi hương của tỏi. Bạn có thể mua mồi có mùi tỏi hoặc sử dụng thức ăn thừa có hương tỏi để làm mồi câu cá.
Theo VNE
Trị bệnh nhờ màng ối thai nhi Sau ba năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại TP HCM đã hoàn thiện kỹ thuật xử lý màng ối thai nhi để nuôi cấy tế bào da, giác mạc... trị bỏng, viêm giác mạc. Thành tựu này đã mở ra một hướng mới cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị y tế. Đây là kết quả nghiên...