Trí thức trẻ lo chuyện trồng lan, nuôi cá…
Quan tâm hỗ trợ nông dân từ chăm sóc con gà, con lợn, vườn rau đến chất lượng nguồn nước sạch, môi trường sống…, đội ngũ trí thức trẻ TP.HCM đang từng ngày góp sức tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM).
Chuyển giao kiến thức nuôi trồng đến nông dân
Năm 2016, chương trình Trí thức khoa học trẻ tình nguyện TP.HCM do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức đã trở thành cầu nối cho nhiều nhà khoa học trẻ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh… đến nông dân các huyện NTM của TP.HCM.
Các mô hình NNCNC ở TP.HCM rất cần những cán bộ trí thức trẻ góp sức chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân. Ảnh: K.H
Theo khảo sát của đoàn cán bộ trẻ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, huyện Bình Chánh còn 35 tuyến sông, kênh, rạch ô nhiễm nguồn nước, trong đó có 8 tuyến ô nhiễm nặng. Đây là điểm “vướng” khiến Bình Chánh chưa hoàn thành 19/19 tiêu chí quốc gia về NTM.
Đã có 44 chuyên đề được tổ chức với hơn 5.000 đối tượng thụ hưởng, hơn 50 sân chơi khoa học và 20 chuyến xe trí thức đưa học sinh tham quan, học tập tại Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TP.HCM và các mô hình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh, hiệu quả…
Video đang HOT
Ông Phan Văn Hữu – hộ nông dân trồng hoa lan ở ấp Xóm Mới (xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi), chia sẻ, lớp tập huấn “Kỹ thuật trồng hoa lan và cây cảnh” do Đoàn ban quản lý Khu NNCNC và Thành đoàn TP.HCM tổ chức cuối tháng 2.2016 đã giúp ông tìm ra nhiều điểm vướng mắc trong việc chăm sóc vườn lan.
Tại xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), phong trào nuôi cá thịt và cá kiểng diễn ra rầm rộ. Thế nhưng, nhiều hộ “tay ngang nuôi cá” dẫn đến tình trạng năng suất không cao. Hiểu được vấn đề, cuối tháng 7.2016, CLB Bác sĩ trẻ tình nguyện (bác sĩ thú y – PV), Đoàn Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã tổ chức buổi tập huấn kỹ thuật cho hơn 30 hộ nông dân.
Báo cáo viên Trương Anh Tuấn – thành viên CLB Bác sĩ trẻ tình nguyện, cho rằng, khi mô hình nuôi cá ngày càng phổ biến, nhiều bệnh dịch mới xuất hiện. Do đó, nông dân phải có kỹ thuật mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Đồng hành cùng nông thôn mới
Cuối tuần qua, lễ ra quân chương trình Trí thức khoa học trẻ tình nguyện TP.HCM 2017 đã được phát động. Trong ngày ra quân, đã có 13 chương trình tập huấn, tư vấn, chuyển giao kiến thức nông nghiệp cho các xã ngoại thành TP.HCM được thực hiện.
Theo Ban tổ chức chương trình, mục tiêu trong năm 2017 là tổ chức 35 hội thảo hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt cho hơn 600 hộ dân có nhu cầu tại 5 huyện ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Bình Thuận.
Các thành viên trí thức trẻ tình nguyện cũng sẽ hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống và giới thiệu sản phẩm đầu ra cho 3 hộ nông dân các huyện ngoại thành để phát triển kinh tế. Trước đó, các thành viên tổ bộ môn công nghệ sinh học môi trường (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) đã khảo sát và đánh giá thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt và các kênh rạch tại Bình Chánh và đưa ra giải pháp khắc phục cho địa phương.
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng trong chuyến làm việc gần đây với các địa phương, cho biết, trong 56 xã của TP.HCM chỉ còn Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (Bình Chánh) chưa đạt các tiêu chí NTM do vướng vấn đề môi trường. Ông chỉ đạo hai xã này phải giải quyết dứt điểm, không để tình trạng vứt rác bừa bãi tiếp tục diễn ra.
Theo Danviet
E ngại trồng giống lan cấy mô
Tại buổi gặp mặt nông dân chuyên trồng lan trên địa bàn TP.HCM đầu năm 2017 do Hội Nông dân TP.HCM chủ trì, ông Mai Quốc Thái - Phó Chủ tịch Hội Trang trại và làm vườn TP.HCM cho biết, việc nông dân trồng lan bằng giống nuôi cấy mô không đem lại lợi nhuận...
Theo ông Thái, kể cả giống cấy mô trong chai đem từ Thái Lan về ươm ra vườn cũng không tốt bằng mua cây giống có sẵn.
Người dân tham quan các giống lan cấy mô tại Hội chợ giống nông nghiệp TP.HCM năm 2016. Ảnh: N.V
Nuôi cấy mô trong nước còn yếu ở môi trường và tỷ lệ chất điều hòa sinh trưởng, do đó khâu lấy cây mô cấy từ chai ra vườn ươm cũng yếu. Chính vì vậy mà bà con nông dân sẵn sàng bỏ ra 6.000 - 8.000 đồng mua cây giống dendrobium từ Thái Lan hơn là mua giống cấy mô của Việt Nam.
Bà Lê Thị Mỹ Phước - Giám đốc Hợp tác xã hoa lan Ngọc Điểm ở Hóc Môn cho rằng, không ít nông dân đang e ngại chọn trồng lan bằng giống cấy mô. Nguyên nhân là do chỉ biết hoa từ cây cha, cây mẹ đẹp chứ không dám chắc cây con có đẹp như vậy hay không, hay "giống con ông hàng xóm". Còn ông Thái thì nhấn mạnh thêm: "Đừng xúi dại người ta lao theo giống cấy mô, trừ các cây lan dendrobium nắng đặc biệt".
Tuy nhiên, bà Phước cũng cho rằng, mảng sản xuất cây giống đang đem lại lợi nhuận cao nhất trong ngành nông nghiệp, do đó nói nuôi lan cấy mô mà lỗ là không đúng. Vấn đề ở chỗ TP.HCM có trung tâm công nghệ sinh học, có khu nông nghiệp công nghệ cao nhưng chất lượng cây giống chưa đáp ứng được nhu cầu nên nông dân không dám mua lan cấy mô. "Thời gian kiểm nghiệm giống cấy mô của ta chưa đủ lâu, trong khi đó mỗi năm các cơ sở sản xuất giống lại tung ra một bộ giống mới theo kiểu vừa làm vừa bán" - bà Phước cho hay.
Nói rõ hơn về điều này, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết kỹ thuật nuôi cấy mô quan trọng ở thao tác làm thế nào để cây sống được. Nhưng nuôi cấy mô trong nước còn yếu ở môi trường và tỷ lệ chất điều hòa sinh trưởng, do đó khâu lấy cây mô cấy từ chai ra vườn ươm cũng yếu. Chính vì vậy mà bà con nông dân sẵn sàng bỏ ra 6.000 - 8.000 đồng mua cây giống dendrobium từ Thái Lan hơn là mua giống cấy mô của Việt Nam.
Thừa nhận khó khăn này, ông Nguyễn Văn Hết - Phó Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM cho biết, công tác lai tạo hiện nay chưa thật sự mạnh bằng khâu nhân giống. Giống vô tính phải từ 3 năm mới có hoa, thêm 3 năm lấy hoa đó cấy mô. Nhưng ông Hết cho rằng vấn đề nằm ở chỗ thông tin phản hồi từ nông dân chưa cụ thể để có hướng thay đổi, do đó thời gian tới, Ban quản lý sẽ đẩy mạnh liên kết và trao đổi thông tin với bà con.
Hiện TP.HCM có 24 phòng cấy mô, mỗi năm sản xuất khoảng 16 triệu cây giống cấy mô các loại. Trung tâm Công nghệ sinh học cũng phát triển thành công hơn 20 giống lan dendrobium và nhiều giống cấy mô khác.
Theo Dantri
Trồng lan - vừa làm vừa chơi, mỗi năm bỏ túi 150 triệu đồng Xuất phát từ niềm đam mê, sau 3 năm nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, anh Nguyễn Trọng Dũng, ở khối 9, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiện sở hữu vườn lan đẹp mắt, có giá trị lớn. Anh Dũng thổ lộ anh vốn đam mê phong lan từ nhỏ, nên...