Tri thức cộng thêm
Tri thức là của chung nhân loại, ai cũng có quyền sở hữu, nhưng nó lại không phải là một món quà để có thể nhân danh này nọ ban phát chia chác, mà nó có được phải bởi chính từng cá nhân, bằng khả năng thiên phú, hoặc bằng sự nỗ lực cá thể. Khác với vàng bạc châu báu có thể cất giữ bởi bất cứ ai, tri thức không thể cất giữ mà phải tiêu xài, và chỉ ai làm chủ được nó thì mới tiêu xài được, bằng không thì là bi kịch cho cả người sở hữu tri thức và người sử dụng người sở hữu tri thức loại ấy.
Tháng trước chúng ta vừa chứng kiến bộ Giáo dục và Đào tạo hủy một cái thông tư chỉ sau mấy chục ngày công bố, ấy là thông tư cộng thêm điểm cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học. Ngoài chuyện nó phi lý như… cổ tích, thậm chí là giễu cợt đời sống, thì nó cũng chứng tỏ một điều rất bất thường đang trở nên bình thường, ấy là chúng ta dùng điểm (tri thức) làm quà tặng.
Năm nay, theo thống kê của cả Đại học quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có… 13% thí sinh dự thi vào đại học không thuộc diện ưu tiên, còn lại 87% các thí sinh khác không được ưu tiên này thì ưu tiên nọ, và như thế là chúng ta đã ưu tiên đại trà, tức là… không ưu tiên gì.
Thực ra ý đồ ưu tiên thì có thể tốt. Hãy hình dung những đứa trẻ ở thành phố với nông thôn thì rõ ngay. Một bên thì đủ đầy tiện nghi điều kiện, một bên thiếu thốn đủ bề. Vậy phải quan tâm đến những đứa trẻ thiếu thốn là đúng rồi. Nhưng hãy tiếp tục hình dung, khi ta “nhốt” hai đứa trẻ ấy cùng một môi trường học tập thì rõ ràng cả 2 bên đều khốn khổ. Ăn thì còn có thể cố nhắm mắt nhắm mũi nuốt thêm một ít, chứ kiến thức đã hổng thì không cách gì nhồi nhét được, thế mà những đứa trẻ chưa đủ điểm ấy được cộng thêm để học với những đứa trẻ giỏi hơn mình, thì hoặc là những đứa trẻ ấy phải rất đau đớn cực nhọc để học, hoặc là nền giáo dục ấy có vấn đề?
Chưa hết, để hợp thức hóa một cách rõ ràng minh bạch hơn chuyện tri thức cộng thêm ấy, người ta còn nghĩ ra cách tuyển sinh theo hình thức “cử tuyển”. Rất nhiều người đã lợi dụng cái chính sách này để nhét con em mình học dốt không thi được đại học vào, trong khi chưa ai thống kê cụ thể xem thực chất cái món cử tuyển ấy nó có thực chất được bao nhiêu phần trăm, con em đồng bào được tuyển theo lối cử ấy bao nhiêu người theo học được, bao nhiêu người về quê công tác, và họ phát huy tác dụng thế nào? Và hãy chịu khó đặt ra tình huống luôn, những người có trách nhiệm cử tuyển ấy, lỡ bị bệnh, có dám giao tính mạng mình cho các bác sĩ cử tuyển không?
Video đang HOT
Và từ đấy người ta đẻ ra một hình thức nữa là tại chức. Hiện nay nhiều tỉnh đã nói không với tại chức, bởi họ thừa biết tại chức là gì, học như thế nào. Theo tôi, tại chức trong những giai đoạn cụ thể thì có thể là phù hợp, nó phát huy được tác dụng, nhưng hiện nay đến lúc nó phản tác dụng rồi, nên các tỉnh “nói không” là có lý của họ.
Vốn dĩ tại chức là một loại hình đào tạo không chính quy gồm cả từ xa, mở, tại chức… dành cho những người ham học thực sự mà không có điều kiện học tập trung, hoặc những người đã có bằng chính quy, học thêm văn bằng 2, 3 mục đích là học cho mình, học để hiểu biết thêm, và như thế nó là một hình thức đào tạo tốt, nên được ủng hộ.
Nhưng ở Việt Nam chúng ta nó đã bị biến tướng, trở thành nơi công khai mua bằng. Có thể nó phù hợp với hồi mới giải phóng, các đồng chí cán bộ, bộ đội đã kinh qua chiến tranh, giờ vẫn cần giữ họ lại làm việc thì đào tạo thêm chuyên môn cho họ, và thời ấy, hệ không chính quy này đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, dù cũng ối chuyện bi hài.
Nhưng bây giờ nhân danh xã hội hoá giáo dục, nhân danh xã hội học tập để… mua bán bằng thì kinh khủng quá. Ở trong chăn mới biết rận, hãy cứ thử đột nhập vào các lớp tại chức mà xem, đi học chủ yếu là… đóng tiền, còn về cơ bản, học xong vẫn chả biết gì (may ra thì biết Mác Lê Nin là… hai ông, chứ trước khi đi học cứ tưởng là một ông?…). Nhiều đồng chí đào tạo con bằng con đường tại chức là chắc ăn nhất. Cứ học phổ thông lèng èng, vào cơ quan bố làm chân pha trà bảo vệ, rồi học tại chức, mấy năm là lên trưởng phòng, bóp chết chính quy ngay. Mà lại toàn ngành quan trọng hoặc lương cao. Người viết bài này học chính quy ra trường từ năm 81, chứng kiến bao nhiêu anh đi lên từ… tại chức, chữ to như con gà cộ, sai chính tả be bét, thế mà bây giờ cũng mấy bằng đại học, chuyên viên chính, trong khi người học hành tử tế, làm việc thật sự, nộp đơn năm lần bảy lượt xin đi thi chuyên viên chính mà đều bị gạt, lý do là… không học tại chức!
Vấn đề là xã hội ta chả biết ai quy định mà cứ lấy bằng làm thước đo, mà bằng Việt Nam thì ai chả biết nó như thế nào. Vậy nên mới có chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư cộng điểm cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cho những người hoạt động cách mạng trước năm 1945… nó chứng tỏ sự ban phát tri thức đã đến hồi… bình thường. Mang thứ không phải của mình ra ban phát cho người khác, bất kể người ấy có tiêu hóa được hay không là một sự bất bình thường ghê gớm mà lâu nay chúng ta đã làm, coi như một cách “đền ơn đáp nghĩa”- lời của cả thứ trưởng và vụ trưởng của Bộ Giáo dục Đào tạo- nó khiến xã hội ngày càng lệch xa với chân giá trị, nên không lạ gì khi mà các mối quan hệ, các cách hành xử trong xã hội ta có lệch chuẩn ngày càng nhiều hơn.
May mà Bộ Giáo dục Đào tạo đã thu hồi quyết định cộng điểm phi lý và buồn cười trên, nhưng vẫn còn bao nhiêu việc phi lý, bất bình thường vẫn đang tồn tại, mà cái số liệu chỉ có 13% thí sinh không được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi vào đại học năm này là một ví dụ bi hài, bởi không ai ưu tiên cho số đông cả, và đã là số đông thì không còn gọi là ưu tiên, mà phải gọi ngược lại: ưu tiên không cộng điểm cho 13% còn lại, và đấy mới chỉ là một phi lý nhỏ trong vô vàn phi lý đang hiện hữu trong xã hội hiện nay…
Hoàng Hương Giang
Theo VTC
"Chửi cha không bằng pha tiếng" ?
Hiện nay, trên một số chương trình truyền hình của mình có những ca sĩ ở vị trí giám khảo dường như thích khoe chữ bằng cách liên tục pha trộn tiếng Anh khi nhận xét các thí sinh, trong khi vốn tiếng Việt của chúng ta khá đầy đủ để diễn đạt
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đài Truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK đối diện với một vụ kiện hy hữu - cụ ông Hoji Takahashi, 71 tuổi, đòi NHK bồi thường thiệt hại tinh thần cho ông số tiền tương đương 14.300 USD. Lý do là NHK đã lạm dụng tiếng Anh trong nhiều chương trình thời sự và giải trí làm tổn thương tinh thần của ông. Ông chất vấn tại sao NHK lại không sử dụng tiếng Nhật, một ngôn ngữ có kho tàng từ vựng phong phú và yêu cầu Đài quốc gia NHK cần xác định ưu tiên dùng tiếng Nhật để giữ gìn văn hóa Nhật Bản.
Từ vụ khởi kiện của cụ ông Hoji Takahashi, nước Nhật bừng tỉnh để nhìn lại mình, đặc biệt là giới trẻ. Học ngoại ngữ rất tốt, nhưng sinh ngoại ngữ đến mức muốn thay luôn cả tiếng mẹ đẻ là không thể chấp nhận. Trong giao tiếp hằng ngày, thói quen pha trộn thêm vài tiếng nước ngoài để khoe chữ, chứng tỏ mình là người có học thức khá phổ biến trong giới trẻ, dần dần thói quen này thành trào lưu. Người Nhật rất tự hào về truyền thống văn hóa, cho nên thế hệ cao tuổi cảm thấy lo ngại về xu thế Mỹ hóa, và càng không chấp nhận điều đó lại xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia.
Ở Việt Nam cũng có những trường hợp tương tự. Một số không ít trong giới trẻ đang tự "ngoại quốc hóa" mình và cho rằng đó là xu thế hiện đại, là "xì bo" và "xì tin". Khối cô cậu nhuộm tóc "cá bảy màu" theo mốt Hàn Quốc, ăn mặc cũng theo kiểu Hàn Quốc, yêu đương mùi mẩn tay ba tay tư và khóc lóc theo mô típ phim Hàn Quốc. Còn lạm dụng tiếng Anh thì khỏi phải bàn, đó là căn bệnh đang khá trầm trọng. Không chỉ nói, kể cả viết, nhiều người rất thích chêm tiếng Anh vào cho oách. Mặc dù chỉ biết có bấy nhiêu chữ thôi, nhưng cũng khoe khoang với thiên hạ mình cũng là dân sành điệu. Người này nói, người khác bắt chước theo, thế là thành trào lưu sính chữ ngoại trong ngôn ngữ giao tiếp.
Chuyện trong cộng đồng xã hội loạn xà ngầu về sử dụng tiếng Anh pha vào tiếng Việt đã là đáng phàn nàn, nhưng trên truyền hình lại là chuyện khác. Hiện nay, trên một số chương trình truyền hình của mình có những ca sĩ ở vị trí giám khảo dường như thích khoe chữ bằng cách liên tục pha trộn tiếng Anh khi nhận xét các thí sinh, trong khi vốn tiếng Việt của chúng ta khá đầy đủ để diễn đạt mọi trạng thái cảm xúc, mọi lý luận cao siêu thuộc các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, kể cả trong lĩnh vực âm nhạc. Cũng có thể các bạn ca sĩ đó có trình độ tiếng Anh , nhưng càng giỏi tiếng nước ngoài thì càng phải ý thức tôn trọng và yêu quý ngôn ngữ mẹ đẻ. Ở Việt Nam trong số người xem người nghe các chương trình như " ai đồ", có hàng triệu người ở vùng sâu vùng xa .Họ đâu có quen với vài thứ tiếng Anh pha trộn như vậy của các vị giám khảo. Liệu khán giả có thể lên tiếng đề nghị Ban tổ chức các chương trình truyền hình nêu trên khuyên ngăn "các ca sĩ sính tiếng tây" này được không??
Đành rằng học hành bằng cấp này nọ và thông thạo ngoại ngữ có thể coi như là có trí thức, nhưng trí thức và văn hóa là hai lĩnh vực khác nhau. Có người trí thức nhiều nhưng thiếu văn hóa, có người trí thức ít nhưng lại rất có văn hóa. Đương nhiên, nếu vừa có trí thức lại vừa có văn hóa thi là điều càng quý. Hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội hội sẽ thể hiện trong cộng đồng ai là người vừa có trí thức lại vừa có văn hóa. Trong trường hợp này, chính là sự ứng xử đối với tiếng Việt - chữ nghĩa trĩu nặng văn hóa, hồn vía của dân tộc mình. Với thực tế trên liệu có nên nghĩ tới lời nhắc nhở của cha ông chúng ta "Chửi cha không bằng pha tiếng ? "
Theo vietbao
Nam Định vẫn "nói không" với bằng tại chức UBND tỉnh Nam Định vừa có thông báo về việc tuyển dụng công chức của tỉnh năm 2013. Theo đó, những người dự tuyển phải được đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn. Ngoài ra, người dự tuyển phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Nam Định trước ngày 1.5.2013 và cam kết nếu trúng tuyển thì làm việc tại...