Trị tận gốc nám lâu năm
Tôi bị nám vùng má, gần đây, chúng ngày càng đậm và lan rộng ra, xin tư vấn giúp tôi về bệnh nám má. (Huyền Trân)
Nám má (melasma) xuất phát từ một danh từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Geekmelas) có nghĩa là đen sạm. Đây là một bệnh có rối loạn sắc tố da phổ biến. Tuy lành tính nhưng chúng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng ở hai bên má, trán, cằm, mũi xuất hiện những vết mầu nâu, hay xanh đen, sắp xếp đối xứng. Kích thước của thương tổn thay đổi khi nhỏ khi to, mờ rõ nhưng không đều. Mầu sắc thương tổn thường sạm như chì, đồng đều, đôi khi có nâu hay đen sạm. Thương tổn không có đỏ da, không teo da, không bong vẩy và không ngứa.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nám má như nội tiết tố, đặc biệt là nội tiết tố nữ Estrogen, các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, buồng trứng, uống thuốc tránh thai, thuốc nội tiết, sinh nở nhiều lần, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhóm da, stress, chế độ ăn, yếu tố gia đình…
Cách điều trị:
Thuốc bôi và uống thường dùng là hydroquinon, retinoid, azelaic acid, vitamin C, vitamin E, vitamin B3… cho kết quả hạn chế.
Video đang HOT
Lột nhẹ da vùng nám: các dung dịch TCA, Climan, Obagi… thường được áp dụng với người da trắng. Người Việt Nam thường không đạt kết quả do yếu tố nhóm da và khí hậu không phù hợp. một số trường hợp sau lột da có hiện tượng tăng sắc tố đậm hơn.
Laser, IPL, công nghệ ánh sáng kết hợp thuốc bôi là phương pháp mang lại kết quả tốt. Liệu trình điều trị thường 6-9 tháng. Các loại laser đáp ứng với điều trị nám là laser YAG Q-Switched với 2 bước sóng 1064nm và 532nm, IPL, laser ruby, laser KTP, laser PDPL.
Đặc biệt hiện nay, công nghệ Laser YAG Q-Switched cao cấp thế hệ mới có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị nám. Ánh sáng Laser với bước sóng và thông số điều trị chuẩn có tác dụng làm mờ dần và tiến tới loại bỏ những đám nám mà không hề gây sẹo hoặc bất cứ một tác dụng phụ nào trên da. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cần phải được điều trị bởi bác sĩ có kinh nghiệm về Laser thẩm mỹ da và máy Laser YAG Q-Switched cao cấp thế hệ mới, đúng tiêu chuẩn.
Theo Ngoisao
Trị nám an toàn, không tái phát
Tôi 40 tuổi, bị nám khoảng 5-6 năm nay, tôi đi khám, nhưng thấy mỗi nơi chỉ dẫn một kiểu, mong được tư vấn cụ thể. (Nguyệt)
Nám má (melasma) xuất phát từ một danh từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Geekmelas) có nghĩa là đen xạm. Đây là một bệnh có rối loạn sắc tố da rất phổ biến, khoảng trên 80% phụ nữ trên 40 tuổi có biểu hiện nám. Tuy lành tính nhưng nám má ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng ở hai bên má, trán, cằm, mũi xuất hiện những vết màu nâu, hay xanh đen, sắp xếp đối xứng. Kích thước của thương tổn thay đổi khi nhỏ khi to, bờ rõ nhưng không đều. Màu sắc thương tổn thường xạm như chì, đồng đều, đôi khi có nâu hay đen xạm. Thương tổn không có đỏ da, không teo da, không bong vẩy và không ngứa. Tùy theo mức độ tổn thương nông hay sâu của nám mà chia ra: nám nông (nám thượng bì), là thương tổn vùng thượng bì của da, nám sâu (nám trung bì) là thương tổn sâu ở lớp trung bì của da, và nám hỗn hợp là thương tổn cả nông và sâu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nám má như: nội tiết tố, đặc biệt là nội tiết tố nữ Estrogen, sự lão hóa da theo tuổi, các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, buồng trứng, uống thuốc tránh thai, thuốc nội tiết, sinh nở nhiều lần, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhóm da, stress, chế độ ăn, yếu tố gia đình...
Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nám má mà phải thường kết hợp nhiều cách mới có thể đạt hiệu quả tối ưu. Do nám có nhiều nguyên nhân và biểu hiện một cách từ từ, tăng dần theo thời gian cho nên điều trị nám má cũng cần nhiều thời gian mới có thể đạt hiệu quả, các can thiệp nóng vội, quá mạnh hay quá nhanh đều dẫn đến phản tác dụng. Điều trị nám thường kết quả là cải thiện 70-90%, ít trường hợp có thể hết hoàn toàn. Về lâu dài, sau 5-10 năm nám má vẫn có thể bị lại.
Các biện pháp điều trị bao gồm:
Dùng thuốc bôi và uống: thường dùng hydroquinon, retinoid, azelaic acid, vitamin C, E, B3... kết quả thường hạn chế.
Lột nhẹ da vùng nám: dùng các dung dịch TCA, Climan, Obagi... phương pháp này hay được áp dụng với người da trắng châu Âu. Với người Việt Nam thường không đạt kết quả do yếu tố nhóm da người và khí hậu không phù hợp. Một số trường hợp sau lột da có hiện tượng tăng sắc tố đậm hơn.
Dùng Laser, IPL, công nghệ ánh sáng kết hợp thuốc bôi: đây là phương pháp mang lại kết quả cao và hạn chế tái phát. Liệu trình điều trị thường 6-9 tháng. Các loại laser đáp ứng với điều trị nám là laser YAG Q-Switched với 2 bước sóng 1.064nmvà 532nm, IPL, laser ruby, laser Alexandride.
Hiện công nghệ Laser YAG Q-Switched cao cấp thế hệ mới được coi là hiệu quả trong điều trị nám. Ánh sáng Laser với bước sóng và thông số điều trị chuẩn có tác dụng làm mờ dần và tiến tới loại bỏ những đám nám mà không gây sẹo hoặc bất cứ một tác dụng phụ nào trên da, đồng thời thuốc bôi kết hợp ức chế những sắc tố nám tập trung trở lại. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cần phải được điều trị bởi bác sĩ có kinh nghiệm về Laser thẩm mỹ da và máy Laser YAG Q-Switched cao cấp thế hệ mới, đúng tiêu chuẩn. Liệu trình điều trị nám 4-5 lần chiếu laser kết hợp bôi thuốc, khoảng cách giữa hai lần điều trị 4-5 tuần.
Tư vấn bởi: Viện thẩm mỹ Hà Nội.
Địa chỉ: 14 đường Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 3945 4548.
Website: www.vienthammyhanoi.com.vn ;
Email: vienthammyhanoi@fpt.vn .
Theo Ngo isao
Sai lầm khi chỉ làm trắng da mặt Bỏ qua vùng da cổ với các vệt sạm màu, cháy nắng là sai lầm cơ bản của nhiều chị em khi muốn làm trắng da cho gương mặt. Những chiếc áo cổ rộng gợi cảm của mùa hè dễ khiến vùng da cổ bạn trở nên đen sạm vì cháy nắng. Da cổ cũng nhạy cảm, nếu không được chăm sóc nó...