Trị ngứa da mùa đông
Ngứa da vào mùa đông là triệu chứng mà nhiều người mắc phải, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Phải làm sao với chứng bệnh khó chịu này.
Mùa đông là lúc thời tiết hanh khô, một số mao mạch trên da bị đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm , khả năng bài tiết mồ hôi và axit hữu cơ cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống. Điều này khiến da của nhiều người cũng trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa.
Biểu hiện
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ. Da của người bệnh thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh, ở bất kỳ vùng da nào. Kích thước và hình dáng các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.
Ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ là triệu chứng phổ biến của bệnh. Ảnh minh họa.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát. Bệnh thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại làm người mắc khó chịu. Theo các chuyên gia, bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân.
Vì thế, với những người bệnh do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Đi ngoài đường mùa đông cần chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng, găng tay, mũ ấm, đi tất chân.
Nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị
Dị ứng cơ địa
Video đang HOT
Đây là những người có cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, những người này cần chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Khi ngủ, không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa.
Dị ứng da cơ địa là những người có cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Ảnh minh họa.
Khi thấy da có biểu hiện mẩn ngứa cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không gãi hay chà xát mạnh chỗ ngứa để tránh bệnh bị nặng thêm.
Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, bố… Tránh mặc quần áo quá chật kẻo da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua… cũng cần hạn chế ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
Nếu thấy bệnh nặng hơn, bạn cần sớm đến bệnh viện da liễu để khám và chữa trị, không tự ý mua thuốc.
Tắm nước quá nóng
Mùa đông, vì sợ lạnh nên nhiều người tắm nước quá nóng. Việc tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng càng khiến da bị khô do làm mất hết chất nhờn để bảo vệ da, khiến da nhanh khô và nứt nẻ. Vì vậy, mọi người chỉ nên tắm 3-4 lần mỗi ngày và tắm nước đủ ấm. Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm, am toàn nhất là kem dành cho trẻ em.
Việc tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng càng khiến da bị khô do làm mất hết chất nhờn để bảo vệ da, khiến da nhanh khô, ngứa ngáy. Ảnh minh họa.
Khi ngứa, bạn cũng nên tránh dùng xà bông, sữa tắm để tắm.
Uống ít nước
Mùa đông, da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Bạn hãy uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, là cách đơn giản nhất để bù nước cho gia.
Dùng máy sưởi thường xuyên
Đây cũng là nguyên nhân khiến da bị mất nước, làm da khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên để ở mức 22-30 độ C, không nên để quá nóng.
Theo Alobacsi
Chăm sóc da bị tổn thương trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể thai phụ có rất nhiều thay đổi, rõ nhất thể hiện qua da, lông, tóc, móng. Những thay đổi này có thể gây ra những tác động về mặt thẩm mỹ, tâm lý; sức khỏe. ThS-BS Lê Thái Vân Thanh - Giảng viên bộ môn Da Liễu, ĐH Y Dược TP.HCM tư vấn giúp chị em có thêm thông tin về vấn đề này.
Đủ kiểu xấu, ngứa
Tình trạng tăng sắc tố da, toàn bộ da trở nên sậm màu hơn, kể cả các nốt ruồi hoặc đốm tàn nhang sẵn có. Đặc biệt, da mặt bị nám ở những vùng như hai má, sống mũi, trán và ria mép. Tình trạng tăng sắc tố xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau và gặp trong 90% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính là sự gia tăng nồng độ của nội tiết tố kích thích các tế bào hắc tố (MSH), làm cho các tế bào này tăng sản xuất hắc tố trong da.
Bên cạnh đó, da bụng, hông, mông, ngực "đua nhau" rạn, tình trạng này cũng chiếm tỷ lệ 90% ở phụ nữ mang thai. Rạn da lúc đầu màu hồng sau đó thành các dải teo da màu tím, sau sinh chúng sẽ nhạt dần. Các dải teo da đôi khi kèm với ngứa nhẹ, cộng với hiện tượng ngứa da trong thai kỳ (chiếm tỷ lệ 0.8%) gây khó chịu cho bà bầu.
Không những vậy, bà bầu còn "đau đầu" trước tình trạng tóc thi nhau rụng và móng trở nên giòn hơn, mất bóng, dễ gãy do tăng nhu cầu về các vitamin và yếu tố vi lượng trong cơ thể bà mẹ.
Bệnh da do thai kỳ
Pemphigoid thai kỳ là bệnh tự miễn thường xuất hiện vào các tháng cuối của thai kỳ, ở những người sinh con rạ. Tỷ lệ bệnh khoảng 1/50.000. Biểu hiện là da nổi các mẩn đỏ hoặc mụn nước trên nền da sưng đỏ, thường gặp ở bụng, lan ra ngực, lưng, mặt gây ngứa. Bệnh có thể gây chết thai, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân; nổi mề đay, mụn nước - bóng nước ở con gặp trong 10% trường hợp mẹ bị bệnh và các tổn thương này tự biến mất trong vài tuần sau sinh.
Sẩn - mảng mề đay ngứa của thai kỳ thường gặp ở người mang thai con so, xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ, chiếm tỷ lệ từ 0.25-1%. Khởi phát là các mẩn đỏ kích thước nhỏ 1-2mm xuất hiện ở các đường nứt da. Ngay sau đó, các tổn thương tập hợp lại để hình thành các mảng đỏ da lớn hơn ở rốn và lan tỏa dần đến mông, đùi, rất ngứa. Bệnh tự khỏi vài ngày sau sinh nhưng đáng lưu ý là trẻ có thể bị bệnh da giống mẹ.
Ứ mật thai kỳ tái phát là nguyên nhân gây vàng da thai kỳ thường gặp thứ hai sau viêm gan siêu vi. Bệnh xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ. Đầu tiên ngứa khu trú sau đó lan ra toàn thân. Ngứa có thể xuất hiện trước vàng da; kèm mệt mỏi, chán ăn; có thể buồn nôn, ói mửa, cảm giác tức bụng hoặc nhạy đau. Có 50% trường hợp nước tiểu sậm màu và phân nhạt màu. Bệnh làm tăng tỷ lệ sinh non, trẻ nhẹ ký, xuất huyết sau sinh.
Chốc dạng herpes là một dạng vảy nến mủ xảy ra trong thai kỳ và có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Khởi phát là những mảng đỏ da xuất hiện ở bẹn, nách, cổ, với các mụn mủ nhỏ-nông ở rìa. Tổn thương lan dần ra ngoại vi, đóng mày hoặc mủ ở trung tâm, ít ngứa. Niêm mạc có thể bị tổn thương và móng tay-chân bị sút ra. Sốt ớn lạnh đôi khi kèm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.
Làm sao?
Các thay đổi trên gây ảnh hưởng đáng kể về mặt thẩm mỹ và tâm lý cho thai phụ. Đáng nói, không ít chị em vì sợ xấu, nôn nóng làm theo những lời rỉ tai không đúng làm cho bệnh nặng hơn, hoặc dùng thuốc để điều trị có thể gây nguy hiểm cho thai.
Chị em cần kiên nhẫn chờ đợi đối với các thay đổi do sinh lý thai kỳ như nám, rụng tóc, rạn da, ngứa da. Đồng thời, bảo vệ da bằng cách chống nắng kỹ; tiếp tục dùng dầu gội hoặc dầu tắm quen dùng. Nếu ngứa da tăng dần hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể dùng một số loại thuốc uống kháng histamin giảm ngứa như diphenhydramine, chlorpheniramine; thay đổi dầu tắm bằng sữa tắm baby hoặc các sản phẩm không chứa xà bông như cetaphil, saforell, eucerin...
Lưu ý, không nên có thái độ xem thường bệnh da hoặc tự ý dùng một số biện pháp để giải quyết bệnh da khi đang mang thai, nên đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị kịp thời.
Theo tapchilamdep
3 loại quả mùa đông nên ăn để da khỏe mạnh Thay vì dùng kem dưỡng da, chị em hãy chọn cách bổ sung nước cho cơ thể nói chung, cho da nói riêng bằng các loại trái cây có sẵn trong mùa này. Về mùa đông, nhiệt độ thấp khiến da bị mất nước nên dễ bị nứt nẻ hơn các mùa khác. Vì vậy,bạn cần chăm sóc cơ thể của mình, đặc...