Trị nám triệt để
Đối với nám sâu, các chuyên gia khuyên rằng việc điều trị nên tiến hành bằng các công nghệ kỹ thuật cao.
Nám nói chung và nám sâu nói riêng hình thành bởi những nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền: nếu thế hệ trước của bạn bị nám thì đây cũng là lý do giải thích cho việc da bị nám của bạn.
Rối loạn nội tiết: nám sâu chủ yếu hình thành do sự thay đổi nội tiết mạnh mẽ ở phụ nữ khi mang thai và ở độ tuổi tiền mãn kinh.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: trong ánh nắng mặt trời có tia UVA và UVB, hai tia này sẽ sản sinh ra sắc tố melanin (thành phần cấu tạo nên màu da). Melanin bị tích tụ và phân bố không đồng đều sẽ có những vết nâu trên da (nám).
Chế độ sinh hoạt, mỹ phẩm không hợp lý: việc bạn thường xuyên thức khuya, thường xuyên để tinh thần bị strees, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách cũng sẽ gây ra nám.
Bạn không nên chờ đến lúc nám xuất hiện trên da mặt mới cuống cuồng tìm cách điều trị, mà hãy lên kế hoạch để không phải miễn cưỡng “đón” vị khách này.
Nám sâu thường khó điều trị.
Nám sâu thường khó điều trị, chúng xuất hiện ở hai bên má, môi trên, cằm, trán dưới dạng những nốt nhỏ màu nâu và có chân ăn sâu vào da.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là trong thời điểm từ 10h sáng đến 16h chiều. Nếu bắt buộc phải ra ngoài bạn đừng quên đeo khẩu trang kín, đội mũ rộng vành và mặc cho da một “tấm áo choàng” kỳ diệu bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Bạn cũng cần bổ sung vào khẩu phần ăn của mình những thực phẩm giàu vitamin C, E, thực vật giàu estrogen… để ức chế sự hình thành nám từ bên trong, cùng chế độ sinh hoạt hợp lý và tinh thần thoải mái.
Video đang HOT
Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Phương pháp trị nám có nhiều cách:
Sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên: nha đam, khoai tây, cà chua, dâu tây, nước cốt chanh, trứng gà… đều là những sản phẩm có tác dụng nhất định với nám sâu.
Dùng thuốc đặc trị: trên thị trường những “sản phẩm” trị nám, thậm chí là cả thuốc, kem tự chế được bày bán la liệt khiến người tiêu dùng như lạc vào mê cung không biết lựa chọn loại nào. Khi lựa chọn, bạn nên chú ý nhãn mác xuất xứ, hạn sử dụng của sản phẩm phải rõ ràng. Đối với các thuốc bôi bạn cần có sự tư vấn kỹ lưỡng của chuyên gia, các bác sĩ da liễu để hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến da.
Theo các chuyên gia thì phương pháp điều trị nám sâu hiệu quả cần phải tác động vào cơ chế gây nám. Một mặt phải kiểm soát và khống chế được các nguyên nhân gây nám bên trong, mặt khác phải ngăn ngừa và phòng chống nám từ những tác nhân bên ngoài. Vì vậy những liệu pháp như dùng mặt nạ thiên nhiên, bôi kem, thoa thuốc bên ngoài da chỉ tác động một chiều nên sẽ không có kết quả cao đối với đặc trưng của loại nám có chân ăn sâu vào da.
Công nghệ Laser YAG là giải pháp tốt hiện nay.
Đối với nám sâu, các chuyên gia khuyên rằng việc điều trị nên tiến hành bằng các công nghệ kỹ thuật cao có khả năng tác động hai chiều: cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Căn cứ vào tính chất “ngang bướng” của loại nám này và để việc điều trị được an toàn, hiệu quả, các chuyên gia khuyên bạn nên nhờ đến các công nghệ cao đã được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trên thế giới như FDA (Mỹ), CE (châu Âu).
Laser YAG là một trong số ít những công nghệ đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của hai tổ chức này và trở thành một công nghệ vượt trội vì đem lại hiệu quả điều trị cao (90-95%) tính đến thời điểm hiện tại.
Laser YAG có độ xung ngắn (6/1.000.000.000 giây), phù hợp trong điều trị nám sâu, hoạt động dựa trên sự kết hợp của hai bước sóng 1.064nm và 532nm tác động vào những sắc tố nám tạo ra hiệu quả kép tức thì. Trong lúc bước sóng 1.064nm tác động tới các sắc tố ở lớp sâu trung bì, hạ bì mà không gây tổn thương bề mặt, thì bước sóng 532nm tác động vào lớp nông hơn khiến các sắc tố sậm màu trên da hấp thu năng lượng và vỡ ra thành vô số hạt li ti, được đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên.
Chỉ sau 4-6 lần trị liệu, làn da sẽ trở nên sáng mịn, đồng màu do các vết nám đã “không cánh mà bay”. Tuy công nghệ đã được chứng nhận bởi độ an toàn và hiệu quả nhưng bạn cũng nên tỉnh táo trong việc lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và trị liệu bởi các bác sĩ và chuyên viên có tay nghề cao.
Theo Ngoisao
Mặt nạ dưỡng móng tay từ thiên nhiên
Thay vì mua sản phẩm chăm sóc chuyên nghiệp, bạn có thể dưỡng móng bằng mặt nạ thiên nhiên đơn giản.
1. Dầu ôliu
Hỗn hợp dầu ôliu và nước cốt chanh chính là công thức tự chế đơn giản nhất bạn có thể thực hiện giúp thúc đẩy móng mọc nhanh một cách tự nhiên. Trộn đều hai thìa canh dầu ô liu với 10 giọt nước cốt chanh rồi bảo quản trong lọ kín và bôi lên móng tay hàng ngày, bạn sẽ thấy móng tay mình chắc và mọc nhanh hơn đáng kể sau một tuần thực hiện. Ngoài dầu ô liu, bạn cũng có thể sử dụng những loại tinh dầu tự nhiên khác như dầu hạnh nhân, dầu hạt lanh, dầu dừa, tinh dầu jojoba... để giúp móng tay và tóc nhanh mọc hơn.
2. Lá lô hội
Lá lô hội có tác dụng mạnh trong việc tẩy sạch những vết ố vàng trên móng tay. Sau khi mua lá lô hội về, bạn rửa sạch và hấp cách thủy cho lá thật mềm, cắt khoanh lá thật mỏng, nghiền nát rồi bôi lên móng tay. Bạn nên thoa lên móng 15-20 phút mỗi ngày rồi rửa lại móng bằng nước ấm. Đừng quên lau khô tay bằng khăn mềm.
3. Dâu tây
Dâu tây và baking soda đều có khả năng tẩy những vết ố rất tốt. Bạn chỉ cần nghiền nát 4-5 trái dâu rồi trộn cùng với một thìa cà phê baking soda. Thoa đều hỗn hợp và mát-xa ngón tay rồi để trong 10 phút. Cuối cùng rửa sạch tay bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
4. Nước chanh
Sự kết hợp giữa nước chanh và bột nở có thể giúp bạn tạo ra dung dịch tẩy ố vàng trên móng rất hiệu quả. Bạn hãy trộn đều một muỗng canh nước chanh với một muỗng canh bột nở. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên tay và mát-xa tay. Với phần móng, bạn nên dùng miếng cotton để chà lên những vùng bị ố vàng. Cuối cùng, rửa sạch tay bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
5. Cà phê và hạt tiêu đỏ
Trộn nửa muỗng cà phê hạt tiêu đỏ, 10 giọt nước sôi và một thìa cà phê kem sau đó thoa trên móng tay. Chờ 15-20 phút và rửa móng tay lại bằng nước. Bạn chỉ nên sử dụng mặt nạ này một lần một tháng để tăng cường thúc đẩy tăng trưởng móng.
6. Sáp ong và lòng đỏ trứng gà
Wax móng bằng sáp ong, lòng đỏ trứng, dầu ô liu để móng mạnh khỏe hơn. Theo đó, bạn nên đánh tan 4g sáp ong vào nước. Lòng đỏ trứng sau khi đã luộc sẽ bóp vụn và trộn với sáp ong. Sau đó, thêm vài giọt dầu ô liu vào tạo thành hỗn hợp dạng thuốc mỡ dày sền sệt. Bạn có thể sử dụng phương pháp này cho móng một lần một tháng.
7. Nước ép nho chua
Đối với phương pháp này, bạn có thể sử dụng bất kỳ thứ quả chua như nho Hy Lạp, cây nam việt quất, chanh, nên dùng những quả mọng này chà móng tay và vùng da xung quanh móng.
Theo Ngoisao
Mặt nạ thiên nhiên cho da mặt sạm và khô Da mặt xạm và thô thường là do dãi nắng hoặc thiếu vitamin nhóm B, cũng có thể do dùng mỹ phẩm thiếu chất lượng. Cách chữa đơn giản nhất là làm mịn trắng da, bổ sung vitamin. Ngày thường nên ít ra nắng và ăn nhiều hoa quả. Có rất nhiều cách để da mặt bớt xạm và thô. Sau đây là...