Trị bệnh và sống khỏe với thiền
Ngoài lợi ích vật lý như giảm bệnh cao huyết áp, stress và tăng cường hệ miễn dịch, thiền còn giúp bạn tăng khả năng thấu hiểu bản thân thông qua sự nhận biết suy nghĩ và cảm xúc. Càng tỉnh thức bằng thiền định, bạn càng kiểm soát được tâm trạng và có cuộc sống chất lượng hơn.
1. Tăng tư duy tích cực
Trong ngày bạn có thể trải qua nhiều suy nghĩ tiêu cực lẫn tích cực. Thiền giúp bạn có thời gian loại bỏ bớt việc suy nghĩ bằng tâm trí và chỉ tập trung vào hơi thở, chuyển hướng suy nghĩ đến hiện tại mà không quan tâm đến quá khứ hoặc tương lai.
2. Giảm căng thẳng
Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay, nhưng chúng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn không thể đương đầu và vượt qua. Bằng cách dành thời gian yên tĩnh, hít thở sâu nhằm chuyển hướng sự tập trung vào hiện tại, bạn có thể quan sát sự căng thẳng của mình. Khi cảm thấy cơ thể bị áp lực hay căng thẳng, bạn chỉ cần nhắm mắt và hít thở đều đặn để lấy lại sự tập trung và bình tĩnh.
3. Kiểm soát cảm xúc tốt hơn
Video đang HOT
Thiền giúp bạn học cách phản ứng lại căng thẳng bằng cách quan sát những gì đang xảy ra trong tâm trí. Bạn càng tĩnh tâm thì càng thấu hiểu suy nghĩ và hành động của mình, cũng như tránh khỏi những cảm xúc mang tính bộc phát, tiêu cực.
4. Cuộc sống trở nên tốt hơn
Một khi nhận thức được suy nghĩ, hành động và cảm xúc của mình, bạn sẽ có những quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống. Thay vì phản ứng lại hoàn cảnh trái nghịch theo lẽ thông thường, bạn sẽ có những suy nghĩ tích cực, thấu đáo hơn về những quyết định của mình.
Ngoài ra, thiền còn giúp bạn học thêm một kỹ năng hữu ích là phát triển trí não; tạo cơ hội tận hưởng và kết nối với cuộc sốn hiện tại. Bạn có thể luyện tập thiền bao lâu tùy vào khả năng và thời gian cho phép. Tốt nhất nên chọn nơi có không gian yên tĩnh.
Theo lifehack.org
5 nguyên tắc vàng để luôn sống khỏe
Hãy tham khảo những nguyên tắc đơn giản sau đây để duy trì cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.
Ảnh minh họa
1. Ngừng ăn đường
Đường không chỉ gây tăng cân mà còn kích thích hormone dẫn đến mất cân bằng cơ thể. Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường và bệnh tim. Loại gia vị này còn tác động đến nội tiết tố nữ và khiến các hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, chế độ ăn này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai.
2. Cân bằng lượng omega-3 và omega-6
Trong chế độ ăn uống của người phương Tây, lượng chất béo omega-6 thường nhiều gấp 10 lần omega-3. Sự mất cân bằng này có thể khiến sức đề kháng của cơ thể giảm và rối loạn về hormone. Cách giải quyết vấn đề hữu hiệu nhất là hạn chế sử dụng các loại dầu thực vật và tăng những thực phẩm có nguồn gốc từ dầu cá, các loại hạt và bơ trong thực đơn hàng ngày. Dầu hoa anh thảo là một nguồn chất omega-3 dồi dào. Loại dầu này còn có tác dụng tốt trong việc hạn chế các hội chứng tiền kinh nguyệt PMS ở phụ nữ.
3. Cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người, bao gồm quá trình cân bằng hormone. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta cần cung cấp 400 IU (10 mcg) vitamin D mỗi ngày. Những người thiếu chất nghiêm trọng cần bổ sung liều cao hơn.
4. Cung cấp chất phytoestrogens
Phytoestrogen là chính là estrogen thực vật có chứa chất lignans, flavone, coumestans và isoflavone. Chất này tồn tại nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ đậu (đậu nành, đậu lăng, lạc). Tiêu thụ thực phẩm có chứa phytoestrogen có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, bệnh tim mạch và loãng xương. Đây cũng là estrogen tự nhiên trong cơ thể phụ nữ. Ngoài việc giúp cân bằng hàm lượng hormone khi tiêu thụ, phytoestrogen cũng tăng cường chức năng miễn dịch và có thể làm giảm triệu chứng của hiện tượng tiền kinh nguyệt và mãn kinh.
5. Sống vui vẻ, lạc quan
Tuyến thượng thận là một trong những trung tâm điều tiết nội tiết tố của cơ thể. Đôi khi, áp lực cuộc sống khiến bộ phận này phải làm việc với cường độ cao, gây bệnh suy giảm chức năng tuyến thượng thận (Addison). Đây là nguyên nhân chính gây chứng mệt mỏi mãn tính, huyết áp thấp và căng thẳng thường xuyên. Vì vậy, bạn cần cân bằng cuộc sống và công việc để có cuộc sống thoải mái. Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều vitamin B, magie (có nhiều trong gạo nguyên cám, các loại rau màu xanh đậm) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Zing
Đường phèn trị bệnh Có một số cách chế biến đường phèn cho người bị bệnh huyết áp, hoặc dùng tẩm bổ, theo hướng dẫn của lương y Như Tá. Đường phèn và quả hồng khô có thể kết hợp để chế biến món ăn cho người cao huyết áp - Ảnh: K.Vy - Shutterstock Dùng cho người cao huyết áp - Nguyên liệu gồm: một ít...