Trị bệnh thiếu máu chân mạn tính do xơ vữa
Bệnh thiếu máu chân mạn tính hay bệnh tắc động mạch tắc nghẽn mạn tính chi dưới là một nguyên nhân thường gặp gây mất chức năng đi đứng của bệnh nhân.
Đi đứng là một hoạt động cơ bản của con người. Bệnh thiếu máu chân mạn tính hay còn gọi là bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính chi dưới là một nguyên nhân thường gặp gây mất chức năng đi đứng của bệnh nhân. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến chân, bệnh này còn ảnh hưởng đến toàn thân, gây ra biến chứng và tử vong. Tại nước ta, có nhiều bệnh nhân bị bệnh tắc động mạch đến bệnh viện trong giai đoạn muộn, khi đã có hoại tử lan rộng ở bàn chân nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn với tỉ lệ cắt cụt chi vẫn còn cao.
1. Bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính chi dưới là gì?
Bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính chi dưới là một bệnh thường gặp trong phẫu thuật mạch máu, một chuyên khoa điều trị về bệnh của động mạch và tĩnh mạch. Bệnh này chiếm khoảng 7% ở người có độ tuổi 60-69 tuổi, 12,5% ở độ tuổi 70-79 tuổi và chiếm trên 23% ở độ tuổi trên 80.
Có một số nguyên nhân, tuy nhiên, hẹp và tắc nghẽn do các mảng xơ vữa là nguyên nhân thường gặp nhất. Có thể ví các động mạch tương tự như một hệ thống các ống kích thước khác nhau, dẫn máu từ tim đến nuôi các cơ quan và chi dưới kể từ mông cho đến các ngón chân. Khi tắc động mạch, lượng máu đến nuôi chân giảm đi, đến một mức độ nào đó sẽ gây tình trạng thiếu máu nuôi chân ở các mức độ khác nhau.
Hình chup động mạch chi dưới bị tắc
2. Những đối tượng nào thường mắc bệnh này?
Những người lớn tuổi, hút thuốc lá, có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, sống ít vận động và trong gia đình có người bệnh xơ mỡ là đối tượng dễ mắc bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính.
3. Bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính thường biểu hiện như thế nào?
Video đang HOT
Bệnh sẽ tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn sớm (giai đoạn 1) thường không có triệu chứng.
Giai đoạn 2 biểu hiện bằng đau cách hồi, đây là hiện tượng đau xuất hiện ở cẳng chân hoặc ở mông khi bệnh nhân đi được một đoạn đường, buộc bệnh nhân phải đứng lại nghỉ vài phút mới có thể đi lại tiếp, đi tiếp một khoảng cách giống như vậy, đau lại xuất hiện. Đây là một dấu hiệu rất thường gặp của bệnh. Đoạn đường bệnh nhân đi được trước khi xuất hiện đau ngắn hay dài tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu khoảng cách đi được nhỏ hơn 200 mét thì được gọi là đau cách hồi nặng.
Giai đoạn 3 biểu hiện đau liên tục lúc nghỉ, nhất là về khuya, và đau nhiều ở các ngón chân và bàn chân. Bệnh nhân thường mất ngủ hoặc là ngủ với tư thế chân buông thỏng ngoài gường vì ở tư thế này sẽ đỡ đau hơn.
Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng nhất (giai đoạn 4), các ngón chân hoặc bàn chân sẽ hoại tử hoặc loét không lành được.
Giai đoạn 3 và 4 được gọi là giai đoạn thiếu máu chân nguy kịch, biểu hiện của một tình trạng bệnh tắc động mạch rất nặng, với nguy cơ cắt cụt chi cao nếu không điều trị kịp thời.
Bàn chân hoại tử ở ngón cái
4. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng, nguy cơ của bệnh này là gì?
Nguy cơ của bệnh bao gồm tại chỗ và toàn thân. Nguy cơ tại chỗ là nguy cơ cắt cụt chân do hoại tử. Bên cạnh đó, vì xơ vữa mạch là một bệnh hệ thống nên ngoài động mạch chi dưới bị tắc, tất cả các mạch máu khác trong cơ thể cũng có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là động mạch nuôi tim (nhồi máu cơ tim), động mạch nuôi não (gây tai biến mạch máu não), động mạch thận (gây suy thận, tăng huyết áp)…Các biến chứng này có thể gây tử vong.
5. Các phương tiện chẩn đoán nào cần thiết để chẩn đoán bệnh ?
Với việc hỏi bệnh và bắt mạch, trong đa số trường hợp có thể chẩn đoán được bệnh. Tuy nhiên, cần phải làm thêm siêu âm Doppler và chụp hình mạch máu để có thể đánh giá chính xác mức độ bệnh và có một cách điều trị hợp lý.
6. Bệnh này được điều trị như thế nào? Sự khác nhau của các phương pháp điều trị?
Tùy theo giai đoạn bệnh, có thể điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.
Trong giai đoạn sớm có thể điều trị nội khoa nhằm điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như bỏ hút thuốc, đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày, thay đổi lối sống, điều trị tốt các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đi kèm, kết hợp với uống thuốc ức chế kết tập tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel (Plavix), thuốc giảm mỡ máu nhóm statine và thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển.
Trong giai đoạn nặng từ giai đoạn đau cách hồi với khoảng cách đi được dưới 200 mét thì cần phải phẫu thuật. Có 02 phương pháp phẫu thuật: can thiệp nội mạch hoặc mổ hở.
Phương pháp can thiệp nội mạch là một phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau, đơn giản nhất. Được thực hiện bằng cách chích vào động mạch đùi sau khi gây tê tại chỗ, qua đó luồn một dây ở đầu có bóng nong, đưa bóng đến đoạn động mạch bị hẹp và nong, sau đó có thể đặt vào vị trí vừa nong một stent, có tác dụng như một ống đỡ, giúp cho động mạch không bị hẹp lại. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp tình trạng tắc động mạch không quá lan rộng và giá thành điều trị cao hơn.
Trong trường hợp tắc động mạch nhiều nơi, tắc trên đoạn dài, phức tạp, phẫu thuật bắc cầu động mạch là phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cho kết quả dài hạn tốt. Tuy nhiên đây là phẫu thuật nặng và kéo dài.
Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Thanh Phong
Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Mạch máu – BV Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Những lý do khiến đàn ông ngại sex
Đã có ý kiến cho rằng đàn ông có thể quan hệ tình dục bất kể lúc nào. Không đúng như vậy. Đàn ông cũng giống phụ nữ, không phải ai cũng sẵn sàng làm chuyện ấy "mọi lúc mọi nơi".
Các lý do chính khiến người đàn ông không muốn lên giường với người mà mình đang yêu, thậm chí cả khi tình nhân muốn là gì?
Bệnh viêm
Lý do có lý nhất khiến người đàn ông không muốn quan hệ tình dục, phổ biến nhất là các bệnh viêm nhiễm ở các cơ quan tiết niệu và vùng chậu, cũng có thể là viêm nhiễm qua đường tình dục. Người đàn ông 38 - 40 tuổi có thể bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính, sự phát triển của bệnh có liên quan đến các cơ quan sinh dục đã bị viêm nhiễm từ trước, đã chữa nhưng không khỏi hẳn. Điều nguy hiểm là căn bệnh này phát triển mà không có triệu chứng. Giảm ham muốn tình dục chính là một trong những biến chứng, và nó giúp bác sĩ dễ chẩn đoán về bệnh tật nhất.
Có nhiều lý do khiến đàn ông ngại chuyện "giao ban". Ảnh minh họa.
Xơ vữa động mạch
Bị xơ vữa động mạch, thì không đủ lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục. Mảng bám trên các thành mạch máu, làm giảm tiết diện của mạch máu, nên việc cung cấp máu cho các cơ quan yếu hơn. Nếu bị xơ vữa động mạch, phải kiêng ăn mỡ, kiêng uống rượu, hút thuốc, cần tập thể dục và vận động nhiều để cải thiện bệnh tật.
Bệnh nội tiết
Tại sao người đàn ông lại quay lưng lại với người yêu của mình, rồi âm thầm đi vào giấc ngủ? Đây có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Lối sống không lành mạnh, môi trường kém, căng thảng là lý do bị bệnh tiểu đường của người trẻ tuổi.
Bệnh này làm tổn thương mạch máu và các dây thần kinh ở bộ phận sinh dục, làm giảm sự nhạy cảm của dương vật. Từ đó khiến người đàn ông lo sợ sự thân mật và rất ít muốn quan hệ tình dục. Nếu có hiện tượng như vừa nêu, hãy xét nghiệm máu, nhằm hạ bớt lượng glucose trong máu xuống.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giảm ham muốn tình dục. Ví dụ như, các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, viên giảm đường, các loại thuốc an thần.
Mệt mỏi mạn tính
Làm việc quá sức cũng ảnh hưởng đến ham muốn và khả năng tình dục. Khi đã mệt mỏi trong công việc người đàn ông chỉ ham ngủ. Gặp trường hợp này, hãy quan hệ tình dục vào buổi sáng thay vì buổi tối.
Căng thẳng và trầm cảm
Thường xuyên căng thẳng có thể phát triển thành trầm cảm mạn tính và dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Đàn ông có hội chứng trầm cảm sẽ giảm đáp ứng tình dục hai lần so với người không bị trầm cảm. Nếu một người đàn ông không có mong muốn tận hưởng tình dục thì cuộc sống thật là vô nghĩa.
Theo Nguyễn An (Vietnamnet)
Trị hôi nách, nên chọn giải pháp nào? Đối với việc chữa trị bệnh hôi nách, hiện nay có hai giải pháp ngoại khoa điều trị là thực hiện phương pháp loại bỏ tuyến mồ hôi nách và dùng máy hút mỡ điều trị hôi nách. Phương pháp ngoại khoa điều trị hôi nách áp dụng cho trường hợp nào ? Bác sỹ Trần Hoàng Oanh, trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện...