Treo mình lơ lửng trên những tòa nhà chọc trời giữa Thủ đô
Treo mình trên những tòa nhà chọc trời, người thợ phó thác cuộc sống cho sợi dây cáp mỏng đong đưa theo gió. Nghề lau kính hay xây lắp thiết bị cho các cao ốc ngày càng trở lên nguy hiểm, mức độ tỷ lệ thuận với chiều cao công trình.
Nếu không nghiêm ngặt tuân theo quy tắc an toàn lao động, những người thợ mỗi ngày đi làm là mỗi ngày đánh cược mạng sống của chính mình
Hai người thợ đang lau kính phía bên ngoài tầng 16 của một cao ốc năm trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Ba Đình – Hà Nội). Đây là một công việc đòi hỏi người thợ phải có thần kinh vững vàng, không sợ độ cao.
Nghề lau kính nhà cao tầng thường được các công ty dịch vụ vệ sinh nhận thầu, sau đó thuê thợ đa phần là những người ngoại tỉnh đã có kinh nghiệm và “dạn” độ cao để thực hiện công việc.
Các thiết bị an toàn của người thợ lau kính thường thô sơ, đơn giản. Khi treo mình ngoài trời lau kính sẽ có 2 dây, một dây đu chịu lực khoảng 1 tấn và một dây cứu sinh cùng vài trang bị bảo hộ như mũ, khẩu trang, dây an toàn toàn thân.
Công việc này thường hoạt động nhiều vào mùa hè hoặc khi trời khô ráo. Những ngày mưa, có gió lớn thì tuyệt đối không ai làm việc. Khi treo mình trên tòa nhà chọc trời bằng sợi dây cáp mỏng manh, tốc độ gió là yếu tố khách quan phải được quan tâm hàng đầu.
Lỉnh kỉnh cùng người thợ là 2 xô đựng các loại dụng cụ như dụng cụ lau kính, hóa chất tẩy rửa, nước uống… Ở độ cao chóng mặt, mọi dụng cụ cần được bảo vệ chắc chắn để phòng tránh gây tai nạn cho người phía dưới và chính bản thân người thợ.
Chốt khóa an toàn và sợi dây có thể chịu lực 1 tấn đưa người thợ lên khắp mọi tầng của tòa nhà. Lau kính là một nghề nguy hiểm và được trả công khá cao dù không cần bằng cấp. Trung bình người làm việc lâu năm có kinh nghiệm được trả 300 nghìn/ngày công. Làm việc tại các tầng nhà càng cao thì càng được trả nhiều tiền.
Video đang HOT
Phan Văn Đức đã có 2 năm kinh nghiệm trong nghề lắp các bảng đèn LED đang chuẩn bị các thiết bị an toàn trước khi đu mình làm việc ở một tòa nhà cao tầng tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Thanh Xuân – Hà Nội)
Làm việc ngoài trời ở độ cao hàng chục tầng nhà khi nắng nóng là vô cùng cực nhọc, nếu không uống đủ nước tại chỗ sẽ gây mất nước và chóng mặt bởi ở độ cao này dễ xảy ra tai nạn.
Anh Đức chia sẻ rằng bệnh đau lưng là một dạng bệnh nghề nghiệp bởi người thợ luôn phải gồng mình đu dây gây mỏi lưng thường xuyên.
Một người thợ nhìn qua vệt loang lổ của tấm kính đang lau dở. Đây là một nghề nguy hiểm và kén người làm, rất nhiều lao động đã bỏ việc ngay sau ngày công đầu tiên vì không chịu được “đòn” cân não ở độ cao hàng chục mét.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Hà Nội: Quanh năm ăn rau quả sạch trồng trong... thùng xốp
Chỉ bằng những thùng xốp, chị Nguyễn Thu Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) không chỉ trồng được các loại rau củ phục vụ cho gia đình mà còn trồng nhiều loại cây ăn quả cho thu hoạch quanh năm ngay tại ngôi nhà cao tầng của mình.
Hơn 3 năm trước, trong quãng thời gian nghỉ ở nhà sinh và nuôi con nhỏ, chị Nguyễn Thu Huyền bắt đầu tìm hiểu việc trồng rau củ và cây ăn quả trong thùng xốp. Chị cho biết: "Do các loại rau bán ở chợ, thậm chí cả siêu thị đều không mấy an toàn nên tôi muốn tự tay trồng rau sạch cho gia đình. Thời gian đầu, tôi chỉ trồng những loại rau hay nấu bột cho con vào vài thùng xốp nhỏ. Sau một thời gian thấy rau sinh trưởng và phát triển tốt, nên đã mở rộng việc trồng rau của mình lên. Đến nay số thùng xốp trồng rau quả của tôi trồng đã lên tới hơn 30 thùng".
Để từ những chiếc thùng xốp ra rau ngon, quả sạch chị Huyền đã mua đất trên sông Hồng rồi trộn với trấu hun, xơ dừa và xỉ than với tỷ lệ tương ứng là 4-3-3. Ở bên dưới các thùng xốp đặt các chai nhựa có đục lỗ và đậy nắp chai. Những chai này có nhiệm vụ giữ nước để khi nhiệt độ lên cao nước có thể dẫn ngược lên. Do hạn chế về diện tích nên "vườn rau quả" của chị Huyền được "canh tác" ngoài ban công từ tầng 2 lên tầng 4 ngôi nhà.
Chị Huyền đang hái những trái cà chua bi được trồng trong thùng xốp.
Mùa nào rau nấy, chị Huyền đã luân chuyển và trồng rất nhiều loại rau khác nhau. Vào mùa hè chị trồng mùng tơi, rau đay, rau dền... mùa đông chuyển sang trồng cải bắp, bí xanh, su hào... Điều đặc biệt là bà mẹ trẻ một con còn bắt tay vào trồng các loại cây ăn quả. Hiện tại, nhà chị có trồng một vài loại cây ăn quả như cà chua, khế, thanh long, chanh.
Do trồng trên cao nên ong bướm đến thụ phấn rất ít, vì vậy, sáng nào chị Huyền cũng đảm nhiệm một công việc đặc biệt là thụ phấn cho hoa. Việc tự trồng những trái cây ngon sạch ngay trên hiên nhà, chị Huyền đang truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn bè. Chị Huyền cho biết: "Đam mê là điều quan trọng nhất giúp tôi làm được điều này. Sau mỗi ngày đi làm về chỉ cần lên nhìn ngắm vườn rau quả là mọi mệt nhọc đều tan biến.
Cùng ngắm vườn rau quả trồng trong thùng xốp của gia đình chị Huyền.
Hiện tại gia đình chị Huyền có trồng các loại rau cải bắp, rau muống, mùng tơi...Lượng rau chị trồng luôn đủ để cung cấp cho bữa ăn gia đình hằng ngày.
Những cây khoai tây được chị Huyền trồng đang trên đà phát triển rất tốt.
Hiện vườn của chị Huyền có khoảng 10 cây cà chua bi luôn trĩu quả.
Do tự tay trồng nên ngày nào chị Huyền cũng hái những trái cà chua chín đỏ cho gia đình ăn sống.
Những hạt cà chua sau khi ăn được chị Huyền gieo nay cũng đã lớn và cho quả.
Chị Huyền kể: "Năm ngoái vào mùa dưa mình cũng trồng vài cây và đã cho thu hoạch những trái dưa nặng từ 1,5 đến 2kg. Vào mùa này, mình đã chuyển sang trồng bí xanh."
Cây chanh đào được chị Huyền trồng cách đây 3 năm.
Vào mùa, cây chanh ra quả rất sai. Ngoài việc dùng hằng ngày, chị còn dùng chanh ngâm lấy nước.
Cây khế sau hơn 1 năm nay cũng đã cho quả.
Tận dụng đất trong thùng rau chị Huyền còn trồng thêm ổi và táo mỹ.
Một góc vườn nhỏ có cả rau và quả
Một số loại rau thơm hay cây gia vị cũng được chị Huyền tận dụng trồng trong thùng nhựa.
Hằng ngày những thức ăn thừa đều được chị Huyền tận dụng đổ vào trong thùng nhựa có lỗ đục phía dưới để lấy nước đã phân hủy tưới cho cây giúp đất tươi xốp và cây phát triển nhanh hơn.
Nhữ Trang
Theo Dantri
2.000 người tham gia diễn tập xử lý sự cố tầng hầm nhà cao tầng Diễn tập dự kiến có gần 2.000 người và gần 100 phương tiện chuyên dụng tham gia. Sáng 9/10, tại TP HCM, Cục Cảnh sát PPCC, Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) cho biết sẽ tổ chức diễn tập cấp quốc gia về xử lý sự cố tầng hầm nhà cao tầng vào cuối tháng 11 năm nay. Tòa nhà Vincom 6...