Trend Tiktok ‘rủ nhau đánh giáo viên’ gây loạn trường học Mỹ
Giáo viên ở Mỹ hai năm nay đã điên đầu vì phải giảng dạy trong đại dịch nhưng thế vẫn chưa đủ, họ còn đối mặt với một thứ hỗn loạn khác: học sinh đại náo.
Ảnh minh họa
Tháng này, trend phá phách trên TikTok đã nâng lên một cấp độ mới: bạo lực thân thể với giáo viên và nhân viên trong trường. Viễn cảnh đó khiến những người giảng dạy vốn đã mất tinh thần, càng trở nên lo lắng về giới hạn chịu đựng của nghề giáo trong tình hình hiện tại.
Vào tháng 9, tháng tựu trường, một trào lưu gọi là “ Devious licks” (Nhất quỷ nhì ma) xuất hiện, thách thức học sinh ăn cắp và phá hoại tài sản của trường. Hàng loạt cô, cậu bé tuổi teen trên khắp nước Mỹ bị bắt.
Theo một danh sách đang lan truyền trên mạng, “challenge” (thử thách) của tháng 10 này là “tát nhân viên của trường”. Các thách thức cho những tháng tiếp theo rất đa dạng, từ “phá biển tên trường”, “giơ ngón tay thối với cán bộ phòng sinh viên” đến “hôn bạn gái ở trường” và “chọt vào ngực ai đó”.
Anna Fusco, chủ tịch Hiệp hội giáo viên Broward, đại diện cho người làm trong ngành giáo dục ở hạt Florida, cho rằng: “Đây là một kế hoạch được tính toán rõ ràng để gây hại cho người khác, chứ không phải là một trò chơi bình thường”. Bà Fusco đã làm việc tại các trường học trong gần ba thập kỷ và đây là lần đầu tiên bà chứng kiến một âm mưu cố tình kích động bạo lực đối với giáo viên. Bà chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải ở vị trí tư vấn cho các đồng nghiệp để liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật nếu hành vi của học sinh vượt quá tầm kiểm soát.
Hiệp hội gần đây đã cảnh báo các giáo viên về trend này và khuyến khích các lãnh đạo trường chủ động xử lý vấn nạn. “Sự việc nghiêm trọng đến nỗi tất cả những người mà tôi nói chuyện qua đều vô cùng sửng sốt vì mức độ của nó”, bà Fusco nói. “Các giáo viên trong hiệp hội không dám đăng ký đi dạy và khi ở trong trường cứ phải nhìn trước ngó sau, lo sợ mình có thể bị đánh, tát, đá, đấm vào đầu, mặt, lưng hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể”.
Nhiều thầy cô đã phải lên mạng xã hội để can ngăn trò thách đó này và cầu xin TikTok hành động. Trước đó, TikTok cho biết sẽ xóa các nội dung liên quan đến “devious licks”, bao gồm hashtag #deviouslicks và sẽ chuyển hướng các thẻ và kết quả tìm kiếm liên quan tới Nguyên tắc cộng đồng, để ngăn cản những hành vi tương tự. Người dùng TikTok đã bắt đầu sử dụng các hashtag thay thế để “lách” lệnh cấm.
“Devious licks” xuất hiện vào thời điểm mà các giáo viên đang ở trong tình trạng kiệt sức và tinh thần mệt nhoài. Trường học vốn đã biến thành một chiến trường đầy rẫy khẩu trang, vaccine và phân biệt chủng tộc trầm trọng. Trong bối cảnh việc học bị gián đoạn, các trường đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân sự, buộc nhiều thầy cô phải gánh thêm nhiều nhiệm vụ khác trong khi vừa phải giúp đỡ những học sinh chán nản và trầm cảm.
Ebony Thornton, giáo viên dạy tiếng Tây Ban Nha tại Trường Công lập Hạt Gwinnett, bang Georgia, cho biết đã “rất nản” kể từ khi đại dịch bùng phát. Cô và nhiều đồng nghiệp cảm thấy cuộc sống của họ đang bị xem nhẹ khi chính quyền yêu cầu đi dạy trở lại bất chấp rủi ro lây nhiễm ở trường. “Có cảm giác như cái nghề của chúng tôi đang chết dần chết mòn”, cô nói.
John Bracey, giáo viên tiếng Latin tại một trường trung học ở Massachusetts, nhận định trò “Nhất quỷ nhì ma” này chỉ là phiên bản khác của những gì nằm trong quá trình dài hơi mang tên “phủ định nhân tính” (hành động hoặc suy nghĩ coi một người là “thấp hơn” con người) đối với các nhà giáo. Ông không ngạc nhiên khi thấy giáo viên là mục tiêu phá phách của challenge tháng này.
Ông nói: “Tôi không biết trong bao nhiêu thập kỷ, giáo viên đã là cái bao cát, là vật tế thần cho mọi thứ…”.
Khi được hỏi liệu có lo sợ bị tấn công trong tháng này hay không, thầy Bracey nói rằng mình “cảm thấy như bị tê liệt”. Thầy lo cho sự an toàn về thể chất khi được yêu cầu quay trở lại trường học đông đúc giữa đại dịch: “Tôi thà nhận một cái tát vào mặt hơn là mắc phải loại virus chết người” .
Các nhà lãnh đạo cấp quận trên khắp nước Mỹ đã cảnh báo người dân về tình trạng bạo lực có thể xảy ra, nhấn mạnh hậu quả cho những người tham gia vào trend này. Nhiều hành vi liên quan đến trò “Nhất quỷ nhì ma” đã được quy vào tội hình sự, từ hành hung cho đến tấn công tình dục. Những học sinh tham gia không chỉ phải đối mặt với việc bị đình chỉ học mà còn bị bắt giữ.
Kenneth Trump, nhà tư vấn của Dịch vụ An ninh và An toàn trường học Quốc gia, cho biết các trường học cần chủ động và sáng tạo trong việc ngăn chặn xu hướng này.
Hannah Miller, thuộc Trung tâm Môi trường Sư phạm Quốc gia tại Ramapo, thì nhấn mạnh các trường phải dần đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của các nền tảng như TikTok. “Từ năm ngoái, chúng ta đã quá hiểu rằng môi trường học đường đã vượt ra khỏi giới hạn của một bốn bức tường lớp học, lan cả vào không gian ảo. Những vụ việc này tiết lộ và nhắc lại sự cần thiết phải kêu gọi các em cùng giải quyết vấn đề và phổ biến các quy định của nhà trường”.
Nhiều người không cho rằng xu hướng này chỉ đơn giản là một trò vui hay “trẻ con chỉ là trẻ con”. Một bài báo trên Tạp chí New York đã mô tả phản ứng đối với làn sóng phá hoại và trộm cắp gây ra bởi “devious licks” trong khuôn viên trường vào tháng trước là “sự cuồng loạn của người trưởng thành”.
Liệu số lượng lớn học sinh có tiếp tục tham gia vào trend Tiktok này nữa hay không và những hành vi có nghiêm trọng hơn không? Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Các nhà giáo dục đang lạc quan rằng đại đa số học sinh hiểu được mức độ nghiêm trọng của những thách thức và sẽ không tham gia. Nhưng thực tế là bộ não tuổi teen vẫn đang phát triển, con người vẫn chưa hình thành đầy đủ các chức năng điều khiển trước độ tuổi 20. TikTok đã trở nên phổ biến trong giới trẻ, và những challenge lan tràn trên đó, dù là “Devious Licks” hay trò gì đó vô hại cũng đều có thể cực kỳ hấp dẫn với thanh thiếu niên.
Ông Kenneth Trump, cha của hai đứa trẻ mê TikTok, cho rằng, điều học sinh cần hiểu là những hành vi này không chỉ sai trái mà còn có thể cấu thành tội phạm. Và những cáo buộc hình sự đó “sẽ có tác động đến cuộc sống lớn hơn nhiều so với chỉ 15 giây của sự nổi tiếng và những lời tung hô từ đám bạn”.
Nghe học trò cấp 3 bộc bạch nỗi niềm: Bạn thân chơi với đứa khác, có nhận 10 tỷ để học lại lớp 12 trong 10 lần không?
Câu chuyện xoay quanh cấp 3 sẽ được giới trẻ hai miền chia sẻ sạch!
Ai cũng bảo tuổi học trò là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, ghi nhớ kỉ niệm trong sáng những năm đầu đời. Bởi quãng thời gian đó chúng ta sống vô ưu, vô tư, sống hồn nhiên, không bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống như bây giờ.
Để mà nói về kỷ niệm tuổi học trò thì có n câu chuyện kể mãi không hết. Bởi "nhất quỷ, nhì ma" mà, không bày trò nghịch là không được. Từ chuyện xoay quanh cô giáo, bạn bè cho đến những mẩu xíu xiu về bác bảo vệ, bà bán nước trước cổng trường... Nhưng trò vui chăng hại ai cả, chỉ góp phân thêm măm, thêm muôi cho nhưng ngày thanh xuân đơ nhạt thôi.
Thử dạo một vòng các trường THPT để lắng nghe nỗi lòng của các bạn ấy nhé!
Học trò cấp 3 bộc bạch nỗi niềm khó nói về crush, bạn thân, kỷ niệm thời đi học...
1- Đang học thì điện thoại nháy drama, nên mở ra xem luôn hay đợi giờ ra chơi?
Xem không khéo là dễ bị mời cha mẹ lên giải trình như chơi...
Hóng hay không cũng phụ thuộc vào độ quan trọng của tiết học
Có những con người lại thờ ơ với drama lắm!
Drama showbiz có thể bỏ qua chứ liên quan đến đứa mình ghét là phải xem liền!
2- Nhận 10 tỷ để học lại lớp 12 trong 10 lần, bạn có dám không?
Học lớp 12 vất vả lắm, phải quay cuồng với đống bài tập và thi cử
Đối với team không thích đi học thì dù cho nhiều tiền cũng không hề muốn nha!
Lại thêm một thành viên gia nhập "hội sợ học lại lớp 12"
Nhưng với hội vừa yêu trường lại mê tiền thì điều này không gì sướng bằng
Thời cấp 3 trong mắt học sinh thế nào?
3- 3 trend Tiktok mà bạn cảm thấy nghe nhiều muốn "phát điên" nhất?
4- Lần gần đây giận bạn thân vì điều gì?
5- Thành tích TỐT trong lớp THƯỜNG hay thành tích THƯỜNG trong lớp TỐT?
6- Lý do khóc trong buổi tốt nghiệp cuối năm, đó là gì?
Tham gia ngay Z-Gang: Endgame - Cuộc thi kỷ yếu online lớn nhất năm cho Gen Z để khoe những bộ kỷ yếu cực chất của bản thân và có cơ hội giành giải thưởng "siêu to khổng lồ" với tổng giá trị lên tới 500 triệu đồng.
Dàn ban giám khảo cuộc thi quy tụ những gương mặt celeb hot nhất với Gen Z hiện nay: Quân A.P, Amee, Quỳnh Anh Shyn.
Ảnh: Hùng Anh, Tiến Đạt - Clip: Kingpro