Trên tuyến đường liên xã từ Phú Kim đi Lại Thượng (Thạch Thất): Bất lực trước vi phạm?
Báo Hànộimới số ra ngày 19-11-2015 đăng tin, ảnh phản ánh, tuyến đường liên xã từ Phú Kim đi Lại Thượng ( Thạch Thất) giáp Chợ Săn, thường xuyên bị chiếm dụng làm nơi bày bán nông sản, thực phẩm gây cản trở giao thông, mất mỹ quan, nhất là vào những phiên chợ chính.
Ảnh đăng báo ngày 19-11-2015.
Ảnh chụp ngày 10-5-2016.
Trở lại tuyến đường này sau 6 tháng bài báo đăng, phóng viên nhận thấy tình trạng người dân lấn chiếm đường bày bán hàng hóa, nông sản… vẫn diễn ra tràn lan, gây cản trở giao thông. Nhiều hộ có nhà ven tuyến đường còn căng bạt, dựng ô che mưa, nắng tràn ra đường, khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông. Vào các phiên chợ chính của Chợ Săn, từ 7h đến 10h, tại đây thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Chẳng lẽ lực lượng chức năng địa phương bất lực trước những vi phạm?
Đỗ Hà
Video đang HOT
Theo_Hà Nội Mới
Gần 20.000 tỷ làm đường tới Vũng Áng: Địa phương mong chờ
Các ban, ngành chức năng của tỉnh Hà Tĩnh đều khẳng định việc xây dựng 2 tuyến đường cao tốc đến Vũng Áng là cần thiết.
Ban quản lý dự án 85 vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT phê duyệt đề xuất dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hàm Nghi-Vũng Áng (Hà Tĩnh), theo hình thức BOT với tổng chiều dài là 53,4 km với tổng mức đầu tư dự kiến là 6.707 tỷ đồng.
Trước đó, Ban Quản lý dự án 6 đã có tờ trình gửi Bộ GTVT báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng chiều dài 88 km và mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng.
Trao đổi với Đất Việt xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hà - Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho rằng việc đầu tư xây dựng 2 tuyến đường cao tốc nối đến Vũng Áng là thật sự cần thiết.
"Việc xây dựng đường cao tốc quá thuận lợi. Hệ thống đường bộ kết nối với sân bay Vinh - Vũng Áng, và kết nối Vũng Áng - Đồng Hới rất quan trọng. Các nhà đầu tư họ chọn điểm đầu tư vào địa phương thì ngoài cơ chế chính sách thuận lợi thì đường đi lại cũng là một yếu tố.
Năm 2017 ở KCN Vũng Áng cơ bản xây dựng xong. Vì thế việc đầu tư xây dựng đường cao tốc vào năm 2017 là rất hợp lý, đúng thời điểm", ông Hà nói.
Theo vị lãnh đạo thị xã Kỳ Anh, các tuyến đường nối với Vũng Áng dù đã tương đối thuận lợi nhưng để nâng cao vận chuyển, đáp ứng nhu cầu vận tải thì việc xây dựng thêm cũng nên cân nhắc.
Việc xây dựng các tuyến đường cao tốc là cần thiết, phù hợp với nhu cầu của địa phương
"Hệ thống đường 1 A được nâng cấp, mở rộng thêm tương đối thuận lợi nhưng để đạt được tốc độ 100km/h thì phải là cao tốc. Thị xã rất mong muốn xây tuyến đường cao tốc như vậy. Đây là đầu tư chính đáng", ông Hà nhấn mạnh.
Cùng ngày, thông tin thêm vói Đất Việt, ông Trần Hậu Thành - Phó Giám đốc Sở xây dựng Hà Tĩnh khẳng định, trong dự án phát triển KCN Vũng Áng, các bên liên quan đã đề cập đến sự cần thiết phải đầu tư dự án này.
"Đầu tư KCN thì phải đầu tư phát triển các công trình công cộng đồng bộ để đáp ứng, phát huy hết khả năng của nó. Để đầu tư phát triển dự án này thì phải phân tích hiệu quả về mặt xã hội, về mặt kinh tế. Trên cơ sở thực tế và phân tích các điều kiện hiện tại cái được gì cái gì chưa được thì chủ đầu tư sẽ bổ sung trong dự án đó", ông Thành cho biết.
Phó Giám đốc Sở xây dựng Hà Tĩnh cũng kỳ vọng những dự án đường cao tốc khi được đầu tư xây dựng sẽ hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của khu vực này.
"Đầu tư hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội là chuyện cần thiết. Trung ương Đảng có nghị quyết về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. Hội nghị khóa 11 có một nghị quyết về đầu tư hạ tầng đồng bộ, ưu tiên nguồn vốn rất lớn, nguồn vốn khai thác ODA đều phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế hạ tầng. Đầu tư xây dựng là cần thiết, người ta đã phân tích cụ thể trong dự án rồi, mức đầu tư bao nhiêu, hiệu quả thế nào, khả năng thu hồi vốn ra sao...", ông Thành nêu quan điểm.
Phải công khai, minh bạch
Đánh giá về 2 dự án qua địa bàn KCN Vũng Áng, ông Trần Quốc Toản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Tĩnh nhận định, việc đầu tư sẽ tạo thêm nhiều lợi thế để việc thông thương giữa Vũng Áng và các vùng lân cận được thuận thiện, việc vận tải của các doanh nghiệp sẽ tốt hơn.
"Ở nước ngoài họ xây rất nhiều cao tốc, đi lại rất tiện lợi. Nếu chúng ta có kinh phí thì hoàn toàn có thể xây dựng các tuyến đường cao tốc. Các doanh nghiệp vận tải khi lưu thông trên các tuyến đường cũng sẽ nhanh hơn và thuận tiện hơn. Tôi chỉ sợ chúng ta không có tiền để xây dựng thôi, nếu có đầy đủ điều kiện thì nên khuyến khích", ông Toản nói.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Hà Tĩnh, khi đầu tư xây dựng các công trình đường cao tốc thì cần phải để song song 2 tuyến đường, một đường cũ dẫn vào KCN Vũng Áng và 1 đường mới đầu tư theo hình thức BOT.
"Nếu ai muốn đi nhanh thì có thể đi vào đường cao tốc, như thế phải chấp nhận đóng phí. Còn với người dân không muốn trả tiền phí thì có thể lựa chọn đi đường cũ, chậm hơn một chút. Nhưng tôi nghĩ quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch trong việc thu phí. Thu bao lâu, thu như thế nào cho phù hợp. Nhiều trạm thu phí ở Hòa Bình, Quảng Bình khiến người dân phản đối do việc tăng giá lên quá cao so với sức chịu đựng", ông Toản nêu dẫn chứng.
Theo_Báo Đất Việt
HN: Nơm nớp đi qua loạt 'bẫy' giăng trên đường 6000 tỷ đồng Tuyến đường Vành đai 2, đoạn Cầu Giấy - Nhật Tân (Hà Nội) đã chính thức thông xe, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người dân lưu thông qua tuyến đường này vẫn nơm nớp lo sợ tai nạn rình rập Cột điện sắp đổ được chống lại bằng một thanh sắt nối trên đường Vành đai 2 Sáng 17/1 vừa qua,...