Trên thao trường của người lính trinh sát đặc nhiệm
Dù thời chiến hay thời bình, là người chiến sĩ vốn đã vất vả, nhưng với người lính trinh sát đặc nhiệm còn gian khổ gấp bội phần, bởi cường độ huấn luyện, diễn tập, trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) luôn ở trạng thái cao. Song, thời gian qua, các chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm, Tiểu đoàn 20, Bộ Tham mưu ( Quân khu 2) đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, viết tiếp truyền thống của những người lính “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.
Giờ luyện tập võ thuật của các chiến sĩ Tiểu đoàn 20, Bộ Tham mưu (Quân khu 2).
Một ngày giữa tháng 8, có mặt trên thao trường chuyên dụng huấn luyện chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm của Tiểu đoàn 20, mặc dù chưa đến bảy giờ sáng, nhưng trên bãi vượt vật cản, ta luy, khu tập võ thuật và ngôi nhà năm tầng, bộ đội đã tập trung đông đủ, cùng các loại vũ khí, trang bị theo biên chế. Thượng úy Nguyễn Văn Thìn, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 20 chỉ huy bộ đội chuẩn bị thực hành huấn luyện với đề mục: “giải thoát con tin” bị bắt giữ trên nhà cao tầng. Sau khi nghe Đại đội trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu, những quy định, ký tín, ám hiệu trong huấn luyện, các chiến sĩ nhanh chóng cơ động đến vị trí được phân công. Ngay sau khi kiểm tra các mũi, các hướng hoàn thành công tác chuẩn bị bảo đảm, Trung úy Nguyễn Quốc Tú, Trung đội trưởng Trung đội 1 thổi hồi còi báo giờ luyện tập bắt đầu. Từ tầng thượng ngôi nhà năm tầng, chỉ với sợi dây thừng, các chiến sĩ thoăn thoắt thả người nhẹ nhàng xuống, từng bước tiếp cận “mục tiêu” ở tầng ba. Cùng với đó, lợi dụng hai hàng dây chống sét đầu nhà, bốn chiến sĩ bí mật leo lên áp sát vị trí được giao. Một số chiến sĩ khác thì dùng sào đẩy, “chạy” một mạch từ tầng một lên tầng ba. Ngay sau đó, hai chiến sĩ ở dưới sân dùng loa tay tuyên truyền vận động kẻ xấu nhanh chóng đầu hàng, trao trả con tin cho lực lượng chức năng để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tất cả hoạt động của bộ đội đều diễn ra rất khẩn trương, thuần thục, với những động tác nhanh, mạnh, dứt khoát.
Rời khu tập luyện ở nhà năm tầng, tôi cùng chỉ huy Tiểu đoàn 20 đến kiểm tra công tác huấn luyện võ thuật của các chiến sĩ trẻ Đại đội 1, đang luyện tập bài “35 thế võ liên quyền”, đoản côn, trường côn, nhị khúc… Đại úy Hoàng Văn Quỳnh, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 cho biết, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm phải hội tụ được các yếu tố như: sức khỏe dẻo dai, ý chí quyết tâm cao, tinh, nhanh và phải có lòng dũng cảm. Bình thường nhìn một chiến sĩ trinh sát có vẻ bề ngoài rất thư sinh, hiền lành. Nhưng khi vào vị trí chiến đấu phải cực kỳ hoạt bát, khôn khéo, có bản lĩnh kiên cường, tinh thông nghiệp vụ. Bởi, thực tế trải qua các trận chiến đấu trước kia đã chứng minh, người lính trinh sát không chỉ có nắm chắc tình hình địch, đường, hướng tấn công, ý định của địch, mà còn phải trực tiếp chiến đấu tay đôi, thậm chí một người phải đối mặt với hai, ba tên địch có vũ khí. Do vậy, việc huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm phải rất kỹ lưỡng; từ những động tác, công việc phải cụ thể, tỷ mỷ. Thực tế, chiến sĩ có võ thuật, kỹ năng tốt thì khi tổ chức luyện tập tổng hợp theo đội hình mũi, trung đội hay đại đội, tiểu đoàn sẽ rất thuận lợi. Do vậy, ngay từ khâu tuyển chọn chiến sĩ trinh sát phải rất kỹ lưỡng, bước vào huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật phải tiến hành từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, để động viên khích lệ bộ đội huấn luyện, rèn luyện, đơn vị đã phát động nhiều phong trào thi đua với các chủ đề như: “vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập”; “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”; “một phút hăng say hơn một ngày chiếu lệ”…
Theo sát chỉ đạo bộ đội huấn luyện, Thiếu tá Nguyễn Hồng Phức, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 cho biết: Hiện nay, nhiệm vụ của đơn vị là huấn luyện, SSCĐ, tham gia phòng, chống khủng bố và nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn được giao. Với đặc điểm của “nghề” trinh sát là phải “chân đến, mắt thấy, tay sờ, tai nghe”, cho nên việc nhận định, đánh giá tình hình phải thật chuẩn xác, để từ đó mới có tham mưu với cấp trên đúng, trúng, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra.
Chia tay những người lính trinh sát Tiểu đoàn 20, cũng là lúc mặt trời đang dần đứng bóng; dù thời tiết nắng nóng như nung, nhưng trên các thao trường huấn luyện chuyên ngành, vai áo của cán bộ, chiến sĩ ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi, nhưng vẫn miệt mài luyện tập. Tiếng còi cùng tiếng khẩu lệnh của người chỉ huy khi trầm bổng, lúc vang dền, theo đó là những động tác võ thuật mau lẹ, chuẩn xác của bộ đội như xua tan đi cái nắng nóng cuối hè của miền đất trung du Bắc Bộ.
Bài và ảnh: ĐÀO DUY TUẤN (Báo Quân khu 2)
Theo nhandan.com.vn
Đời thường Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Những ngày tháng 7 hàng năm, vị tướng của chiến trường Tây Nguyên dành thời gian lần lượt đi dâng hương cho đồng đội ở nghĩa trang trên cả nước.
Video đang HOT
Ở tuổi 93, hàng ngày Trung tướng Nguyễn Quốc Thước dậy sớm, dành 30 phút tập thể dục ở con ngõ nhỏ trước cửa nhà.
Với hơn 60 năm quân ngũ, tướng Thước được biết đến là Tham mưu trưởng Chiến dịch Tây Nguyên, Tư lệnh Quân đoàn 3, trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975; sau đó, ông đảm nhiệm vị trí Tư lệnh Quân khu 4; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục (VIII, IX, X).
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước hai lần bị thương trên chiến trường, là thương binh hạng 3/4.
Khoảng 6h45 hàng ngày, ông tiễn cháu nội đi học.
Bữa sáng hàng ngày của vị tướng tuổi 90 với bánh mỳ và bơ đường, thường diễn ra trong khoảng 10 phút. "Tác phong quân đội đã thấm sâu nên con cháu hay bảo tôi làm gì cũng nhanh gọn", ông chia sẻ.
Cuốn lịch ghi ngày mất của người vợ vẫn được ông treo ngay ngắn trên tường như một kỷ niệm không bao giờ quên.
Vị tướng đã gửi những năm tháng tuổi trẻ của mình vào con đường binh nghiệp nên ít khi có thời gian ở cùng vợ. Năm 2002, vợ ông bị tai biến nằm liệt giường, tướng Thước xin nghỉ hẳn công tác để ở nhà chăm sóc người bạn đời trong suốt 15 năm cho đến khi bà mất.
Thói quen hàng ngày được ông duy trì là việc đọc báo, xem tin trên mạng.
Trong những năm tháng là đại biểu Quốc hội, tướng Nguyễn Quốc Thước nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thắn.
Một lần ở phiên họp tổ của nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII, ông Đỗ Mười lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng than phiền về tình trạng "trên bảo dưới không nghe". Tướng Thước đứng lên nói luôn: "Thưa anh Mười, tôi làm tư lệnh quân khu, tôi nói mà sư đoàn trưởng không nghe, tôi đình chỉ chức vụ. Một là tôi nghỉ, hai là đồng chí ấy phải nghỉ. Anh nên cách chức bộ trưởng nào trên bảo dưới không nghe nếu không thì tình trạng này khó giải quyết".
Sau đó có người lo lắng cho ông Nguyễn Quốc Thước vì phát biểu thẳng quá. Ông chia sẻ "tôi hiểu anh Đỗ Mười là người sẵn sàng lắng nghe, tranh luận với cấp dưới nên sẽ không quá để ý chuyện đó, điều quan trọng là tìm ra giải pháp vì lợi ích chung của đất nước".
Sau cuộc họp trên, ông Đỗ Mười gặp tướng Thước vỗ vai cười và nói: "Cậu này được đấy".
Những ngày gần đây, ông dành thời gian viết bài tham luận cho Hội thảo "70 năm quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào".
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông được nhà nước trao tặng 16 huân chương, hàng trăm huy chương và kỷ niệm chương.
Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng được ông nâng niu, cất giữ cẩn thận, chỉ những dịp đặc biệt mới đeo lên ngực áo.
Những ngày tháng 7 hàng năm, ông luôn dành thời gian đến viếng thăm, dâng hương cho các đồng đội đã nằm xuống ở nghĩa trang trên cả nước.
Có năm ông đi 14 nghĩa trang ở Tây Nguyên, dành nhiều thời gian trở lại chiến trường xưa để góp phần tìm kiếm đồng đội đã ngã xuống trong chiến tranh nhưng chưa được quy tập.
Ngọc Thành
Theo VNE
Vợ cựu đặc nhiệm SEAL Thái Lan tử vong gửi lời nhắn nhủ đến các cậu bé Vợ thợ lặn Thái Lan qua đời trong chiến dịch giải cứu đội bóng nhí đã bày tỏ cảm xúc của mình cũng như gửi lời nhắn nhủ đến các cậu bé. Vợ cựu đặc nhiệm SEAL đau lòng sau cái chết của chồng. Theo Daily Mail, Saman Kunan, 38 tuổi, cựu thành viên đặc nhiệm SEAL của hải quân Thái Lan là...