Trên tay Addlink S90: SSD siêu tốc độ mà game thủ nào cũng ao ước
Hãy thử tưởng tượng bạn được sở hữu chiếc SSD có tốc độ đọc lên đến 5000MB/s nó sẽ đã tới mức nào. Vậy mà điều đó lại có thể nằm trong tầm tay với chiếc SSD rất mới mẻ đến từ Đài Loan.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường SSD tại Việt Nam vẫn chưa mặn mà với SSD PCIe Gen 4 có lẽ nguyên nhân đến từ thị phần còn đang thấp cổ bé họng của hệ thống bo mạch chủ X570 cùng CPU AMD Ryzen 3000 series. Tuy nhiên, khi AMD đang có những tín hiệu “lật kèo” vô cùng khả quan thì điều đó cũng đồng nghĩa với với việc sẽ có nhiều game thủ của đội đỏ sẽ mong muốn sở hữu một chiếc SSD PCIe Gen 4.
Một trong những sự lựa chọn hiếm hoi dành cho game thủ muốn tận hưởng một chiếc SSD PCIe Gen 4 lại đến từ một thương hiệu mới mẻ là Addlink. Addlink S90 được định vị là sản phẩm cao cấp nên chỉ có 2 phiên bản dung lượng lớn là 1TB và 2TB với tốc độ đọc ghi tuần tự lên đến 5000MB/s và 4400MB/s
Nếu như ở thời điểm mới ra mắt, chúng ta được chiêm ngưỡng một số mẫu SSD PCIe Gen4 được trang bị sẵn tản nhiệt siêu dày với hiệu năng tản nhiệt lớn thì Addlink S90 lại hoàn toàn thiếu vắng đi điều đó. Lý giải cho việc này, phía Addlink có chia sẻ rằng chiếc S90 của họ được thiết kế hoàn toàn mới với nhiệt độ vận hành tối đa chỉ khoảng 70 độ C hoàn toàn có thể hoạt động mà không cần đến heatsink hỗ trợ. Đây có thể cũng là một điểm mạnh của S90 ở thời điểm hiện tại khi đặt trên bàn cân cùng những chiếc SSD PCie Gen 4 khác.
Về mặt kĩ thuật, S90 sử dụng chip điều khiển Phison kết hợp cùng bộ nhớ đệm SK Hynix. Chip nhớ, chip điều khiển và bộ nhớ đệm được phân bổ đều ở cả 2 mặt của bo mạch. Thiết kế này cũng khiến cho việc không được trang bị tản nhiệt của S90 trở nên hợp lý hơn nhiều, bởi vì các thành phần sinh nhiệt ở cả 2 mặt thì trang bị tản nhiệt ở một bên sẽ trở nên vô nghĩa.
Video đang HOT
Addlink S90 sẽ chỉ được tung ra với 2 phiên bản 1TB và 2TB nhắm vào thị trường cận cao cấp và cao cấp với mức giá lần lượt là 6.700.000đ và 13.900.000đ. Đây không phải là mức giá quá cao khi nó đã khá là tiệm cận với những chiếc SSD PCIe Gen3 x4 có cùng dung lượng.
Ngày bo mạch chủ chipset B550 của AMD được lên kệ cũng đang đến rất gần, bên cạnh đó các sản phẩm CPU Ryzen 3000 cũng đều có giá rất tốt và hiệu năng ngoài mong đợi. Một lý do thật tốt để game thủ có thể tậu một chiếc SSD siêu cấp tốc độ như Addlink S90 để trải nghiệm tốc độ load game chỉ trong một nốt nhạc thay vì phải ngồi đợi hết cả một bài hát như khi còn sử dụng chiếc HDD truyền thống.
Mẹo bắt bệnh lỗi phần cứng thông thường mà game thủ nào cũng làm được
Khi máy tính không thể khởi động thì phần cứng là thứ bạn cần quan tâm nhất.
Khi máy tính không thể khởi động thì phần cứng là thứ bạn cần quan tâm nhất, nhưng để có thể tìm ra đúng bệnh cho chiếc máy tính thì bạn nên làm theo trình tự dưới đây để tránh chẩn đoán sai nguồn cơn. Những bước dưới đây có thể áp dụng khi máy tính không thể khởi động được, có tiếng kêu lạ hoặc có khởi động nhưng không thể vào được Windows, còn nếu đã vào được Windows thì vấn đề của bạn nằm ở phần mềm).
1.Kiểm tra nguồn điện
Không riêng gì máy tính mà tất cả các thiết bị điện khi hỏng hóc thì việc đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra lại nguồn điện, từ nguồn điện trong nhà, ổ nối cho tới dây nguồn của máy. Cách đơn giản nhất là dùng bút thử điện để kiểm tra đã có điện vào hay chưa. Tiếp đến, mở thùng máy ra và cắm lại các dây dẫn từ nguồn vào mainboard và các thiết bị khác, sau đó thử khởi động, nếu không thấy đèn sáng hoặc quạt nguồn không quay thì có thể bộ nguồn đã hỏng và cần được thay thế.
Đừng bao giờ đánh giá thấp bộ nguồn trong mỗi chiếc PC. Chúng chính là trái tim cung cấp toàn bộ năng lượng cho cỗ máy của bạn. Một nguyên nhân rất lớn dẫn đến hỏng các linh kiện khác chính là khi bạn dùng bộ nguồn dởm, không ổn định, hoặc thiếu công suất. Chính vì thế, bên cạnh việc đổ hàng đống tiền để nâng cấp CPU, Ram hay Card đồ họa thì bộ nguồn cũng là thứ không bao giờ được xem nhẹ.
2.Kiểm tra màn hình và card đồ họa
Sau khi chắc chắn là nguồn vẫn hoạt động bình thường mà khi khởi động màn hình vẫn không hiển thị gì thì bạn cần kiểm tra màn hình và Card màn hình.
Trước tiên vẫn là dây nguồn màn hình (khi có điện đèn led nhỏ ở góc màn hình sẽ sáng) rồi tới cáp nối VGA, DVI, HDMI hoặc Displayport. Nếu được, hãy mượn một màn hình khác thử nghiệm để xem có phải màn hình bị hỏng không. Nếu vẫn không mang lại kết quả thì cần xem xét tới card đồ họa. Bạn có thể thử một số cách như tháo card ra rồi cắm lại, chuyển sang chip đồ họa tích hợp (nếu mainboard có hỗ trợ) hoặc thay thế bằng một card đồ họa khác.
Cáp nối giữa Card màn hình và màn hình bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến màn hình không không hiển thị được hình ảnh.
3. Lỗi RAM
Sau khi kiểm tra hết vấn đề về nguồn và màn hình mà vẫn không tìm ra nguyên nhân gây lỗi, thì thiết bị kế tiếp bạn cần kiểm tra chính là bộ nhớ của máy.
Tất cả những gì bạn có thể làm với RAM chỉ là tháo ra lau chùi và lắp lại.
RAM cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến máy tính gặp trục trặc. Có thể chân cắm RAM bị lỏng (máy sẽ kếu bíp ngắn và lặp lại liên tục hoặc không có tiếng bíp khi khởi động), bạn chỉ việc tháo ra và cắm lại (thử cắm vào khe khác nếu vẫn không khắc phục được), đảm bảo lau sạch chân cắm RAM.Gắn lại thanh RAM một cách cẩn thận bằng cách ấn từ từ hai đầu thanh RAM xuống khe cắm tới khi 2 lẫy khớp vào 2 bên thanh RAM là được. Lưu ý RAM chỉ có một hướng cắm duy nhất nếu ngược sẽ không thể cắm được.
Nếu vẫn không được thì bạn có thể thử thay từng thanh RAM bằng một thanh khác mà bạn chắc chắn là vẫn hoạt động tốt để xem nguyên nhân có phải do RAM hay không.
4. Ổ Cứng
Nếu màn hình BIOS vẫn hiển thị khi khởi động nhưng chỉ dừng ở đó và không thể vào được Windows thì có thể vấn đề do ổ cứng. Khi máy vừa khởi động, nếu để ý kĩ sẽ nghe thấy tiếng lạch cạch nhỏ (tiếng đầu đọc di chuyển về vị trí cao nhất) hoặc bạn có thể sờ bằng tay xem ổ cứng có rung hay không, nếu không thì cần xem lại nguồn cấp cho HDD/SSD để đảm bảo ổ cứng vẫn hoạt động. Nếu ổ cứng vẫn quay nhưng vẫn không vào được Windows thì trường hợp này có thể do Virus gây ảnh hưởng đến file hệ thống của bạn, vấn đề về phần mềm xin không bàn đến trong bài này. Nếu như xem màn hình BIOS không thấy tên ổ cứng hiện lên nghĩa là ổ cứng đã hỏng và cần thay thế.
Ổ cứng cơ khi khởi động đầu đọc sẽ quét nhanh về vị trí trong cùng gây ra tiếng lạch cạch khi khởi động.
Tất nhiên những mẹo kiểm tra ổ cứng có hoạt động hay không chỉ áp dụng với ổ cứng cơ thông thường, không áp dụng với ổ SSD vì đơn giản là ổ SSD không có động cơ.
Qua các bước kiểm tra ở trên mà vẫn không tìm ra nguyên nhân lỗi thì rất có thể Main hoặc Chip của bạn có vấn đề. Khả năng Main bị lỗi thường cao hơn do CPU ít khi hỏng (trừ khi bạn ép xung thường xuyên) nên nếu có điều kiện bạn có thể thay CPU khác để thử. Tuy nhiên lời khuyên tốt nhất cho bạn nếu có ý định thay Mainboard là nên thay cả cây mới nếu dàn máy của bạn đã "có tuổi" vì linh kiện cũ dù sao cũng khó tương thích với Main mới vả lại giá thành cho đồ cũ tốc độ thấp cũng không kém gì đồ mới với tốc độ cao hơn rất nhiều.
Review ổ cứng SSD TEAM T-Force DELTA MAX 250GB / 500GB: Đã ngon còn thêm đèn đóm lập lòe Với tốc độ ghi đọc rất nhanh và ổn định, kèm với đó là đèn RGB, ổ SSD của TEAM T-Force đang được game thủ rất yêu thích. Với xu thế hiện nay thì những chiếc ổ cứng thể rắn SSD đã trở nên phổ biến và thậm chí nhiều chiếc ổ cứng có dung lượng lớn dần dần thay thế những chiếc...