Trên ‘nóng’ dưới ‘lạnh’ trong chống dịch bệnh trên gia cầm, gia súc
Đang là giai đoạn cao điểm lây nhiễm dịch bệnh trên gia cầm, gia súc… Tuy nhiên, qua kiểm tra, nhiều nơi vẫn còn thờ ơ với việc chống dịch.
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đưa ra trong: “Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc” sáng 15/2, tại Hà Nội.
Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Hữu Vinh.
Tính đến ngày 14/2, cúm gia cầm đang xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi và Khánh Hòa. Tổng số gia cầm buộc tiêu hủy là hơn 8.800 con. Sau khi kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Cúm A/H5N1, chính quyền và cơ quan chuyên môn của các địa phương đã xử lý, tiêu hủy toàn bộ đàn gà mắc bệnh và thực hiện khử trùng tiêu độc.
Về dịch lở mồm long móng, tổng số gia súc mắc bệnh hiện trên 750 con, trong đó 679 con đã được tiêu hủy. Số lợn mắc bệnh chủ yếu ở các tỉnh: Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Trị, Kon Tum…
Hiện đàn gia cầm Việt Nam là 409 triệu con, đàn lợn 29 triệu con. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, nguy cơ các mầm bệnh H5N1, H7N9, dịch tả lợn châu Phi… có nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam rất cao, nguy cơ nhập lậu ở các tuyến biên giới là rất cao, lượng sản phẩm thu hồi, tịch thu lớn.
Video đang HOT
Cúm gia cầm đang xuất hiện 31 nước, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 21 nước, ngay tại nước láng giềng Trung Quốc cũng có tới 105 ổ dịch xuất hiện ở 25 tỉnh. Trong khi đó, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Ninh, hàng ngày trên 10.000 người qua lại biên giới, lượng khách qua đường bộ, đường biển vào Việt Nam rất lớn. Họ có thể đem theo thịt lợn nên dễ đem mầm bệnh vào Việt Nam.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra việc chống dịch bệnh ở các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Hữu Vinh.
Mặc dù diễn biến của các loại dịch bệnh đang phức tạp nhưng “Nhiều nơi chính quyền địa phương chưa vào cuộc, như chúng tôi vừa xuống Nghệ An kiểm tra để gỡ thẻ vàng nhưng tất cả đều thờ ơ. Đi kiểm tra dịch lở mồm long móng, việc tuyên truyền đền bù cho bà con rất kém, mặc dù chính sách đã có từ lâu nhưng bà con hoàn toàn không biết về chính sách đền bù. Do vậy, phải rà soát lại cách làm”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, kinh nghiệm cho thấy, chúng ta phải quyết liệt phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm mới có kết quả. Đồng thời, phải đánh giá lại công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua và đưa ra các giải pháp quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh thời gian tới.
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, Chính phủ đã chỉ đạo cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.
Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Giám sát chặt các cửa khẩu, đường mòn, lối mở… và tuyên truyền đến cộng đồng dân cư, để người dân không tham gia các hoạt động nhập lậu gia súc, gia cầm.
Theo H.V/Báo Tin tức
Gồng mình chống rét cho gia súc, gia cầm ở vùng biên xứ Lạng
Những ngày qua, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có Lạng Sơn giảm sâu. Thậm chí, nhiệt độ ở Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình tụt xuống âm độ C, băng giá, mưa tuyết xuất hiện, ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân.
Để chống rét cho đàn vật nuôi, người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chuẩn bị nhiều biện pháp như: Xây dựng, che chắn lại chuồng trại; chuẩn bị chất đốt để sưởi ẩm cho trâu bò trong những ngày mưa rét; dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô khô (rơm, rạ) và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Nhờ những biện pháp này, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận những thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Người dân chăm sóc đàn gia súc trong những ngày gía rét.
Bà Hứa Thị Sao, người chăn nuôi ở huyện Văn Quan cho biết: Nghe dự báo sắp có đợt không khí lạnh mạnh tràn về, gia đình tôi đã chủ động dùng bạt che kín chuồng lợn hơn 20 con và chuồng nhốt trâu. Do thời tiết mưa và lạnh buốt nên trâu được nhốt trong chuồng quây kín, chủ yếu ăn rơm khô. Đồng thời tôi cũng nấu cám gạo loãng bổ sung tinh bột cho đàn trâu.
Trước tình hình rét đậm rét hại như hiện nay, người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến thời tiết; khuyến cáo người dân khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C không sử dụng trâu, bò để cày, kéo và không chăn thả trâu, bò ở ngoài đồng ruộng hoặc trên bãi chăn thả cũng như trong rừng. Hướng dẫn người chăn nuôi giữ ấm chuồng trại và chủ động dự trữ đủ thức ăn cho gia súc trong mùa rét.
Ngoài thức ăn khô, cần bổ sung thức ăn tinh như cám lợn, cháo nóng, các loại khoáng, vi chất, vitamin; giúp nông dân trồng cỏ, dự trữ rơm, rạ, cỏ khô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun các loại thuốc sát trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi, các lối đi để ngăn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Phát quang bụi rậm, xử lý hệ thống cống, rãnh thoát nước thải, hạn chế ao tù nước đọng.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm đến từng thôn, bản và hộ gia đình, qua đó nắm chắc số lượng đàn gia súc, gia cầm hiện có. Chủ động bố trí kinh phí và xây dựng phương án hỗ trợ kịp thời cho những gia đình có trâu, bò chết rét theo quy định, nhất là các hộ gia đình chính sách, các hộ nghèo.
Người dân tăng cường giữ ấm, bổ sung thức ăn cho trâu bò.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lý Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại trên đàn gia súc, gia cầm do thời tiết rét đậm rét hại. Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại vẫn còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất, chăn nuôi, Sở NN&PTNT Lạng Sơn đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, phân công cán bộ xuống các địa bàn trọng điểm để chỉ đạo, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi như: đưa gia súc thả rông về chuồng trại để chăm sóc, chủ động dự trữ thức ăn, sửa chữa, che chắn chuồng trại, chống rét cho vật nuôi, không chăn thả hoặc để trâu, bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C, đồng thời bổ sung chất khoáng, vitamin và cho uống nước ấm, tăng cường vệ sinh phòng bệnh, sát trùng chuồng trại, ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập; chủ động kinh phí hỗ trợ các hộ chăn nuôi, nhất là hộ nghèo, gia đình chính sách; thành lập các đoàn đi kiểm ra công tác phòng chống đói, rét cho cho đàn vật nuôi.
Hiện, trên toàn tỉnh Lạng Sơn có hơn 112.000 con trâu, 37.000 con bò, đàn lợn có trên 330.000 con. Với sự chỉ đạo quyết liệt của ngành nông nghiệp và sự chủ động của bà con trong việc phòng chống đói rét cho trâu, bò, đàn gia súc của tỉnh Lạng Sơn đang chống chọi tốt với đợt rét đậm kéo dài.
Theo Danviet
Đề nghị Quốc hội giữ cụm từ "giống cụ, kỵ, ông bà, bố mẹ" vật nuôi Chiều nay (19.11), có 93, 61% số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành thông qua Luật Chăn nuôi. Luật này gồm 8 chương, 83 điều, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2020. Ông Phan Xuân Dũng (ảnh quochoi.vn). Trước khi các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công...