Trên dòng Nho Quế biếc xanh
Xuất hiện muộn hơn so với nhiều tua, tuyến, điểm đến du lịch khác của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá ồng Văn (Hà Giang), nhưng hành trình khám phá sông Nho Quế bằng thuyền vẫn nhanh chóng trở thành một điểm nhấn hấp dẫn.
Dòng sông có mầu xanh huyền ảo uốn lượn qua những vách núi trập trùng, nay càng thu hút du khách với những trải nghiệm mới lạ dưới lòng sông.
Sông Nho Quế (Hà Giang) như dải lụa xanh giữa núi non hùng vĩ luôn thu hút khách du lịch.
Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào Việt Nam và trở thành dòng sông biên giới qua hai xã Lũng Cú, Má Lé của huyện ồng Văn (Hà Giang), rồi tiếp tục theo hướng đông nam đến tỉnh Cao Bằng và hòa vào dòng chảy sông Gâm. oạn sông chảy trên đất Việt chỉ gần 50km nhưng băng qua những khu vực địa hình đặc biệt, tạo nên cảnh quan hùng vĩ, ngoạn mục, đáng chú ý như hẻm vực Tu Sản – hẻm vực trên sông sâu nhất ông Nam Á. Trước kia, nước sông chủ yếu có giá trị thủy lợi, thủy sản đối với cư dân sinh sống hai bên bờ, rất khó tham quan du lịch bởi dòng chảy mạnh, nhiều ghềnh thác. Sau khi một số thủy điện được xây dựng trên sông Nho Quế, nước được điều tiết, tiềm năng du lịch cũng được địa phương quan tâm và bước đầu khai thác.
Từ ồng Văn sang Mèo Vạc, vượt đèo Mã Pì Lèng quanh co và cao ngút ngang tầm mây, có khá nhiều điểm dừng chân để du khách ngắm cảnh. Kể cả những ngày âm u, sông Nho Quế vẫn nổi bật dưới vực sâu hun hút bởi mầu xanh ngọc rất đặc biệt. Dòng sông được ví như dải lụa mềm mại vắt qua, khiến cả miền cao nguyên sừng sững, đá tai mèo hiểm trở bỗng chốc trở nên dịu dàng, nên thơ. Nho Quế mang nước cũng là mang nguồn sống đến cho vùng đá khát, để nương ngô, ruộng lúa bậc thang của đồng bào các dân tộc mướt mầu xanh. Ý nghĩa đó càng khiến trải nghiệm trên sông thêm thú vị, dù đường đến bến thuyền Thủy điện Nho Quế 1 hiện nay vẫn còn khá gian nan. Chỉ khoảng 10km tính từ quốc lộ 4C rẽ xuống, nhưng độ dốc lớn cùng những khúc cua tay áo liên tục đòi hỏi sự tập trung và tay lái vững vàng của các tài xế.
Tại thời điểm cuối năm 2022, khu vực bán vé thuyền, nhà chờ, bãi để xe vẫn đang thi công, chưa hoàn thiện, song không ảnh hưởng đến trải nghiệm đi thuyền trên dòng Nho Quế, chiêm ngưỡng hẻm vực Tu Sản. Giá vé được niêm yết công khai và thống nhất, tàu thuyền bảo đảm tiêu chuẩn an toàn, nhân viên lái thuyền được tập huấn kỹ năng về du lịch… Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Tu Sản, Hoàng Văn iệp cho biết, từ năm 2010, Nhà máy thủy điện Nho Quế 1 chính thức vận hành, khu vực lòng hồ thủy điện có thể khai thác dịch vụ vận tải đường thủy để du khách tham quan sông Nho Quế và hẻm vực Tu Sản. Sau một thời gian người dân tự phát dùng thuyền đưa đón khách, năm 2019, huyện Mèo Vạc đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Tu Sản để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát huy tiềm năng thiên nhiên và văn hóa bản địa.
Một tua thuyền dạo chơi trên sông thường kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút, đưa du khách lướt nhẹ trên dòng nước xanh thăm thẳm in bóng mây trời của Nho Quế, tận hưởng không khí trong lành và mát mẻ, thỏa sức ngắm nhìn những vách đá tráng lệ, những rừng cây bạt ngàn xanh um, những thác nước đổ xuống từ trên cao hay nhiều cửa hang động lớn nhỏ còn đầy bí ẩn… ến ngay trước hẻm vực Tu Sản, hầu hết mọi thuyền đều sẽ dừng lại để du khách cảm nhận kỹ hơn sự hùng vĩ, đồ sộ của hai vách đá khổng lồ và chụp những tấm ảnh “check-in” để đời. Theo các tài liệu về địa chất, hẻm Tu Sản trên sông Nho Quế có chiều cao vách đá lên tới gần 900m, dài 1,7km và độ sâu gần 1km. Dưới chân hẻm vực, nắng không thể chiếu tới, không khí mát lạnh. Ngước lên thấy bầu trời xanh cao xa tít tắp, phóng tầm mắt sang ngang là vô số cây cổ thụ, dây leo chằng chịt bám vào hai “bức tường” đá vĩ đại, được thiên nhiên kỳ diệu tạo nên sau hàng triệu triệu năm. Vẻ đẹp kỳ vĩ đến choáng ngợp ấy chỉ có thể được cảm nhận chân thật nhất bởi đôi mắt mỗi người, không có thiết bị ghi hình nào dù tối tân có thể chụp lại được.
iều đó cũng lý giải tại sao hẻm vực Tu Sản đã được xếp hạng quốc tế và được chọn làm điểm trung tâm trong hình ảnh biểu tượng (logo) của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá ồng Văn. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam, sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị của Việt Nam. Nếu có nhiều thời gian hơn, du khách có thể bơi lội trên sông, chèo thuyền kayak hoặc SUP (ván đứng), câu cá, cắm trại và dã ngoại trên bờ sông… Những trải nghiệm phong phú này thường được du khách quốc tế và du khách Việt Nam trẻ tuổi lựa chọn. Còn đối với những ai yêu thích tìm hiểu văn hóa, có thể đi bộ qua những nương ngô, đồi tam giác mạch để ngắm nhìn cuộc sống của người dân các thôn Tà Làng, thôn Hấu Chua… gần đó. Trước khi du lịch chạm đến vùng đất này, ít ai biết dưới những hẻm vực sâu cả nghìn mét cũng có người sinh sống. Rồi những đoàn khách nối đuôi nhau khám phá cung đường đèo Mã Pì Lèng và giờ đây là dòng sông Nho Quế, nhiều người Mông, người Giáy địa phương có sinh kế mới khi tham gia phục vụ du lịch.
Bên cạnh phong cảnh ngoạn mục ở hồ Thủy điện Nho Quế 1 (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc), còn có cả những góc Nho Quế rất khác mà du khách có thể trải nghiệm ở hồ Thủy điện Nho Quế 3 (xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc). Không đi qua hẻm vực Tu Sản lừng danh nhưng dòng Nho Quế phía này cũng rất đẹp với vẻ thơ mộng, yên ả hơn. Du khách đi tua thuyền được hợp tác xã bố trí hướng dẫn viên tư vấn, giới thiệu cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống quanh vùng lòng hồ, các điểm tham quan đẹp, thưởng thức ẩm thực truyền thống… ặc biệt, du khách có thể đến sông Nho Quế vào mọi thời điểm trong năm, bởi cả bốn mùa dòng sông và đôi bờ đều đẹp theo những sắc thái riêng. Vào mùa xuân, mặt nước trong xanh được điểm tô bởi hoa đào hồng, hoa mận trắng. Sang mùa hè, du lịch sông để giải nhiệt, chơi các môn thể thao dưới nước. Trời chuyển thu, rừng cây thay lá khiến không gian đắm chìm trong vẻ lãng mạn. Ngay cả trong mùa đông lạnh giá thì lễ hội Tam giác mạch đặc sắc cũng vẫn mời gọi bao bước chân tìm đến.
Sau khi khống chế hiệu quả đại dịch Covid-19, du lịch mở cửa trở lại, sông Nho Quế là một điểm sáng hút khách trong nước và quốc tế đến với mảnh đất địa đầu Hà Giang. Một chuyến đi đến nơi xa xôi, hoang sơ nhưng đẹp mê hồn với núi rừng, sông nước và nếp sống bình dị, mộc mạc vùng đông bắc chắc hẳn sẽ mang đến những ấn tượng khó quên cho mỗi người.
Gợi ý 10 bản làng nên ghé thăm khi đến Hà Giang
Bản Lao Xa, Cao Mã Pờ, Lô Lô Chải hay Xà Phìn... là những bản, làng đẹp, yên bình mà du khách có thể ghé thăm khi đến Hà Giang.
Bản Lao Xa
Video đang HOT
Mùa Xuân tại bản Lao Xa. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Bản Lao Xa cách trung tâm xã Sủng Là, huyện Đồng Văn khoảng 6km, nơi đây đất dốc thoai thoải, phía lưng chừng núi là nơi người dân sinh sống, đất dưới chân núi dành để canh tác ngô và rau màu. Vào mùa Xuân, bản Lao Xa thu hút du khách bởi sắc hoa đào, mận, lê... nở rộ. Nơi đây còn có nghề chạm bạc thủ công nổi tiếng của người Mông, đang được gìn giữ với rất nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Bản Lô Lô Chải
Bản Lô Lô Chải nhìn từ trên cao. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Nằm dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú thiêng liêng của tổ quốc, Lô Lô Chải là bản làng của đồng bào dân tộc Lô Lô - một trong những dân tộc ít người tại Hà Giang. Thời gian dân đây, các hộ dân tại Lô Lô Chải đã bắt đầu làm homestay và dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Với hơn 140 hộ dân, nơi đây dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Làng Thiên Hương
Khung cảnh thanh bình của làng cổ Thiên Hương. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Làng Thiên Hương nằm ẩn sâu sau dãy núi và gần dòng Nho Quế, cách thị trấn Đồng Văn hơn 5km về phía Bắc, nơi đây thích hợp cho những ai yêu thích "du lịch chậm", cảm nhận vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên. Bản làng biên giới này là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Tày với nghề nấu rượu thủ công truyền thống.
Làng Pả Vi
Làng Pả Vi nhìn từ trên cao. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Pả Vi là một làng du lịch cộng đồng mới nhưng đã thu hút được sự quan tâm của du khách khi đến cao nguyên đá Đồng Văn. Những homestay tại làng Pả Vi được xây dựng đúng phong cách của đồng bào dân tộc Mông, có hàng rào bằng đá xếp xung quanh, khuôn viên trồng nhiều hoa... tạo nên cảnh quan đẹp.
Bản Du Già
Cảnh sắc bản Du Già. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Du Già sở hữu cảnh sắc yên bình với núi non trùng điệp và những dòng thác đẹp... cùng với văn hoá bản địa của đồng bào dân tộc Tày. Gần đây, Du Già đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt với những du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.
Thôn Tha
Thôn Tha gây ấn tượng bởi những mái nhà sàn lợp mái cọ san sát nhau. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang không xa, thôn Tha gây ấn tượng bởi những mái nhà sàn lợp mái cọ san sát nhau. Nét văn hóa, ẩm thực của đồng bào Tày tại đây là điều cuốn hút du khách. Vào mùa Thu, những cánh đồng lúa chín vàng cũng là thời điểm thôn Tha trở nên đẹp hơn cả.
Bản Xà Phìn
Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, sương mù kết hợp độ ẩm cao đặc trưng tạo nên những mái lá với lớp rêu xanh phủ tầng tầng, lớp lớp. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, bản Xà Phìn thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, sương mù kết hợp độ ẩm cao đã tạo nên những mái nhà có lớp rêu xanh phủ tầng tầng, lớp lớp đầy ấn tượng. Đến đây vào mùa Thu, du khách còn có dịp ngắm ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín hay khám phá những con thác nhỏ quanh thôn
Cao Mã Pờ
Sắc Xuân tại Cao Mã Pờ. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Cao Mã Pờ là một xã nằm ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, cách trung tâm huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang khoảng 1 tiếng đồng hồ di chuyển bằng xe máy. Cao Mã Pờ được đánh giá là nơi có mùa hoa đào đẹp bậc nhất tại Hà Giang với những rừng đào cổ trải dài. Cuối Xuân còn có hoa mận, hoa trà... khoe sắc rực rỡ. Vào mùa Đông, xã vùng biên viễn này là nơi để du khách đến "săn" băng giá.
Bản Khun
Bản Khun nằm giữa thung lũng. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Bản Khun là một điểm đến mới trên bản đồ du lịch Hà Giang. Đặt chân đến đây, du khách sẽ cảm thấy không khí mát mẻ, trong lành cùng cảnh sắc yên bình. Bản Khun nằm giữa thung lũng, có khoảng 178 hộ dân sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo của bốn dân tộc Tày, Nùng, Dao, La Chí. Văn hóa đời sống, ẩm thực, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca... luôn được người dân gìn giữ và phát huy.
Bản Phùng
Nơi đây gây ấn tượng bởi những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, mờ ảo dưới màn mây. Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ
Bản Phùng là một xã phía Tây của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện khoảng 30km về phía Tây Bắc. Bản Phùng nổi tiếng với những ruộng lúa bậc thang trùng điệp giữa màn mây. Ruộng bậc thang ở Bản Phùng gắn với văn hóa lịch sử lâu đời của người dân tộc La Chí, Tày, Nùng nơi đây.
Thác Rồng - Vẻ đẹp hùng vĩ giữa núi rừng Hoàng Liên Thác Rồng nằm ở khu vực giữa thôn Trung Hồ và thôn Pờ Hồ Thấp, xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thác rất cao, có nước chảy xiết tựa như một con rồng trắng nằm giữa lưng chừng núi đá, vì thế thác còn có tên gọi khác là Bạch Long. Thác Rồng có tên gọi khác là Bạch...