Trên đỉnh Tà Xùa quanh năm mây phủ “luyện” ra thứ chè thơm
Chè shan tuyết cổ thụ được biết đến là đặc sản quý của vùng đất ở Tà Xùa ( huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La).
Những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi trải qua bao sương gió của trời đất ở vùng núi cao, quanh năm mây mù bao phủ, chính điều ấy đã tạo nên hương vị riêng cho chè shan tuyết Tà Xùa.
Nhắc đến địa danh Tà Xùa, sẽ rất nhiều người biết đến, nơi có thiên đường mây đẹp như tiên cảnh. Năm nào cũng có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền ngược núi lên vùng đất này để được khám phá và trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Thiên đường mây trên đỉnh Tà Xùa.
Tà Xùa nằm ở độ hơn 1.500 mét so với mặt nước biển, quang năm mây mù sương phủ. Vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho một thứ đặc sản nổi tiếng là những cánh rừng chè shan tuyết cổ thụ trăm tuổi, có hương vị đặc biệt thơm ngon. Chè có hương vị chát dịu tự nhiên, êm và dễ chịu, ngọt lâu, không đắng, khi uống dư vị chè luôn quấn quýt nơi đầu lưỡi.
Chè shan tuyết cổ thụ mọc ở độ cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển.
Những rừng chè cổ thụ dải khắp núi đồi, len vào tận những bản Mông. Bao đời nay, cây chè trở nên quen thuộc gắn bó với đời sống bà con vùng cao. Cây chè cũng tạo ra nguồn thu nhập giúp cho nhiều người Mông trên đỉnh Tà Xùa có cuộc sống ổn định.
Những thân chè cổ thụ to, rêu mọc quanh thân, đứng phơi mình trên đỉnh Tà Xùa.
Chuyện kể rằng, trước kia có một chàng trai người Mông ở trên đỉnh Tà Xùa thỉnh thoảng xuống núi mang theo một bao chè tươi bán cho các nhà máy. Lần nào mở bao chè ra, cán bộ thu mua nhà máy cũng tiếc nuối bởi búp chè dài, trắng và mập mạp chứng tỏ chúng được hái từ cây chè cổ thụ rất to nhưng hầu hết trong số chè đã bị ủng, mốc hoặc lên men, không thể chế biến được nữa.
Tuy vậy, người cán bộ vẫn thu mua cho chàng trai bởi anh biết rằng, để mang được bao tải chè xuống núi, bà con đã phải đi một chặng đường dài vất vả, thậm chí họ mang theo cả niềm hy vọng, anh không nỡ để bà con đi về rồi không bao giờ quay lại nữa
Video đang HOT
Những búp chè shan tuyết tươi non.
Sau đó, anh cán bộ quyết tâm theo chân người dân tìm về nơi đã hái ra những búp chè này. Sau nhiều ngày đi bộ, vượt qua nhiều đoạn đường quanh co, trơn dốc bên những vực sâu, vừa đi vừa phát quang bụi rậm, thậm chí có những lúc phải dò dẫm từng bước chân vì mây mù chắn lối.
Cuối cùng người cán bộ cũng tìm đến được rừng chè. Hiện ra trước mắt là cảnh tượng choáng ngợp đến ngỡ ngàng, những gốc chè to mốc trắng, người ôm không xuể, đứng phơi mình bên những sườn núi. Và đó chính là xứ sở của những cây chè shan tuyết cổ thụ, có tuổi thọ hàng trăm tuổi.
Từ ngày ấy, người cán bộ đã quyết định tìm cách chế và bảo quản sản phẩm chè ngay trên đỉnh Tà Xùa. Cũng từ đó, việc chế biến chè shan tuyết cổ thụ trên vùng cao giúp bà con người Mông thu hái và chế biến loại chè quý hiếm này trở thành sản phẩm đến với người tiêu dùng khắp mọi miền.
Khi được chế biến, sản phẩm trà shan tuyết có màu xám trắng, cuống dài.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, để có được những búp chè xanh non, chất lượng, nước chè ngon, đúng vị thì chè phải được hái đúng ngày, đúng giờ và phải được chế biến luôn trong ngày, không được để chè quá lâu sẽ làm mất hương vị chè.
Chè phải được hái trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều, tránh hái thời tiết nắng to, đặc biệt là không hái chè khi trời mưa vì chè hay bị đen và sẽ không ngon. Thời điểm phù hợp nhất là chè hái vào những ngày trời mát, nhiều sương mù.
Trước đây chè chủ yếu được người dân sao thủ công.
Để hái được chè, người hái phải dậy từ sáng sớm, lội suối băng rừng mới lên đến nơi. Bởi những cây chè shan tuyết cổ thụ chủ yếu mọc trên núi cao, phải trèo đèo lội suối, băng rừng mới tới nơi. Cũng bởi thế mà chè shan tuyết cổ thụ có hương vị đặc trưng của núi rừng.
Hiện nay, diện tích chè Shan tuyết cổ thụ ở Tà Xùa có khoảng 140 ha, tập trung ở các bản Tà Xùa A, Tà Xùa B, bản Chung Trinh, bản Bẹ của xã Tà Xùa. Với bà con dân tộc Mông vùng cao cây chè đang mang lại cuộc sống ấm no.
Giờ đây cây chè đang giúp cuộc sống người dân ổn định, ấm no.
Những rừng chè shan tuyết cổ thụ ở Tà Xùa không chỉ giúp người dân có thu nhập mà còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút khách du lịch khi đến tham quan, trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên.
Theo Danviet
Sơn La: Nước sông Đà cạn đột ngột chưa từng có, dân bất an
Mực nước sông Đà xuống thấp chưa từng có, nhiều hộ dân sinh sống ven lòng hồ thuộc các huyện Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La thuộc tỉnh Sơn La đang lo lắng.
Nước sông nhiều đoạn cạn trơ đáy, khiến việc giao thương hàng nông sản trên đường thủy của bà con gặp nhiều khó khăn, nhiều lồng nuôi cá không di chuyển kịp nên mắc kẹt...
Ngày (25/12), theo quan sát của phóng viên báo Nông thôn ngày nay/Điện tử Dân Việt, mực nước sông Đà thuộc xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đang xuống rất thấp, khiến việc đi lại bằng phương tiện thủy của người dân ven lòng hồ gặp nhiều khó khăn.
Nước sông Đà cạn đột ngột, khiến thuyền của người dân bị mắc cạn.
Mực nước sông Đà xuống thấp chưa từng có, làm ảnh hưởng đến quá trình buôn bán và giao thương của bà con bị đạo lộn.
Vào thời điểm này năm ngoái (2018), trên lòng hồ sông Đà nhộn nhịp những chiếc thuyền chở nông sản ngược xuôi, nhưng vào thời điểm này thuyền chúi mũi vào bờ.
Cầu Tạ Khoa bắc qua sông Đà trên quốc lộ 37, thuộc địa phận xã Tạ Khoa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) lộ rõ phần đế cầu, do mực nước xuống thấp.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Hà Văn Tưởng, bản Hộc (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), cho biết: Mọi năm vào thời điểm này mực nước sông Đà vẫn còn cao lắm. Nhưng năm nay nước cạn đột ngột quá. Nước sông cạn làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nông sản của người dân chúng tôi.
"Các năm trước thuyền mua ngô, sắn đều cập sát lán vận chuyển nông sản bán rất tiện lợi, nhưng năm thì cạn sâu chúng tôi phải bỏ chi phí thuê người vận chuyển. Ngô, sắn lại đang rớt giá tình hình kinh tế của người dân chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn", anh Tưởng thở dài.
Mực nước sông Đà ở dưới chân đập thủy điện Sơn La, thuộc thị trấn Ít Ong (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) cạn trơ đáy.
Nước rút mạnh, khiên nhiều thuyền, bè, lồng nuôi cá của người dân bị mắc kẹt vì không kịp di chuyển.
Mực nước sông Đà xuống thấp chưa từng có, nhiều hộ dân sinh sống ven lòng hồ thuộc huyện Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La thuộc tỉnh Sơn La đang lo lắng. Nước sông cạn khiến việc giao thương hàng nông sản trên đường thủy của bà con gặp nhiều khó khăn.
Theo Danviet
Người thân đau xót trước vụ việc cha cùng 2 con nhỏ treo cổ tự tử: "Chỉ thương cho gia đình nó, 2 bé đâu có tội tình gì" Người thân trong gia đình cho biết, vợ chồng anh Nam thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, nhưng không ngờ anh lại cùng 2 đứa con nhỏ treo cổ tự tử đầy thương tâm. Liên quan đến vụ việc 3 cha con treo cổ tự tử xảy ra vào trưa ngày 16/11 tại xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang,...