Trên chuyến xe về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay trong đêm
Lái xe Bùi Văn Tuấn sững người lại khi được nghe báo tin dữ. Còn ông Nam thì thảng thốt: “Đại tướng mất thật rồi sao…” Chuyến xe trong đêm ngợp nỗi buồn thương.
Ngay sau khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần vào chiều tối ngày 4/10/2014, nhóm PV chúng tôi đã ngay lập tức nhận nhiệm vụ cho chuyến đi trở về nơi sinh thành của Đại tướng – mảnh đất Lệ Thủy, Quảng Bình.
Trên chuyến xe đường dài Hà Nội – Quảng Bình, một cảm giác buồn, bâng khuâng, hẫng hụt trước “chuyến đi gặp Bác Hồ” của Đại tướng cứ hiển hiện trong tâm trí chúng tôi.
Và những cảm xúc đó trong chúng tôi đã nhanh chóng nhận được sự tương đồng, đồng cảm của các vị khách cùng đi trên chuyến xe. Bởi họ cũng sững sờ, bàng hoàng khi nhận được tin dữ này.
“Tôi vinh dự và tự hào là một người con được sinh ra ở mảnh đất Quảng Bình, quê hương củaĐại tướng.
Tối qua, khi biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, thực sự, tôi đã cảm thấy buồn và hụt hẫng rất khó tả khi một vị tướng tài ba, có nhiều đóng góp to lớn cho dân tộc, tổ quốc nay không còn nữa.
Sự mất mát này là sự mất mát chung của toàn dân tộc và quê hương Quảng Bình chúng tôi… “, anh Nguyễn Văn Hoài (sinh năm 1982, quê Quảng Trạch, Quảng Bình) chia sẻ.
Dù đã biết thông tin Đại tướng từ trần vào tối qua, nhưng khi chúng tôi hỏi, ông Đặng Quốc Bình, sinh năm 1963, quê ở Hàng Điếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội vẫn không giấu được cảm xúc.
Ông Đặng Quốc Bình, quê Hà Nội.
“Tôi là người quen biết với con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng khi nghe thông tin cụ từ trần vào tối qua, tôi vẫn thực sự sững sờ và một cảm giác trống trải, hụt hẫng, suy nghĩ rất nhiều về con người đã làm nên lịch sử. Tôi có việc đi vào Kon Tum nhưng sẽ cố gắng thu xếp công việc ra sớm nhất để kịp tới thăm và chia buồn với gia đình Đại tướng.
Sự ra đi của Đại tướng là nỗi mất mát vô cùng lớn lao của dân tộc, đất nước ta và kể cả trên toàn thế giới”, ông Bình sụt sùi nói.
Chưa được biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần trong tối qua nhưng ngay sau khi được những người trên chuyến xe nói chuyện, ông Đào Văn Nam (quê Lạng Giang, Bắc Giang) đã không giấu được nỗi buồn.
“Đại tướng mất thật rồi sao… Ông là một vị tướng liêm khiết, có rất nhiều cống hiến to lớn cho đất nước, sự ra đi của ông là mất mát lớn của toàn dân tộc. Xin cho tôi được gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình của Đại tướng”, ông Nam xúc động nói.
Còn chị Đào Thị Thuận, sinh năm 1974, quê Thái Bình cũng bày tỏ: “Tôi không được nghe nhiều về Đại tướng nhưng hay tin Đại tướng từ trần, tôi thực sự thấy rất buồn và xin được gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của ông”.
Chị Đào Thị Thuận thẫn thờ khi nghe thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.
Cũng như vậy, khi nghe tin Đại tường từ trần, anh Bùi Văn Tuấn, lái xe chở chúng tôi đã sững người lại và không thể diễn tả hết được cảm xúc của mình.
Video đang HOT
Anh Bùi Văn Tuấn, lái xe hãng xe Việt Tân chạy tuyến Hà Nội – Kon Tum.
“Đại tướng là một vị tướng tài ba của dân tộc, ông đã cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc, nhân dân. Nay ông không còn nữa, đó là một sự mất mát lớn lao của cả dân tộc…”, anh Tuấn bùi ngùi.
Ai trên chuyến xe cũng có tâm trạng nghèn nghẹn nơi cổ họng khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi mới đi được nửa chặng đường nhưng cảm giác về mất mát người ruột thịt trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của ông thấy hiện hữu quanh đây.
Theo soha
Tướng Giáp và những khoảnh khắc đặc biệt trên báo nước ngoài
Nụ cười, ánh mắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhiều khoảnh khắc đặc biệt của cuộc đời ông được các nhà báo nước ngoài ghi lại.
Bức ảnh chụp tại Hà Nội ngày 29/5/1969, ghi lại khoảnh khắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp giơ nắm đấm quyết thắng. Ảnh: Corbis
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1950. Ảnh: AP
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng trung đoàn trưởng Thái Dũng và tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến trong chiến dịch Biên Giới 1950. Ảnh: AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại Hà Nội năm 1955. Ảnh: AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc họp vào tháng 7 năm 1967
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đón hoàng tử Campuchia Norodom Sihanouk ngày 25/9/1969. Ảnh: Corbis
Chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1969. Ảnh: Magnum
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Quảng Bình năm 1973. Hình ảnh do một nhóm phóng viên chiến trường Nhật Bản thực hiện.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thủ đô Algiers (Algeria) trong lễ kỷ niệm 25 năm cách mạng Algeria (1/11/1954 - 1/11/1979). Ảnh: Henri Bureau.
Phóng viên Alex Bowie đã ghi lại hình ảnh Đại tướng khi đang giải thích cách quân đội Việt Nam đánh bại quân Pháp tại trận Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh chụp năm 1984.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên ngày 4/5/1984. Ảnh: Dennis Gray/ AP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chào đón đoàn quân Việt Nam trở về từ Campuchia trong một buổi lễ tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1989. Ảnh: Romeo Gacad/ AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nữ nhà báo Mỹ Catherine Karnow năm 1994. Catherine từng được đích thân Đại tướng mời tháp tùng tới Điện Biên Phủ
Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Catherine Karnow chụp.
Người dân làng ở Mường Phăng chào đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp với niềm vui và kính trọng lớn. Ảnh: Catherine Karnow
Đại tướng trong túp lều lịch sử, nơi 40 năm trước ông đã chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số 30 Đường Hoàng Diệu, Hà Nội năm 1994. Ảnh: Catherine Karnow
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara trong cuộc gặp lịch sử ở Hà Nội năm 1995. Ảnh: AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng thành phố Huế năm 1995. Ảnh: Jason Bleibtreu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc phỏng vấn với phóng viên ảnh Wilfred Burchett tại Hà Nội năm 1996.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại một cuộc họp báo ngày 30/4/2004. Ảnh: Richard Vogel
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu xuất hiện trên bìa tạp chí Time vào ngày 17/6/1966.
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện lần thứ hai trên trang bìa của Time vào ngày 9/2/1969, dịp Tết Mậu Thân.
Hình ảnh Đại tướng trên trang bìa của Time lần thứ ba vào ngày 15/5/1972. Đây là giai đoạn mà phong trào phản đốichiến tranh Việt Nam tại Mỹ đã lên tới đỉnh điểm.
Theo soha
Một bài thơ bất hủ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp Sau khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, nhà thơ Anh Ngọc - cha đẻ của bài thơ "Vị tướng già" đã chia sẻ những dòng tâm sự nghẹn ngào, đầy xúc động. Không thể kể hết những bài thơ, tác phẩm văn học, điện ảnh... về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thời khắc mà cả dân tộc cùng...