Trên 80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ công nghiệp thực phẩm tại Paris
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Cục Xúc tiến Thương mại (XTTM – Bộ Công Thương) đã tổ chức đoàn doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Sial Paris 2022 từ ngày 15 đến ngày 19/10/2022 tạ i thủ đô Paris, Pháp.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Pháp, ông Jean-Marc Callois phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp
Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc Chương trình Xây dựng chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm của Việt Nam, với mục tiêu chính là xây dựng và quảng bá một hình ảnh chung, thống nhất cho ngành thực phẩm quốc gia trên thị trường quốc tế, tăng cường nhận thức và sự công nhận ở quy mô thế giới đối với thực phẩm Việt Nam, xây dựng uy tín về chất lượng và giá trị thực phẩm, tối ưu hóa giá trị gia tăng cho sản xuất và chế biến ở trong nước, đồng thời thúc đẩy việc xuất khẩu thực phẩm ra nước ngoài.
Đoàn Việt Nam tham gia Hội chợ lần này có quy mô lớn nhất từ trước tới nay với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khu gian hàng được thiết kế với không gian mở và nhận diện thống nhất, mang tính chuyên nghiệp cao, tạo ấn tượng tới khách tham quan về một ngành thực phẩm Việt Nam năng động. Các gian hàng Việt Nam trưng bày chủ yếu các sản phẩm như mật ong, tiêu, điều, rau quả, gạo và các sản phẩm từ gạo… Đây là các ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường châu Âu. Sản phẩm doanh nghiệp
Việt Nam tham gia Hội chợ này phong phú, với nhiều sáng tạo, đổi mới theo hướng tăng cường giá trị gia tăng, ngày càng phù hợp hơn với xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng Âu, Mỹ.
Đặc biệt, tại Hội chợ lần này, với việc nắm bắt được xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ của khách hàng châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam đã có kế hoạch quảng bá các sản phẩm hữu cơ của doanh nghiệp mình tại Pháp. Có thể kể đến các sản phẩm như tiêu, quế organic của Công ty TNHH Hồ Tiêu Việt, sản phẩm quế organic của Công ty XNK thủ công mỹ nghệ và nông sản tổng hợp, sản phẩm gạo sạch của Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, hay sản phẩm nước giải khát đến từ Công ty Cổ phần đầu tư A&B Việt Nam… nhiều sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu tới người tiêu dùng tại thị trường này. Việc lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tốt, có mong muốn và năng lực thay đổi, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn, tin cậy hơn đối với các nhà nhập khẩu quốc tế khi tham dự Hội chợ quốc tế như Sial Pris có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng một hình ảnh thực phẩm quốc gia mạnh cho Việt Nam, là bước đệm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản, thực phẩm Việt Nam trong dài hạn.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng phát biểu trong lễ khai mạc.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đánh giá cao sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp Việt Nam tại hội chợ Sial Paris 2022, góp phần quảng bá thương hiệu thực phẩm Việt Nam trên trường quốc tế. Ông cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu, và cùng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các đối tác Pháp và Việt Nam tại đây sẽ mở ra những cơ hội hợp tác làm ăn mới cho doanh nghiệp cả hai nước.
Video đang HOT
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng cục XTTM, sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ Sial năm nay không chỉ có sự đông đảo về lượng mà còn có sự thay đổi về chất. Thay vì chỉ mang đến hội chợ các sản phẩm thô, hàm lượng chế biến thấp như trước đây, các doanh nghiệp lần này đã chú trọng từ chất lượng sản phẩm đến bao bì mẫu mã, từ cách đóng gói đến quảng bá thương hiệu. “Lần này các sản phẩm mang đến hội chợ đều có chất lượng cao, hàm lượng chế biến sâu, với nhiều chứng nhận sản phẩm sạch, thương mại công bằng, thân thiện môi trường để thuyết phục thị trường khó tính như châu Âu”, ông Phú chỉ rõ. “Hội chợ Sial là một trong những hội chợ thực phẩm lớn nhất thế giới và cũng lâu đời nhất thế giới. Các doanh nghiệp tham dự hội chợ đều có khả năng ký kết được các hợp đồng lớn. Chính vì thế, Sial thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn và Cục XTTM chú trọng việc tuyển chọn các doanh nghiệp tiêu biểu, có sản phẩm chất lượng cao, năng lực xuất khẩu tốt, cách làm thương hiệu chuyên nghiệp để tham gia và đại diện cho ngành thực phẩm Việt Nam tham dự hội chợ.”
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Pháp, ông Jean-Marc Callois cho rằng nhờ có Hiệp định EVFTA, nhiều sản phẩm của Việt Nam hiện đã có mặt ở châu Âu và các sản phẩm của Pháp như sữa, thịt, cũng có tiềm năng đáng kể ở thị trường Việt Nam. Người Pháp ngày càng thích ẩm thực phương Đông và người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội để thưởng thức các sản phẩm của Pháp. Theo ông, tiềm năng thương mại giữa Pháp và Việt Nam còn rất lớn. Các công ty Việt Nam có thể mang đến những sản phẩm được người tiêu dùng Pháp đánh giá cao và ngược lại Pháp cũng xuất khẩu nhiều sản phẩm được người Việt Nam ưa chuộng. Điều này rất quan trọng vì thương mại cần phải được phát triển cả hai chiều và phải được đảm bảo trước hết bởi tính bền vững của các mối quan hệ, sự thịnh vượng, khả năng phục hồi trong sự ổn định. Ông tin rằng với nỗ lực của các doanh nghiệp, mối giao lưu sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.
7.000 doanh nghiệp tại Hội chợ Sial Paris 2022
Các đối tác đến gian hàng Việt Nam để tìm hiểu sản phẩm.
Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Sial Paris được tổ chức hàng năm tại Paris là một trong những hội chợ lớn nhất và uy tín hàng đầu thế giới về lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Năm nay, với tổng diện tích mặt bằng là 250.000 m2, Sial Paris 2022 thu hút khoảng 7.000 doanh nghiệp tham gia trưng bày 400.000 sản phẩm từ 119 nước trên thế giới. Diễn ra từ ngày 15-19/10, Hội chợ dự kiến đón khoảng 310.000 lượt khách đến từ hơn 200 quốc gia tới tham quan và làm việc tại Hội chợ.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới và là thị trường cửa ngõ quan trọng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thực phẩm và công nghiệp chế biến thực phẩm của EU nói chung và Pháp nói riêng. Pháp có nhu cầu lớn đối với các sản ph ẩm thực phẩm như mật ong, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, gạo và các sản phẩm đồ uống từ chè, cà phê, nước hoa quả, hoa quả đóng hộp… Đây là những sản phẩm Việt Nam hoàn toàn có thể cung ứng, góp phần làm phong phú thêm, đa dạng khẩu vị của người dùng.
Tham dự Sial Paris 2022 sẽ không chỉ là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các khách hàng Pháp, mà còn thu hút cả các đối tác đến từ nhiều thị trường khác trong khu vực châu Âu và trên thế giới.
Tăng năng lực cho nhà cung cấp để tham gia sâu chuỗi chế biến chế tạo
Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao cả về chất lượng và số lượng các nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 trong nước để gia tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng, chế biến chế tạo; từ đó nâng cao nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp trong nước.
Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo", do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC) tổ chức chiều ngày 7/3, tại Hà Nội.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công, khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh minh họa: TTXVN
Theo báo cáo tại hội thảo, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực và thế giới với mức tăng trưởng kinh tế sơ bộ bình quân năm trong giai đoạn 2011-2020 là 5,95%.
Những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo nền tảng to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như xương sống của nền kinh tế, là nền tàng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam. Ngành công nghiệp chế tạo còn tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện ở vốn FDI vào ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án và vốn đăng ký trong giai đoạn 2011-2020.
TS. Trương Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ cho hay, Chính phủ và các địa phương, nhiều tổ chức đã có sự hỗ trợ cho ngành chế biến chế tạo, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và kết nối các doanh nghiệp trong - ngoài nước với nhau. Tuy nhiên, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI về nhà cung cấp chủ yếu xoay quanh chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, yếu tố công nghệ...; trong đó, vấn đề về giá và quản trị các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa cạnh tranh so với doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan...
Cùng với đó, hầu hết các doanh nghiệp thiếu các công đoạn gia công để có cụm hoàn chỉnh, chủ yếu sản xuất các linh kiện rời. Với nguồn tài chính và quản trị còn kém, họ khó có thể tăng quy mô sản xuất hoặc thăng cấp từ nhà cung ứng cấp 2 lên cấp 1, đầu tư nâng cao năng lực...
Qua khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp là nhà cung ứng luôn mong được giảm chi phí sản xuất thông qua tiếp cận tín dụng ưu đãi hơn; quản trị tinh gọn hoặc được tiếp cận, đào tạo sản xuất với các tiêu chuẩn quốc tế, quy trình quản lý, năng lực thương mại và kết nối với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng muốn tăng quy mô doanh nghiệp thông qua đầu tư mới cho công nghệ, nhà xưởng và liên kết cụm doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh.
Vì thế, để giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các FDI, cần hỗ trợ họ nâng cao năng lực thông qua các chính sách khuyến khích chuyển đổi số, đầu tư vào sản xuất điện tử.
"Chúng ta vẫn chưa có chiến lược, các cơ chế chính sách cụ thể cho lĩnh vực điện tử. Trong khi đó, điện tử là vấn đề của tương lai. Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp FDI nội địa hóa bằng các chính sách về thuế, lao động, ưu tiên thu hút các FDI có định hướng rõ ràng về nội địa hóa", bà Trương Chí Bình khuyến nghị.
Cùng quan điểm trên, theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh và Đối ngoại Công ty Toyota Motor VietNam, sản lượng sản xuất tính trên mỗi mẫu xe tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Indonesia nên rất khó để nội địa hóa do thiếu quy mô sản xuất tập trung. Theo khảo sát, ở Việt Nam chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp cung ứng tuyến dưới, trong khi Thái Lan là hơn 3.000 doanh nghiệp. Ở Việt Nam, có từ 80-85% linh kiện cho sản xuất xe ô tô trong nước là nhập khẩu, trong khi Thái Lan chỉ nhập khẩu 10%.
Việt Nam yếu ở ngành công nghiệp nguyên vật liệu (thép, nhựa), trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, quy mô thị trường nhỏ... khiến chi phí sản xuất linh kiện cao. Tuy vậy, Việt Nam cũng có những lợi thế như nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí vận chuyển tới nhà máy sản xuất xe thấp hơn so với nhập khẩu.
Để hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết, TMV đã tăng cường nội địa hóa bằng cách thiết lập phòng phát triển nhà cung cấp và làm việc cùng nhau, để từng bước phát triển năng lực của họ.
"Chúng tôi phát triển năng lực cho nhà cung cấp từ cơ sở nền tảng đến kỹ năng và hiệu suất trong công việc; giúp họ áp dụng thành công các hoạt động 5S để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và cải thiện hiệu suất; áp dụng "dòng chảy sản xuất" đối với các nhà cung cấp linh kiện dập để cải thiện sơ đồ các vị trí xưởng dập... Nếu năm 2010, TMV chỉ có 13 nhà cung cấp thì đến 2020, đã có 46 nhà cung cấp; trong đó 6 nhà cung cấp thuần Việt", ông Nguyễn Trung Hiếu bày tỏ.
Theo chia sẻ của ông Harsono, Phòng Quan hệ đối ngoại - Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế tạo ô tô Indonesia, hàng năm, các đơn vị sẽ có kế hoạch hành động như đào tạo chuyên gia từ sơ cấp, cao cấp đến cấp quốc gia. Các chuyên gia này sẽ tới những doanh nghiệp và giúp họ phát triển, cải thiện hệ thống, chất lượng sản xuất từ cấp thấp lên cao.
"Chúng tôi xây dựng bộ tiêu chuẩn năng lực quốc gia cho sản xuất tinh gọn; chương trình đào tạo theo từng cấp độ từ 0 đến 5; trong đó, cấp độ tối thiểu để cung ứng cho ô tô là cấp độ 3 - sản xuất ổn định với những tiêu chuẩn kèm theo. Có như vậy, các doanh nghiệp sẽ biết mình nằm ở đâu và phải nâng cấp năng lực từng bước như thế nào", ông Harsono nói.
Mang hồ tiêu Việt Nam đến với thị trường Pháp Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nhằm quảng bá cho ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam tại thị trường châu Âu và thế giới, đặc biệt là để tìm hiểu và kết nối thêm với các đối tác thị trường Pháp, ngày 14/10 tại thủ đô Paris, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) phối hợp với Phòng Thương mại và...