Trên 700.000 người bị liệt vào danh sách khủng bố của Mỹ
Tờ The New York Times ngày 3.12 đưa tin Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) liệt 700.000 người vào danh sách tình nghi khủng bố của nước này.
Một nhân viên FBI – Ảnh: Reuters
Trung tâm Giám sát khủng bố (TSC) của FBI, được thành lập vào tháng 12.2003, là đơn vị chịu trách nhiệm về danh sách trên 700.000 nghi phạm khủng bố này, theo The New York Times.
Tuy nhiên, TSC không công bố nguyên nhân vì sao có quá nhiều người bị liệt vào danh sách tình nghi khủng bố này, bao gồm cả người nước ngoài và người Mỹ.
Giáo sư luật Mỹ, bà Anya Bernstein cho biết: “Khi có một danh sách các nghi phạm khủng bố quá lớn, nhiều người nghĩ rằng khủng bố là một vấn đề lớn và chính phủ Mỹ cần dành ra nhiều nguồn lực để đấu tranh chống khủng bố”.
Tuy nhiên, bà Bernstein cho rằng danh sách khủng bố của Mỹ có thể hủy hoại cuộc đời của một người vô tội, bởi vì bất kỳ ai ở Mỹ cũng có nguy cơ bị liệt vào danh sách nghi phạm khủng bố và TSC cũng có thể đưa ra đánh giá sai.
Video đang HOT
The New York Times lấy một ví dụ điển hình là trường hợp cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ 48 tuổi, bà Rahinah Ibrahim.
Vào năm 2005, bà Ibrahim, một người Mỹ mặc một bộ trang phục Hồi giáo, đã bị giữ lại thẩm vấn khi chuẩn bị lên máy bay ở sân bay quốc tế San Francisco, bang California.
Sau đó, TSC đã liệt bà Ibrahim vào danh sách tình nghi khủng bố kể trên. Hậu quả là, giấc mơ trở thành tiến sĩ của bà Ibrahim cũng tiêu tan vì bà đã trở thành nghi phạm khủng bố nên không được phép nghiên cứu tiếp.
Trong nhiều năm, bà Ibrahim đã không ngừng đấu tranh để chứng minh bà không có dính líu gì đến bất kỳ tổ chức khủng bố nào.
Theo TNO
Mỹ: Phá kỳ án mẹ bắt cóc con suốt 20 năm
Cục Điều tra Liên bang Mỹ vừa phá được kỳ án mẹ bắt cóc con gái của mình và lén đưa sang Úc trốn tránh suốt 20 năm trời.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ vừa mới phá một vụ án bắt cóc đầy ly kỳ kéo dài trong suốt 20 năm, và thủ phạm gây ra vụ bắt cóc này lại chính là mẹ đẻ của nạn nhân.
Gần 2 thập kỷ trước, cô Dorothy Lee Barnett rời quê hương mình tại Đảo Palm, bang South Carolina, Mỹ cùng với con gái mới sinh vượt qua hàng ngàn cây số đến nước Úc để bắt đầu một cuộc sống mới.
Cô Savanna (phải) được tìm thấy tại Úc sau 20 năm "mất tích"
Tuy nhiên Barnett không có quyền giám hộ đối với con gái mình là Savanna Catherine Todd vào năm 1994, và cô bị buộc tội bắt cóc chính đứa con 10 tháng tuổi của mình. Chồng cũ của cô, cựu nhân viên môi giới chứng khoán Charleston Benjamin Harris Todd III vẫn hy vọng rằng một ngày nào đấy anh sẽ thấy con gái của mình một lần nữa. Todd và Barnett đã ly hôn trước khi Savanna ra đời và người bố được tòa phán quyết được quyền nuôi đứa trẻ chưa sinh.
Cục Điều tra Liên bang đã không từ bỏ vụ điều tra này. Các điều tra viên cho biết họ đã nghiên cứu các bằng chứng cho thấy Barnett cố gắng sử dụng một tên khác gần một thập kỷ trước để có được hộ chiếu Mỹ.
Cuối cùng vào ngày 04 tháng 11, tại bang Queensland của Úc, các nhà chức trách phát hiện Barnett và con gái mình là Savanna. Người mẹ 53 tuổi đã bị bắt. Cô con gái, hiện 20 tuổi, đang trong tình trạng "an toàn, khỏe mạnh và có một cuộc sống bình thường", luật sư Mỹ Bill Nettles nói trong một tuyên bố vào hôm thứ Năm. Ông Nettles cũng cho biết thêm "Sự nỗ lực trong công việc đã được các nhân viên FBI chứng minh trong vụ tìm kiếm này và việc xác định nơi ở của Barnett và đứa trẻ bị mất tích sau nhiều năm là cố gắng không biết mệt mỏi và là cả một sự đam mê nghề nghiệp."
Các nhà báo đã cố gắng liên hệ với Todd-cha của Savana ngay sau khi sự việc được công bố tuy nhiên họ đã không thành công. Số điện thoại mà ông đã từng sử dụng không còn liên lạc được. Vợ cũ của ông đang phải đối mặt với cáo buộc bắt cóc quốc tế theo luật liên bang và hai tội danh nữa liên quan đến sử dụng hộ chiếu mạo danh. Nếu bị kết tội, Barnett có thể phải đối mặt với ba năm tù về tội bắt cóc và 10 năm đối với mỗi lần sử dụng hộ chiếu mạo danh.
Barnett, một tiếp viên hàng không đã kết hôn với Todd vào tháng 12/1991 tại Beaufort. Cô đệ đơn ly dị vào tháng Hai năm 1993, với lý do rằng Todd đã bỏ rơi cô sau khi cô mang thai. Todd phản đối, cho rằng Barnett bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực và lợi dụng tình cảm của anh ta. Ngay sau đó, Todd đã được Toà trao quyền giám hộ đứa trẻ chưa sinh của mình. Savanna ra đời ngày 6/5/1993. Barnett rời Isle of Palms vào ngày 23/4/1994 cùng với con gái của mình sau khi đến dự tiệc sinh nhật có sự giám sát của Tòa án. Tuy nhiên cô đã mất tích tại thời điểm đó cho đến khi bị bắt tại Úc.
Sau khi biết tin con gái mình mất tích, Todd đã nhờ công chúng tìm lại đứa con mình. Hình ảnh của cô đã được đưa lên các trang mạng, ảnh của cô gái được vẽ lại gần giống với hình ảnh của cô khi đã gần 20 tuổi hiện nay.
Savanna lúc 1 tuổi và 18 tuổi
Theo hồ sơ Toàn án tại Úc, Barnett đã kết hôn vào năm 1995 với Juan Geldenhuys ở Nam Phi. Theo cáo trạng của tòa án, Barnett đã 2 lần sử dụng tên mới của cô là Alexandria Maria Geldenhuys để xin hộ chiếu Mỹ. Sau đó, cô và người chồng mới trở thành công dân của New Zealand, sau đó chuyển đến Úc vào năm 2007. Chồng mới của Barnett đã chết vì ung thư.
Tờ báo cho biết Barnett đã sống ở Queensland với hai đứa con của mình. Savanna được biết đến với tên là Samantha, hiện đang theo học điều dưỡng tại trường đại học Queensland.
Theo tờ The Australian, sở dĩ chồng cũ của cô biết được nơi cô sinh sống khi một người bạn của người chồng mới của Barnett nghi ngờ và liên lạc với anh. Bộ Ngoại giao và Cảnh sát Liên bang Úc đã thực hiện việc bắt giữ cô. Được biết, Barnett sẽ chống lại việc dẫn độ ở Úc, nơi cô nhận được nhiều sự ủng hộ của dư luận.
Theo Daily Mail
Anonymous tấn công nhiều cơ quan chính phủ Mỹ Báo cáo từ Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết tin tặc có liên hệ với nhóm Anonymous đã truy cập vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Mỹ và lấy đi nhiều thông tin mật, Reuters đưa tin ngày 16.11. Tin tặc có liên hệ với nhóm Anonymous đã tấn công vào hệ thống máy...