Trên 60.000 chữ ký kêu gọi Mỹ trừng phạt Trung Quốc
Đến ngày 26.5, đã có trên 60.000 người ký tên vào thỉnh nguyện thư phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, kêu gọi Nhà Trắng tăng xem xét các biện pháp pháp trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Kinh.
Thanh niên, sinh viên VN ở San Francisco (Mỹ) biểu tình phản đối Trung Quốc – Ảnh: Linh Khổng
Anh Huỳnh Thế Du, Chủ tịch Hội Thanh niên-Sinh viên VN tại Mỹ, cho biết: Một trong hai thỉnh nguyện thư đã gửi đến trang whitehouse.gov của chính phủ Mỹ, với mục tiêu đề nghị chính phủ Mỹ lên tiếng yêu cầu chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các tàu thuyền về nước.
“Đối với thỉnh nguyện thư này, mục tiêu của chúng tôi là thu thập được 100.000 chữ ký để có được câu trả lời từ chính phủ Mỹ đối với yêu cầu trên”, anh Du cho hay.
Tính đến 17 giờ 20 phút ngày 26.5 (giờ Việt Nam), đã có hơn 62.662 chữ ký. Bạn đọc có thể tham gia ký tên vào thỉnh nguyện thư theo địa chỉ: https://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv
“Chúng tôi, người Việt Nam ở khắp thế giới kêu gọi Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Trung Quốc vì Bắc Kinh rõ ràng đã xem thường luật pháp quốc tế và ranh giới lãnh thổ khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam”, theo thỉnh nguyện thư trên trang whitehouse.gov.
“Những ngôn từ và lời chỉ trích sẽ không đủ. Chúng tôi cần Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc, bởi vì đây là cách hiệu quả duy nhất”, cũng theo thỉnh nguyện thư.
Video đang HOT
Bức thư thứ hai cũng đã có mặt tại trang change.org, gửi đến các vị quan chức cấp cao của các nước và tổ chức quốc tế như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… cũng như bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Anh Du giải thích: “Thỉnh nguyện thư này nhằm góp phần đem tiếng nói của công lý và lẽ phải về sự kiện giàn khoan Hải Dương-981 đến với bạn bè quốc tế và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Mục tiêu trước mắt của chúng tôi đối với thư này là đạt được 50.000 chữ ký trong thời gian càng sớm càng tốt”.
Bên cạnh hoạt động trên, Hội Thanh niên-Sinh viên VN tại Mỹ còn tích cực tổ chức chiến dịch gây quỹ “Triệu trái tim hướng về biển Đông” (qua địa chỉ https://www.facebook.com/events/558671390919245), kêu gọi cộng đồng người VN trên toàn thế giới tham gia ủng hộ nguồn lực cho các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển Đông Việt Nam.
Theo TNO
Indonesia là mục tiêu tiếp theo của TQ ở Biển Đông?
Trung Quốc đang tìm mọi thủ đoạn để phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của mình.
Sau khi Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, các chuyên gia phân tích quốc tế nhận định rằng hành động hung hăng này của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng một cách nguy hiểm trên Biển Đông bởi nước này đang trong "cơn khát" vô độ về năng lượng.
Trong vòng 2 thập niên qua, Trung Quốc đã từ một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trở thành một trong những nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Theo dự báo năm 2013 của Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA), nhu cầu của Trung Quốc sẽ chiếm tới 31% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong giai đoạn 2011-2035.
Trung Quốc có thể kéo giàn khoan 981 tới mọi nơi ở Biển Đông
Theo dự báo này, đến năm 2035, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ gấp đôi Mỹ và gấp ba Liên minh châu Âu. Và cơn khát năng lượng của Trung Quốc sẽ nhận được sự hậu thuẫn ngày càng lớn và hung hăng của lực lượng hải quân nước này, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ muốn nuốt trọn Biển Đông để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai của mình.
Trên Biển Đông, quần đảo Natuna là nơi có trữ lượng dầu khí lớn và nằm trọng trong cái mà Trung Quốc gọi là "đường chín đoạn" nuốt trọn gần 90% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên quần đảo này cũng nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Indonesia, và Indonesia đã nhiều lần tuyên bố rằng đây không phải là khu vực tranh chấp với Trung Quốc bởi "đường chín đoạn" kia không hề có cơ sở pháp luật quốc tế.
Quần đảo Natuna nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia
Thế nhưng, Bắc Kinh từ trước tới giờ vẫn áp dụng chiến thuật kiên trì im lặng, không phản ứng hay làm rõ vấn đề này bất chấp việc Indonesia đã rất nhiều lần yêu cầu, kiến nghị.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tương lai Trung Quốc sẽ bỏ qua quần đảo này của Indonesia, bởi hiện giữa hai nước vẫn có những cách hiểu khác nhau về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), đặc biệt là về khái niệm "đất thống trị biển".
Đây chính là lý do khiến chuyên gia Rizal Sukma thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Indonesia gọi mối quan hệ của Indonesia và Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay là "sự nhập nhằng chiến lược".
Sự nhập nhằng trong quan hệ hai nước chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử. Bắc Kinh và Jakarta đã chấm dứt quan hệ ngoại giao trong suốt 23 năm sau khi Tổng thống Suharto lên nắm quyền. Hai nước nối lại quan hệ vòa năm 1990, nhưng sau đó quan hệ này lại lâm vào khủng hoảng năm 1994 về cách đối xử với người Indonesia gốc Hoa ở Bắc Sumatra.
Cho đến nay, mặc dù hai nước đã đạt được một số lợi ích kinh tế từ mối quan hệ tốt đẹp, song Jakarta vẫn phải đề phòng việc nước này sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của cách hành xử hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng ngang ngược
Điều này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Tướng Moeldoko thể hiện trong một phát biểu gần đây rằng "Thách thức lớn nhất của Indonesia trong tương lai gần là các tranh chấp trên Biển Đông và an ninh biên giới." Theo các chuyên gia, tuyên bố này của Tướng Moeldoko chứng tỏ một sự dịch chuyển trong các ưu tiên chiến lược của Indonesia nhằm đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng đến từ Trung Quốc.
Cho đến nay, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Indonesia vẫn theo dõi mọi động thái của Trung Quốc trên Biển Đông với con mắt đầy cảnh giác. Hồi tháng Hai, phát biểu sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu vực Nhận diện Phòng không trên biển Hoa Đông, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã khẳng định "chúng tôi đã nói rõ với Trung Quốc rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận khu vực tương tự trên Biển Đông".
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng bất chấp thủ đoạn để phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình, các chuyên gia phân tích cho rằng Jakarta cần phải thúc đẩy hơn nữa việc làm rõ với Trung Quốc về vị trí quần đảo Natuna.
Theo chuyên gia Bentley, Indonesia cần phải áp dụng chính sách ngoại giao trong một khuôn khổ chiến lược rộng lớn hơn nhằm quản lý vùng biển của mình và có những bước đi tích cực để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Biển Đông, đề phòng tham vọng bành trướng đầy nguy hiểm của Trung Quốc.
Theo Khampha
Đưa thi thể ngư dân bị tàu lạ đâm tử nạn vào đất liền Ông Mai Tuấn Phượng, Phó Chủ tịch huyện Cô Tô (Quảng Ninh) cho biết, khoảng 4 giờ sáng nay (26/5), thi thể ngư dân tử nạn do bị tàu lạ đâm chìm đã được đưa vào đất liền để chuyển về quê mai táng. Cũng theo ông Phượng, người tử nạn là thuyền trưởng tàu đánh cá số hiệu QNG96180TS, tên là Đặng...