Trên 51 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế người dân ven Cái Lớn – Cái Bé
Trên 51,5 tỷ đồng thực hiện các mô hình sinh kế hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng khi triển khai đầu tư “ Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé”.
TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang phát biểu khởi động mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình, thuộc dự án “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” giai đoạn 1. Ảnh: Trung Chánh.
Chiều 24/8, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị khởi động thực hiện mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thuộc dự án “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” giai đoạn 1.
TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh có bờ biển dài 200 km, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang tác động đến sản xuất, đời sống người dân, gây sạt lở đê biển, xâm nhập mặn… Vì vậy, việc triển khai xây dựng “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” là rất cần thiết, có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu…
Video đang HOT
Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1, được Bộ NN-PTNT phê duyệt quyết định đầu tư ngày 25/12/2018, với mục tiêu: Kiểm soát mặn, phát triển thủy sản ổn định vùng ven biển. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, tạo nguồn nước ngọt. Tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu chua cải tạo đất phèn. Kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ.
Quá trình xây dựng công trình và khi đi vào vận hành “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé”, sẽ có một số hộ dân bị ảnh hưởng cần hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Trung Chánh.
Sau khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được xây dựng, đi vào vận hành, sẽ giảm ảnh hưởng của thủy triều từ phía biển Tây nên ranh giới giáp nước dịch chuyển về phía biển Tây, tăng cường khả năng tiêu chua, thoát lũ, cấp nước ngọt cho vùng ven biển.
Tuy nhiên, để xây dựng công trình và khi đi vào vận hành, sẽ có một số hộ dân bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần hỗ trợ phát triển việc áp dụng các mô hình sinh kế bền vững theo hướng sản xuất an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân các huyện An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Gò Quao. Theo đó, sẽ thành lập và củng cố 20 tổ chức nông dân/hợp tác xã, xây dựng 26 mô hình sản xuất trình diễn theo hướng đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế, đáp ứng nhu cầu liên kết chuỗi.
Việc triển khai xây dựng “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé”, có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu… Ảnh: Trung Chánh.
Tổng diện tích thực hiện các mô hình là 950 ha, gồm mô hình nước ngọt và ngọt – lợ luân phiên, trong đó cánh đồng lớn sản xuất lúa 300 ha, tôm – lúa 360 ha, cây ăn trái 60 ha, khóm – tôm 30 ha và kinh tế 3 tầng khóm – cau – dừa 200 ha. Tổng vốn thực hiện các mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là trên 51,5 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 28 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng của các hộ dân. Thời gian hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế trong 2 năm, từ 2020-2021 .
Sẽ thực hiện giai đoạn 2 luồng tàu Quan Chánh Bố
Bộ GTVT trong văn bản trả lời các kiến nghị của UBND TP Cần Thơ liên quan đến các dự án giao thông đã cho biết Bộ sẽ sớm thực hiện nạo vét luồng Quan Chánh Bố để tàu biển trọng tải đến 20.000 tấn ra vào thuận lợi, an toàn.
Ngày 20-5, nguồn tin PLO cho biết, Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời một số kiến nghị của UBND TP Cần Thơ về đầu tư hạ tầng GTVT của thành phố và giao thông kết nối nội vùng, liên vùng.
Trong đó, Bộ GTVT cho biết đối với luồng cho tàu biển vào sông Hậu (qua kênh Quan Chánh Bố), Bộ hoàn thiện báo cáo nghiên cứu và đề xuất cấp thẩm quyền cân đối, bố trí nguồn vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhằm triển khai giai đoạn 2 của dự án, qua đó đảm bảo tính ổn định, đồng bộ của dự án, đảm bảo an sinh xã hội.
Kênh Quan Chánh Bố . Ảnh: Google
Theo Bộ GTVT, giai đoạn 1 dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (luồng Quan Chánh Bố) đưa vào khai thác năm 2016 đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực vận tải đường thủy của khu vực. Đặc biệt các tàu trọng tải đến 20.000 tấn đã trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa từ khu vực ĐBSCL đi các tuyến biển gần, nội Á và ngược lại mà không cần phải gom hàng đến khu vực Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hoặc các cảng biển TP.HCM như trước đây.
Dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu là dự án trọng điểm quốc gia nhằm nâng cao năng lực vận tải hàng hóa của khu vực ĐBSCL. Dự án được triển khai từ năm 2009, nhưng do khó khăn về vốn nên giãn tiến độ từ tháng 1-2013. Đầu năm 2014, dự án đã được Quốc hội thông qua và tái khởi động.
Dự án có tổng mức đầu tư 9.781 tỉ đồng, gồm các hạng mục: luồng tàu (dài 46,5 km, đoạn sông Hậu dài khoảng 12 km, đoạn kênh Quan Chánh Bố hiện hữu dài khoảng 19 km. Hạng mục bảo vệ bờ, gồm xây một đê chắn sóng phía Nam dài 2,4 km, kè bảo vệ bờ với tổng chiều dài gần 36 km. cạnh đó, dự án còn có 5m đường bộ dân sinh và các công trình khác.
Công an góp tiền "thắp sáng đèo Cùa" hiểm trở, đảm bảo ATGT Công trình "Thắp sáng đèo Cùa" hoàn thiện, mang ánh sáng và niềm vui về với bà con sinh sống ở các xã phía Tây huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Công trình "Thắp sáng đèo Cùa" hoàn thiện, đưa vào sử dụng tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân Mới đây, Cong an huyện Cam Lộ vừa tổ chức lễ...