Trên 3,8 triệu người từ Ukraine đã sang các nước láng giềng
Theo số liệu của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 27/3, hơn 3,8 triệu người đã rời Ukraine ra nước ngoài lánh nạn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này cách đây một tháng.
Trẻ em Ukraine sơ tán tránh xung đột tại một trường học ở Przemysl, gần biên giới Ukraine- Ba Lan, ngày 14/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, dòng người ra đi đã có dấu hiệu giảm rõ rệt.
Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết 3.821.049 người tại Ukraine đã ra nước ngoài, tăng 48.450 người so với số liệu công bố một ngày trước đó. Khoảng 90% trong số này là phụ nữ và trẻ em. Đa số (2,2 triệu người) đã sang Ba Lan, trong khi hơn 500.000 người đã đến Romania và gần 300.000 người sang Nga.
Cuộc khủng hoảng người đi lánh nạn ở Ukraine là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết hơn 4,3 triệu trẻ em, tương đương 50% số trẻ em của Ukraine – đã buộc phải đi lánh nạn.
Trong những ngày gần đây, số người dân sơ tán khỏi Ukraine đã giảm xuống dưới mức 100.000 người/ngày và thậm chí có ngày chỉ còn khoảng 50.000 người.
Chiến sự Nga-Ukraine: Bạo lực, phân biệt chủng tộc khiến người di tản khiếp sợ
Tại các nhà ga Ukraine, phụ nữ và trẻ em được quyền ưu tiên. Nhưng những người da trắng cũng được cho lên tàu trước.
Khi đến lượt, người châu Phi không còn đủ chỗ ngồi, nhiều người phải đứng suốt 14 giờ đồng hồ - một người Kenya kể về chuyến di tản ác mộng khi chiến sự nổ ra ở Ukraine.
Video đang HOT
Công dân từ các quốc gia khác nhau - từ Châu Phi, Trung Đông và Ấn Độ - hầu hết là sinh viên của các trường đại học Ukraine tập trung tại khu vực biên giới Medyka dành cho người chạy trốn khỏi xung đột ở Ukraine, miền đông Ba Lan vào ngày 27/2. Ảnh The East African
Theo The East African, anh Karanja Mwaura đã chuyển từ Kenya đến định cư ở Ukraine hơn 5 năm trước. Ngày 14/2, Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine, khiến anh phải vội vã di tản.
Vì vậy, anh đã lên một chuyến tàu từ Kiev hướng đến Uzhgorod, phía tây đất nước gần biên giới với Hungary, cùng với những người châu Phi khác. Đó là một chuyến đi "ác mộng" đối với anh.
Tại nhà ga, phụ nữ và trẻ em được quyền ưu tiên. Nhưng những người da trắng cũng được cho lên tàu trước, theo Mwaura. Khi đến lượt những người châu Phi, không còn đủ chỗ ngồi trên tàu. "Chúng tôi phải đứng suốt chuyến đi kéo dài 14 giờ", Mwaura cho biết, nhưng thực tế chuyến đi kéo dài tới 20 giờ.
"Tôi quyết định đến Hungary, sau khi nghe những câu chuyện khủng khiếp về nạn bạo lực, phân biệt chủng tộc mà các sinh viên châu Phi gặp phải ở biên giới Ba Lan", Mwaura nói.
Hành khách cố chen lên một chuyến tàu chuẩn bị rời nhà ga Lviv, phía tây Ukraine đi Slovakia ngày 2/3. Ảnh: AP
Mwaura đã chia sẻ các video với The East African cho thấy, người di tản châu Phi bị nhồi nhét trong các toa tàu chật cứng, không có ghế phải ngồi trên sàn, hoặc đứng trong góc, hoặc ngồi chung ghế với nhau.
Tại Lviv, gần biên giới với Ba Lan, họ tiến về phía nam. Tại đây, Mwaura gặp một sinh viên năm nhất người Tanzania bắt taxi đến Chop cho biết, giá taxi đã tăng gấp 4 lần.
Sau khi vượt quãng đường dài, những người di tản châu Phi đến được đồn Hải quan Hungary nhưng tình hình ở đây đã khiến Mwaura thất vọng.
"Người châu Phi và người Ấn Độ phải chờ, trong khi người Ukraine đang được giải quyết một cách nhanh chóng", Mwaura cho biết.
Mwaura nằm trong số 201 người Kenya sống ở Ukraine. Ít nhất 74 người trong số họ đã rời khỏi đất nước khi giao tranh nổ ra, Bộ Ngoại giao Kenya cho biết hôm thứ Tư 2/3.
Đám đông người tị nạn từ Ukraine xuống tàu ở Przemysl, Ba Lan. Ảnh: AP
Msabah Salum Msabah, một sinh viên Y khoa người Tanzania tại Đại học Quốc gia Sumy của Ukraine gần biên giới Nga đã chọn ở lại cùng với những người khác, với hy vọng xung đột sẽ nhanh chóng lắng xuống.
Msabah chia sẻ với kênh Wasafi TV của Tanzania rằng: "Tất cả những người Tanzania ở đây ở Sumy đều an toàn nhưng mọi người trong thành phố này đều lo sợ. Gần như không ai có thể ra ngoài được. Có binh lính và rào chắn ở khắp mọi nơi. Hầu hết các con đường ra khỏi thị trấn đã bị chặn vì bị hư hại. Chúng tôi bị mắc kẹt ở đây".
"Các ngân hàng đã bị đóng cửa vô thời hạn và hầu hết các doanh nghiệp khác cũng đóng cửa. Chỉ những dịch vụ thiết yếu như siêu thị, bệnh viện, nhà thuốc là còn hoạt động", Msabah nói.
Vài ngày trước đó, các sinh viên Tanzania tại Đại học Sumy đã chính thức yêu cầu sự giúp đỡ của chính phủ. "Chúng tôi cần tiền để duy trì cuộc sống và đi lại trong trường hợp chúng tôi có thể phải di tản", nhóm sinh viên cho biết và nói thêm rằng một số người đã phải đi bộ hơn 70 km từ Lviv đến biên giới Ba Lan.
Theo Bộ Ngoại giao Tanzania, 38 người Tanzania đã rời Ukraine đến Ba Lan vào thứ Ba 1/3. Họ đã được cấp thị thực 55 ngày để thu xếp về nước.
71 sinh viên khác đến Hungary, 11 người trong số họ đã trở lại Tanzania và 59 người đến các quốc gia khác. Một người vẫn bị cách ly ở Hungary sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tanzania Emmanuel Buhohela cho biết hôm thứ Tư 2/3.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Dar es Salaam với phụ huynh của các sinh viên Tanzania ở Ukraine hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Tanzania Liberata Mulamula cho biết chính phủ đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Đại sứ quán Nga tại Tanzania để các sinh viên được cung cấp lối đi an toàn qua biên giới Nga.
Trong khi đó, các sinh viên Rwandan ở Ukraine cho biết họ đang mắc kẹt trong những khu vực không an toàn, không có thức ăn hoặc phương tiện để di tản. Có 86 người Rwanda ở Ukraine, và theo phó phát ngôn viên chính phủ Alain Mukuralinda vẫn còn 15 công dân của họ đang mắc kẹt trong các vùng chiến sự.
Tổng thống Belarus xác nhận điều thêm quân đến biên giới Ukraine Hãng thông tấn Belta đưa tin Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm 1/3 cho biết ông đã điều thêm binh sĩ tới khu vực miền Nam, giáp biên giới với Ukraine. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp tại Minsk, ngày 27/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN Tuy nhiên, ông Lukashenko khẳng định các lực...