Trên 300 thuyền viên mắc kẹt tại các cảng biển Ukraine suốt một năm
Các công ty vận tải biển và tổ chức hàng hải đã gửi thư đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) giúp sơ tán hàng trăm thuyền viên mắc kẹt trên các con tàu tại cảng của Ukraine trong một năm qua.
Cảng biển tại thành phố Mariupol của Ukraine. Ảnh: Reuters
Có khoảng 2.000 thuyền viên trên 112 con tàu neo đậu tại các cảng của Ukraine trên Biển Đen và Biển Azov trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, hầu hết thủy thủ đoàn đã được sơ tán, nhưng 331 thuyền viên vẫn mắc kẹt trên 62 con tàu thả neo tại 9 cảng của Ukraine.
Tờ Guardian (Anh) ngày 22/2 cho biết trên 30 tổ chức hàng hải đã ký vào bức thư gửi đến Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đề nghị ông ưu tiên sơ tán an toàn các thuyền viên. Trong các tổ chức này có Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS) vốn đại diện trên 80% tàu thương mại trên thế giới.
Video đang HOT
Họ đã ca ngợi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được Nga và Ukraine ký kết hồi tháng 7/2022 tạo điều kiện cho vận chuyển an toàn ngũ cốc, thực phẩm và phân bón đến các nhóm dân số dễ bị tổn thương ở Bắc Phi và Trung Đông. Sáng kiến này đã giúp 941 chuyến tàu di chuyển qua 3 cảng của Ukraine là Odesa, Chornomorsk và Yuzhny.
Các tổ chức ký kết cho biết họ cam kết tiếp tục thành công của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Trong bức thư gửi Tổng thư ký Antonio Guterres có đoạn: “Nếu không có thuyền viên của chúng tôi, việc di chuyển các lô hàng ngũ cốc quan trọng ra khỏi Ukraine sẽ không thể thực hiện được. Mặc dù tồn tại thách thức đối với việc sơ tán thuyền viên và tàu của họ nhưng nó vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Nếu không, chúng ta mạo hiểm tính mạng của các thuyền viên và điều này là không thể chấp nhận được”.
Bà Natalie Shaw tại ICS nhấn mạnh: “Họ đã phải chịu đựng điều kiện tồi tệ trong năm qua, sống trên những con tàu là mục tiêu chính”.
Có nhiều yếu tố đã khiến 331 thuyền viên mắc kẹt trên tàu của họ. Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen cho phép xuất khẩu ngũ cốc chỉ từ 3 trong số 18 cảng biển của Ukraine. Những con tàu không phù hợp để chở ngũ cốc không được phép rời đi.
Tổ chức từ thiện Stella Maris tại Ukraine đã bắt đầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến cho người đi biển. Ông Rostyslav Inzhestoikov tại Stella Maris nói rằng dịch vụ này hỗ trợ tâm lý từ xa cho các thuyền viên và gia đình của họ. Ông kể lại: “Năm ngoái, tôi đã nói chuyện qua điện thoại với thuyền viên bị mắc kẹt ở cảng Mykolaiv. Nó rất gần tiền tuyến nên từ cây cầu họ có thể nghe hoặc nhìn thấy các vụ nổ và tên lửa tấn công. Tất nhiên họ sẽ sợ hãi trước những gì đang diễn ra và lo rằng liệu quả bom hay tên lửa tiếp theo có thể đánh trúng con tàu hay không. Về mặt tâm lý, tinh thần và cảm xúc, thật không dễ dàng để ở trên một con tàu nếu chiến tranh đang ở trong tầm mắt của bạn”.
Tàu chở hàng từ Ukraine mắc cạn ở eo biển Bosphorus
Công ty vận tải biển Tribeca ngày 16/1 thông báo tàu chở hàng MKK 1, xuất phát từ Ukraine đến Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị mắc cạn tại eo biển Bosphorus thuộc thành phố Istanbul vào sáng cùng ngày.
Tàu hàng MKK1 treo cờ Palau, chở đậu hạt từ Ukraine tới Thổ Nhĩ Kỳ, bị mắc cạn tại eo biển Bosphorus ở Istanbul, ngày 16/1/2023. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hình ảnh được các kênh truyền hình phát đi cho thấy con tàu treo cờ Palau chở theo 13.000 tấn đậu hạt bị mắc cạn gần bờ biển ở phía châu Á của eo biển Bosphorus. Cơ quan bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một số tàu lai dắt đã được triển khai cùng các tàu khác để hỗ trợ con tàu bị mắc cạn.
Vụ việc khiến giao thông tại khu vực eo biển này tạm thời bị gián đoạn song không có thiệt hại nào được ghi nhận.
Cuối tuần qua, Trung tâm điều phối chung ở Istanbul - đơn vụ phụ trách điều phối các hoạt động trong khuôn khổ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc có tên Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen - thông báo con tàu trên rời cảng Pivdennyi để đến cảng Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen được Nga và Ukraine ký riêng rẽ với Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu. Thỏa thuận này ban đầu có hiệu lực trong vòng 120 ngày và hết hạn vào ngày 19/11/2022. Đến ngày 17/11/2022, thỏa thuận trên đã được nhất trí gia hạn 4 tháng.
Điện Kremlin tiết lộ trọng tâm Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin Trong khi các đài truyền hình ở Nga dành một giờ để phát Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã tiết lộ về nét chính trong bài phát biểu quan trọng này. Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2021. Ảnh: TASS Hãng thông tấn...