Trên 257.000 giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn
Con số này được đưa ra trong dự thảo Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (GV) mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, dự thảo Tờ trình ghi rõ: Theo lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên và độ tuổi giáo viên (quy định tại dự thảo Nghị định) phải thực hiện nâng trình độ chuẩn theo phương án đề xuất của dự thảo Nghị định thì tổng số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn (tính đến thời điểm chiết xuất số liệu ngày 15/12/2019) là: 257.506 người.
Trong đó GV mầm non: 89.607 người (công lập 40.158 người, ngoài công lập 49.449 người), giáo viên tiểu học: 116.846 người (công lập 114.972 người, ngoài công lập 1847 người), giáo viên THCS: 51.053 người (công lập 50.752 người, ngoài công lập 301 người).
Cũng theo lộ trình, việc đào tạo bắt đầu thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030 thì trung bình mỗi năm cả nước sẽ tuyển sinh để đào tạo 25.705 người (mầm non 8.960 người, tiểu học 11.684 người, THCS 5.105 người). Trung bình mỗi tỉnh/thành phố 01 năm sẽ có khoảng 408 giáo viên được cử đi đào tạo (mầm non 142 người, tiểu học 185 người, trung học cơ sở 81 người).
Hiện tại, cả nước có 15 trường ĐH sư phạm, 30 trường CĐ sư phạm và 67 cơ sở CĐ, ĐH có đào tạo giáo viên sẽ tham gia thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên. Trong đó, chủ chốt là các trường ĐH sư phạm và CĐ sư phạm (các trường CĐ, CĐ sư phạm chỉ đào tạo nâng chuẩn trình độ cho giáo viên mầm non).
Việc đào tạo nâng chuẩn trình độ đối với giáo viên đã được các cơ sở đào tạo giáo viên và các địa phương thực hiện trong nhiều năm qua. Chương trình, tài liệu, giáo trình đào tạo tiếp tục được xây dựng, bổ sung, cập nhật để phù hợp với yêu cầu mới, đặc biệt là phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Hình thức, phương thức đào tạo linh hoạt và có hướng mở để tạo điều kiện cho giáo viên vừa làm, vừa học.
Giáo viên hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương Bậc 5 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được cấp bằng cao đẳng sư phạm; tương đương với Bậc 6 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được cấp bằng đại học sư phạm.
Theo cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, tinh đên tháng 12/2019, toan quôc co 1.021.847 giao viên mâm non, phô thông (công lâp 912.996, ngoai công lâp 108.851). Trong đo, mâm non: 354.955 (công lâp 256.543, ngoai công lâp 85.403); tiểu học: 380.987 (công lâp 374.289, ngoai công lâp 6698); THCS: 285.905 (công lâp 282.164, ngoai công lâp 3741).
Video đang HOT
Đối với các cơ sở giáo dục công lập, tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm trở lên là 73%, trung cấp 26,6%; giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo từ đại học trở lên là 64,26%, cao đẳng 28,5%, trung cấp 7,24%; giáo viên trung học cơ sở có trình độ đào tạo từ đại học trở lên là 78,45%, cao đẳng 21,55%.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Nhà vệ sinh ở nhiều trường học vẫn là nỗi ám ảnh của cả thầy và trò!
Đừng để giáo viên và học sinh sợ, ngại ngùng khi bước vào nhà vệ sinh bởi nó quá chật chội, bẩn thỉu hoặc nam nữ chung một nhà vệ sinh thì bất tiện vô cùng!
Những trường học ở khu vực đô thị và những trường mới xây gần đây thì nhà vệ sinh trong trường học thường được chú trọng đầu tư xây dựng đầy đủ và khá sạch sẽ.
Tuy nhiên, rất nhiều trường học xây dựng trước đây và đa phần các trường học ở khu vực nông thôn thì nhà vệ sinh trong trường học chưa được chú trọng đầu tư.
Nhiều trường, học sinh đông nhưng nhà vệ sinh thiếu, dẫn đến tình trạng nam- nữ chung một nhà vệ sinh với nhau nên không chỉ giáo viên mà học sinh cũng rất ngại khi đối diện với nhau ở...khu vực này.
Tình trạng thiếu nhà vệ sinh trong nhiều trường học vẫn đang xảy ra (Ảnh minh họa: Báo Vietnamnet)
Thực tế, trường học hiện nay có rất nhiều trường được chú trọng đầu tư các nhà vệ sinh khang trang, sạch sẽ, số lượng nhiều và riêng biệt cho từng đối tượng học trò và thầy cô giáo.
Nhiều khi chúng tôi đi tập huấn hay học tập tại các trường lớn thì vào nhà vệ sinh cảm thấy rất thoải mái. Bởi, những trường học ở khu vực đô thị thường được đầu tư cho nhà vệ sinh rất tốt. Nhất là họ có người thường xuyên rửa dọn trong ngày.
Tuy nhiên, nhiều nhà vệ sinh ở khu vực nông thôn thì lại có rất nhiều chuyện đáng bàn bởi nó vừa thiếu mà vừa dơ bẩn do thường xuyên trong tình trạng quá tải.
Hàng tháng, chúng tôi đi dự thao chuyên đề giảng hội đồng bộ môn ở các trường trong huyện. Vì vừa dự thao giảng vừa họp để rút kinh nghiệm chuyên đề nên thường phải ở trường bạn gần như suốt cả buổi.
Vì thế, có những hôm phải đi vào nhà vệ sinh. Điều ám ảnh là nhà vệ sinh ở trường học thường rất hôi hámvà số lượng nhà vệ sinh rất ít.
Mỗi trường thường có một nhà vệ sinh chia làm 2 khu vực dành cho nam và nữ. Mỗi khu vực như vậy chỉ có vài phòng nhỏ, thành ra người này vào thì người kia phải đứng đợi. Bất tiện nhất là giáo viên và học sinh cùng đi vào chung một nhà vệ sinh.
Thậm chí có một số đơn vị trường học còn có một chuyện tế nhị hơn nữa là nhà vệ sinh dành cho giáo viên nam và nữ... chung với nhau.Nhiều khi cả thầy và trò cùng đứng bên ngoài để chờ, tất nhiên những lúc như vậy cả thầy và trò rất ngại ngùng, khó xử với nhau.
Trong khu vực vệ sinh có 2 phòng kín dành cho nữ và một dãy trống huơ trống hoác dành cho nam.
Chính vì vậy, mỗi lần mà các giáo viên nữ bước từ trong ra là đương nhiên là thấy các thầy... đang đứng. Trong khi, những giờ ra chơi thì nhu cầu đi vệ sinh cả nam và nữ đều lớn bởi sau 2 tiết dạy nên chuyện giáo viên nam và nữ đối mặt nhau là chuyện hàng ngày.
Bởi, nhà vệ sinh chung chỉ có một cửa ra vào duy nhất nên bắt buộc các giáo viên ra vào phải gặp mặt nhau. Nói thật, nhiều khi đối diện giữa giáo viên nam và nữ như vậy cũng mắc cỡ lắm nhưng không có cách nào nhịn được nên cũng đành phải bước vào nhà vệ sinh của nhà trường.
Nhiều đồng nghiệp chia sẻ với chúng tôi rằng hàng chục năm rồi vẫn vậy và cũng chưa biết bao giờ giáo viên nam và nữ có nhà vệ sinh riêng?
Đừng xem nhà vệ sinh trường học là công trình phụ
Nhà vệ sinh là một câu chuyện rất nhỏ nhưng nó lại ẩn chứa rất nhiều điều tế nhị cho cả thầy và trò ở nhà trường. Trò gặp thầy cô ở khu vực nhà vệ sinh không chào hỏi thì không đành, chào hỏi cũng rất ngại ngùng.
Giáo viên nam và nữ chung nhà vệ sinh càng thấy ngại hơn. Đôi lúc đối diện nhau mà chẳng ai muốn hỏi ai bởi vào khu vực nhà vệ sinh chung mà lại khác giới với nhau thì có thể nói với nhau được lời gì? Nhiều lúc vào nhà vệ sinh mà có một nam, một nữ khi bước ra phải nói là cực kỳ ám ảnh.
Có lẽ, để xây dựng một dãy nhà vệ sinh ở khu vực nông thôn không phải là không có đất hay quá khó về kinh phí. Đất ở quê đâu có hiếm và khuôn viên trường thường rất rộng rãi.Bởi, biết đâu học trò nhìn thấy 2 thầy cô của mình trong một nhà vệ sinh bước ra mà có những lời xì xầm thì biết ăn nói sao với học trò? Tình ngay nhưng thực tế...cùng trong nhà vệ sinh bước ra trong cùng một thời điểm!
Xây dựng một vài phòng vệ sinh chỉ cần kín đáo cũng không phải là quá nhiều tiền, thậm chí rất đơn giản nhưng hình như lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo địa phương chưa chú trọng việc này.
Mỗi trường có hàng ngàn học sinh và giáo viên, hoặc ít cũng 5-6 trăm con người học tập, công tác hàng ngày tại nhà trường.
Giờ giấc cùng cố định như nhau, giờ ra chơi là học trò, giáo viên đứng đợi chờ nhau để đi vệ sinh giống như người chờ đợi đến giờ tàu, giờ lên máy bay vậy. Nó vừa cám cảnh, tội nghiệp mà nhiều khi cũng gặp muôn vàn chuyện tế nhị khó giãi bày...
Hy vọng, các cấp lãnh đạo địa phương, các lãnh đạo nhà trường xem trọng chuyện nhà vệ sinh trong trường học. Dù có thể nó chỉ là chuyện rất nhỏ nhưng lại là nhu cầu thiết yếu của thầy và trò trong nhà trường.
Đừng để giáo viên và học sinh sợ, ngại ngùng khi bước vào nhà vệ sinh bởi nó quá chật chội, bẩn thỉu hoặc nam nữ chung một nhà vệ sinh thì bất tiện vô cùng!
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
TPHCM: Tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em, chống bạo lực học đường Ngày 9-10, Sở GD-ĐT TPHCM đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục trực thuộc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn. Theo đó, nhằm chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đảm bảo cuộc sống an toàn cho các em, phòng ngừa và xử lý có hiệu quả các vụ việc bạo lực và xâm...