Trên 20.500 gia đình ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt
Hạn mặn gay gắt khiến hàng chục nghìn hộ dân ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt, trên 18.000 ha lúa bị thiệt hại và 21 km đường sụt lún.
Chiều 24/2, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt hóa.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, vùng ngọt hóa của tỉnh này được quy hoạch rộng 154.000 ha. Người dân trong vùng này sản xuất, trồng trọt đan xen nhiều loại hình.
Hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2019-2020 tại miền Tây xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm, ở mức gay gắt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn. Tại Cà Mau có hơn 18.000 ha lúa bị thiệt hại, diện tích bị khô hạn trên 42.800 ha và 20.542 gia đình thiếu nước sinh hoạt.
Nhiều kênh rạch ở Cà Mau sắp trơ đáy. Ảnh: Nhật Tân.
Hạn mặn làm nhiều tuyến đường sụt lún như tuyến Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc, Co Xáng – Cơi Năm – Đá Bạc. Đối với đường giao thông nông thôn, có 907 vị trí sụt lún với tổng chiều dài trên 21 km. Tại đê biển từ Đá Bạc đi Kênh Mới xảy ra sụt lún khoảng 190 m, độ lún sâu từ 1,8-2 m.
Nguyên nhân thiệt hại lúa và hoa màu được cơ quan chức năng ở Cà Mau xác định là thiếu nước ngọt, vùng lúa – tôm hệ thống thủy lợi chưa khép kín và những nơi khác chưa có hệ thống trạm bơm điều tiết nước.
Đối với sạt lở, sụt lún là do mất phản áp của nước vào thành bờ sông. Các nguyên nhân khác cũng góp phần gây sụt lún đất như địa chất yếu, một số công trình hạ tầng nằm gần bờ sông, gia tải lớn, lòng sông sâu…
Video đang HOT
Giáo sư Tăng Đức Thắng, chuyên gia cao cấp của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, cho rằng việc UBND tỉnh Cà Mau nghiên cứu, xin ý kiến chuyển đổi mô hình sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm trên khu vực vùng ngọt cũng có thể khả thi.
Trong lúc đi khảo sát vào sáng cùng ngày, các chuyên gia đã có dữ liệu để nhận định vùng này phân biệt rõ 2 mùa mặn ngọt. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình sản xuất như đã đề xuất, Cà Mau cần nghiên cứu thêm những vấn đề liên quan khác để có tính pháp lý, hiệu quả.
Sụt lún đường ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ảnh: Nhật Tân.
Đối với đề xuất đưa nước mặn vào để giữ chân tránh sạt lở các công trình giao thông vẫn còn ý kiến trái chiều. Các chuyên gia quan ngại khi đưa nước mặn vào sẽ gây xâm mặn nặng nề hơn ở vùng ngọt.
Tuy nhiên, ông Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, cho rằng giải pháp đưa nước mặn vào rất hợp lý vì kênh mương có lượng nước cân bằng sẽ không gây ra sạt lở.
Ông Trần Triều Tiên, Chủ tịch UBND xã Khánh Hải (Trần Văn Thời, Cà Mau), nêu thực tiễn tại địa phương là khi sự cố xói đáy cống Trùm Thuật Nam, hệ thống kênh trong ô thuỷ lợi có được một lượng nước mặn. Khi đó, hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở khu vực này không xảy ra như các nơi khác.
Theo Zing,vn
Độ mặn trên các sông Nam Bộ đạt mức cao nhất từ ngày 23 đến 25-2
Phòng dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cho biết, do ảnh hưởng của triều cường, độ mặn trên các sông Nam Bộ có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất từ ngày 23 đến 25-2; từ ngày 26 đến 29-2, độ mặn có xu hướng giảm dần.
Chiều sâu ranh mặn 10/00 trong thời kỳ này có khả năng như sau: Hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn từ 100 đến 130 km; các sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông từ 60 đến 90 km; sông Cổ Chiên, sông Hậu từ 55 đến 65 km; sông Cái Lớn từ 50 đến 60 km. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở cấp độ 1, cấp độ 2...
Cán bộ Vùng 2 Hải quân cung cấp nước ngọt cho người dân xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (Bến Tre). Ảnh: VÕ MINH THẮNG
Tại tỉnh Tiền Giang, xâm nhập mặn đang diễn ra phức tạp, độ mặn tăng cao đột biến, xâm nhập sớm, lấn sâu vào nội đồng. Gần 80 nghìn héc-ta cây ăn trái trong đó vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hạn, mặn, thuộc phía nam quốc lộ 1 là hơn 36 nghìn héc-ta, với gần 25 nghìn héc-ta cây ăn trái mẫn cảm với mặn như: Sầu riêng, cây có múi, vú sữa, thanh long... Để khắc phục, tỉnh đã lấy nước ngọt qua cống Xuân Hòa để trữ nước trên kênh trục chính; tổ chức chín điểm bơm với công suất hơn 85.000 m3/giờ, tổng lượng nước bơm đạt gần 23 triệu m3.
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, hiện có hơn 18 nghìn héc-ta lúa bị thiệt hại; hơn 900 vị trí ven kênh, rạch và đường giao thông ven kênh rạch bị sụt lún, sạt lở, với chiều dài gần 22 km, trong đó có cả các công trình quy mô lớn như tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá, tuyến đê biển Tây...
Sở NN và PTNT thành phố Cần Thơ cho biết, để chủ động ứng phó tình hình khô hạn, xâm nhập mặn và khả năng bị thiếu nước, ngay từ vụ đông xuân 2019 - 2020, Sở đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn thuộc sở và các địa phương quan tâm hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Đồng thời định hướng lịch thời vụ vụ hè thu tới đây cho phù hợp thời tiết, khí hậu và nguồn nước để bảo đảm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm giá thành để tăng lợi nhuận...
Ngày 22-2, tại xã Mỹ An (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức lễ tiếp nhận và trao tặng bồn chứa nước, cấp nước ngọt, nước uống cho người dân tỉnh Bến Tre.
Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã trao tặng 1.053 bồn chứa nước (dung tích 500 lít/bồn), Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân sử dụng 10 chuyến tàu để cấp hơn 3.000 m3 nước ngọt. Đồng thời, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, Công ty Nước uống tinh khiết Sài Gòn, Hội Doanh nghiệp trẻ Trung ương hỗ trợ 6.100 bình nước uống loại 20 lít và 2.000 bình loại năm lít để tặng gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo và người dân tại các vùng bị hạn, mặn trên địa bàn của tỉnh Bến Tre. Tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng.
Được biết, tại tỉnh Bến Tre tình hình hạn, mặn hiện nay khá nặng, thời gian kéo dài, độ mặn cao hơn các năm trước, nhất là cao hơn đợt hạn, mặn lịch sử năm 2016. Mặc dù người dân có sự chuẩn bị, nhưng tình trạng thiếu nước ngọt vẫn xảy ra. Hiện nay, hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre sử dụng hệ thống cấp nước tập trung đều bị ảnh hưởng của nước mặn, nguồn nước sinh hoạt phần lớn từ nhà máy nước chỉ đạt hơn hai phần nghìn. Ngoài ra, hiện có khoảng 57 nghìn hộ dân (205 nghìn người) sinh sống tại bãi ngang, vùng ven biển; các cù lao, cồn trên sông Hàm Luông, sông Tiền, Cổ Chiên... thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh do hết nguồn nước dự trữ. Nếu hạn, xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài và không có nước ngọt để cung cấp có thể dẫn đến việc một số doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt lớn phải ngừng sản xuất, các ngành khác như dịch vụ, du lịch cũng bị thiệt hại nặng.
Chiều 22-2, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ về việc xin hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở, di dời dân vùng sạt lở cấp bách và cấp nước sạch cho người dân khu vực biên giới của tỉnh, với tổng kinh phí hơn 967 tỷ đồng. Cụ thể, xử lý sạt lở bờ sông Tiền ở khu vực phường An Lạc (thị xã Hồng Ngự) tổng chiều dài 1.800 m kinh phí 205 tỷ đồng; xử lý sạt lở cấp bách sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh), chiều dài khoảng 4.000 m, kinh phí 350 tỷ đồng; đầu tư sáu cụm tuyến dân cư nhằm di dời dân khẩn cấp vùng sạt lở, với tổng mức đầu tư hơn 347 tỷ đồng. Ngoài ra, đầu tư Nhà máy nước mặt Bình Phú (huyện Tân Hồng), công suất 5.000 m3/ngày đêm, kinh phí 65 tỷ đồng...
Theo Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang, hiện trên địa bàn có 14 vị trí sạt lở, với tổng chiều dài hơn 92 km. UBND tỉnh đã thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống sạt lở bờ sông và bờ biển. Đồng thời yêu cầu Sở NN và PTNT tỉnh chủ trì phối hợp UBND các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ, rà soát, đánh giá, phân loại các khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Sở NN và PTNT Quảng Trị cho biết, tính đến nay toàn tỉnh đã gieo cấy được hơn 26.000 ha lúa, chủ yếu là các giống ngắn ngày như HN6, Khang Dân, HC95, Thiên ưu 8... Trong đó, gần 21.000 ha sử dụng giống lúa chất lượng cao và 5.500 ha lúa sản xuất theo cánh đồng lớn. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Cục Trồng trọt đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị chủ động trong công tác phòng, chống hạn nhằm bảo đảm thành công sản xuất vụ đông xuân và hè thu 2019-2020.
Chủ động trong công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô năm 2020, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, TP Kon Tum tập trung sửa chữa các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, hồ chứa nước; có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý; tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước...
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường cho nên ngày 23-2, ở khu vực bắc và giữa Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh, sóng biển cao từ 2 đến 4 m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Phòng Chính trị Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn cho biết, khoảng 2 giờ ngày 22-2, Tàu 743 đã lai kéo tàu cá KH 96543TS về neo đậu cách điểm A đảo Núi Le 1,5 hải lý, bảo đảm an toàn. Trước đó, lúc 5 giờ ngày 21-2, tàu cá KH 96543TS do ông Huỳnh Thanh Lịch làm chủ, ông Huỳnh Thái làm thuyền trưởng (trú tại thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng, TP Nha Trang), trên tàu có năm lao động hành nghề câu cá ngừ đại dương. Khi đang khai thác ở phía đông nam bãi đá Núi Le, huyện đảo Trường Sa khoảng 15 hải lý thì bị hỏng hộp số máy chính, mất khả năng cơ động, trôi dạt trên biển. Thuyền trưởng tàu đã phát lệnh cấp cứu. Sau khi nhận được thông tin tàu cá bị nạn, lúc 14 giờ ngày 21-2, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động Tàu 743 thuộc Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực khẩn trương tìm kiếm và lai kéo tàu cá bị nạn.
UBND xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, khoảng 2 giờ ngày 22-2, tàu cá của anh Vũ Văn Tiến, mang biển số NA 95702TS, có công suất 400 CV ở xóm Chiến Thắng, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu đánh bắt ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ bị hỏng máy, được lai dắt vào cảng Lạch Vạn thì bị chìm. May mắn là năm thuyền viên trên tàu đều vào bờ an toàn khi được các tàu khác của ngư dân ứng cứu. Nguyên nhân được xác định là do khu vực Lạch Vạn sóng to, gió lớn cho nên tàu bị đánh va vào cồn cát và chìm. Đến thời điểm này, nước rút mạnh, công tác trục vớt tàu đang được các cơ quan chức năng và ngư dân thực hiện.
Công an huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết, đơn vị đang xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy hơn 21.000 m2 ruộng lúa của các hộ dân ở địa phương. Trước đó, khoảng 13 giờ ngày 21-2, đã xảy ra vụ cháy ruộng lúa của gia đình các ông Đỗ Thanh Dân, Bùi Trường Giang và Phạm Văn Biên ở ấp 1/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, với tổng diện tích hơn 21.000 m2, ước thiệt hại ban đầu khoảng 70 triệu đồng.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Đường hơn 700 tỉ bàn giao chưa đầy 1 năm đã sụt lún nghiêm trọng Đường hơn 700 tỉ đồng ở Cà Mau vừa bàn giao chưa đầy năm đã bị sụt lún, hư hỏng nghiêm trọng. Tuyến đuơng Tăc Thu - Vàm Đá Bac (đoan qua nông truơng 402 thuọc âp Coi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị sụt lún chiêu dài khoảng 18m, vào rang sáng ngày 30/1. Vụ sụp...