Trên 200 hội viên tham gia Hội Doanh nghiệp thành phố Thủ Đức
Hội Doanh nghiệp thành phố Thủ Đức có hơn 200 doanh nghiệp hội viên. Đây là Hội doanh nghiệp đặc biệt khi hợp nhất từ hội viên của các Hội Doanh nghiệp Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức phát biểu tại đại hội.
Ngày 2/4, UBND thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) và Hội Doanh nghiệp thành phố Thủ Đức đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, từ ngày 12/5/2021, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định về việc thành lập Hội Doanh nghiệp thành phố Thủ Đức sau khi thành lập thành phố Thủ Đức. Hội Doanh nghiệp thành phố Thủ Đức có lượng thành viên đông nhất so với các quận, huyện tại TP Hồ Chí Minh. Thời gian qua dù dịch bệnh, hội vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên, đồng hành cùng chính quyền thành phố trong hoạt động phòng chống dịch.
“Sắp tới, đề nghị Hội tiếp tục thu hút hội viên, làm tốt công tác phản biện về cơ chế, chính sách và bảo vệ hội viên. Đặc biệt, Hội cần đại diện, bảo vệ quyền lợi của các hội viên, phản ánh kịp thời các vướng mắc của các hội viên để các cấp, ngành kịp thời tháo gỡ; các doanh nghiệp thuộc Hội cũng cần thường xuyên đối thoại, lắng nghe tâm tư của công nhân, người lao động trên địa bàn”, ông Hoàng Tùng đề nghị.
Trong khi đó, ông Nguyễn Phước Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, đây là hội doanh nghiệp đặc biệt trong thành phố đặc biệt, do đó vai trò về sáng tạo cần phải được đề cao. Hội cần đưa ra những mô hình, công trình mới. Hiện nay, thành phố Thủ Đức có một triệu dân, song số hội viên của Hội doanh nghiệp còn khiêm tốn, vì vậy trong nhiệm kỳ đầu tiên này, hội cần tăng số lượng hội viên.
Tại đại hội, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Nam Thái Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đã được bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp thành phố Thủ Đức nhiệm kỳ 2022-2027. Đại hội cũng đã bầu ra 11 Phó Chủ tịch và một Tổng thư ký.
Video đang HOT
Qua gần một năm thành lập, Hội Doanh nghiệp thành phố Thủ Đức đã có những hoạt động hỗ trợ hội viên, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình thiện nguyện, trao máy tính cho học sinh khó khăn tại thành phố Thủ Đức… Dịp này, Hội cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho Quỹ khuyến học thành phố Thủ Đức.
Các tỉnh miền Tây bàn cách tiêu thụ nông sản
Để nông sản không bị ùn ứ khi Trung Quốc đóng cửa khẩu, các tỉnh miền Tây tập trung hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng đủ điều kiện bán sang các nước khác.
Những ngày sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các tỉnh miền Tây tổ chức nhiều cuộc họp mặt, đối thoại doanh nghiệp để bàn phương án đầu tư, xuất khẩu nông sản, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, vấn đề nông sản ùn ứ tại biên giới khi Trung Quốc đóng cửa khẩu được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tìm cách tháo gỡ.
Không bán nông sản thô
Trao đổi với Zing, bà Mã Thị Thanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, cho biết không ít nông dân các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa hiểu hết về nguy hại của dư lượng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật thừa trong nông sản.
" Bản thân nông sản có dư lượng kháng sinh tiêu thụ nội địa không được thì làm sao xuất khẩu. Mà năm nay nông dân trồng ra trái cây này xuất khẩu không được thì năm sau là 'toi' rồi. Bây giờ người ta không mua dưa hấu nữa mà chuyển qua mua bưởi, thậm chí tiêu thụ cả bưởi non", bà Thanh chia sẻ.
Hành tím Vĩnh Châu có lúc dội chợ và không xuất khẩu được sang Trung Quốc. Ảnh: Nhật Tân.
Theo người phụ nữ nhiều năm gắn bó với doanh nghiệp, nông dân nếu cứ lẩn quẩn trong việc sản xuất không tuân thủ các quy định về chất cấm thì sẽ nghèo mãi. Bà Mã Thị Thanh cũng cho rằng một phần do nông dân không được người có kiến thức hướng dẫn kỹ thuật, giúp họ cải thiện đất bạc màu và trồng cây gì, sử dụng chất gì để bổ sung cho phù hợp.
" Nếu nông dân được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trồng ra trái cây tốt, nông sản sạch thì mình ăn cũng được, bán chỗ nào cũng được, có giá và giúp họ làm giàu. Còn đằng này, người dân thiếu kiến thức, cứ thấy cây trồng không tốt là bón phân cho thật nhiều, nên trái cây bị hư. Việc tuyên tuyền sản phẩm sạch, ngành nông nghiệp phải giúp cho nông dân mình", Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng nêu quan điểm.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, ông rất mong muốn các doanh nghiệp đầu tư những nhà máy chế biến nông sản chuyên sâu, không bán những mặt hàng nông sản thô nhằm tạo ra giá trị cao và có thể dự trữ lâu dài.
" Nếu như chúng ta cứ bán hàng nông sản thô, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà nước này 'hắt hơi' một cái là nông sản ùn ứ. Vì vậy, tôi mong muốn các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản chuyên sâu và tỉnh sẽ tập đầu tư, quy hoạch thêm 5 cụm công nghiệp, chủ yếu là nằm ở tuyến đường Nam Sông Hậu. Các khu công nghiệp ở đây sẽ thuận lợi để phát triển kinh tế, vừa có đường thủy, vừa có đường bộ, đường sông và kết nối với cảng biển nước sâu của tỉnh", ông Lâu chia sẻ.
Sản xuất nông sản theo hướng đa dạng thị trường
Trong buổi gặp gỡ đầu năm 2022, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho rằng trụ cột thứ hai của địa phương này là nông nghiệp. Vì vậy, tỉnh đang chuyển đổi cơ cấu sản xuất làm sao để tăng tỷ trọng của các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.
Theo ông Thư, thời gian qua nông dân lo lắng việc Trung Quốc ngưng nhập khẩu hàng nông sản qua đường tiểu ngạch. Theo dõi thực tế, ông Thư trao đổi với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và thấy được vấn đề là không phải lo lắng.
" Lâu nay chúng ta sản xuất hàng xuất khẩu tiểu ngạch mà không quan tâm đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng bảo vệ thực vật, nên khi xảy ra vấn đề gì về thương mại thì sản phẩm của nông dân không xuất qua thị trường thứ hai. Nếu sản xuất mà bán qua một cửa thì có trục trặc gì phải bán nội địa. Vì vậy, khi Trung Quốc siết thị trường tiểu ngạch, mở rộng chính ngạch và đưa vào chương trình kiểm soát về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì nông sản của chúng ta khó tiêu thụ", ông Thư nói.
Vú sữa tím ở huyện Kế Sách, Sóc Trăng trồng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: Anh Huỳnh.
Từ việc Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát chất lượng nông sản và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho đây là cơ hội mới để địa phương nhận thấy rằng khi hàng hóa các tỉnh miền Tây đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì đương nhiên đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật và các nước châu Âu...
" Điều đó có nghĩa là chúng ta sản xuất một mặt hàng mà đa dạng thị trường thì rủi ro lâu nay mình lo ngại sẽ không còn. Như vậy, chất lượng của ngành nông nghiệp là sản xuất sản phẩm an toàn, đúng tiêu chuẩn, hạn chế chất cấm. Vấn đề này đã đặt ra nhiều năm nhưng nông dân chưa thực hiện quyết liệt", ông Thư bày tỏ.
4 lô "đất vàng" Thủ Thiêm giúp ngành thuế TP.Thủ Đức vượt chỉ tiêu thu năm 2022 tới... 15.500 tỷ đồng Được giao dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 là 21.500 tỷ đồng, nhưng 4 lô "đất vàng" Thủ Thiêm vừa đấu giá thành công, dự kiến sẽ mang lại cho Chi cục Thuế TP.Thủ Đức số thu lên đến 37.000 tỷ đồng... Ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM (trái) trao quyết định bổ nhiệm ông Phan Văn...