Trên 1.500 người tử vong do virus Ebola ở CHDC Congo
Ngày 24/6, giới chức y tế CHDC Congo cho biết, trong gần 10 tháng qua, số người tử vong vì virus Ebola tại 2 địa phương có dịch hoành hành ở miền Đông nước này đã lên tới 1.500 người.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, thông báo của Cơ quan Y tế CHDC Congo nêu rõ 2.239 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 1.506 ca tử vong, đã được ghi nhận ở nước này kể từ khi dịch Ebola bùng phát hồi tháng 8/2018 tại tỉnh Bắc Kivu và Ituri.
Tiêm vaccine phòng chống virus Ebola tại Mbandaka, CHDC Congo ngày 21/5/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là đợt dịch Ebola nghiêm trọng thứ 2 trong lịch sử, sau đợt dịch năm 2014-2016 cướp đi mạng sống của hơn 11.300 người ở nước này. Nhà chức trách CHDC Congo cho biết số ca lây nhiễm virus Ebola vẫn gia tăng, với 13 trường hợp nhiễm mới và 273 trường hợp nghi nhiễm, mặc dù hơn 140.915 người đã được tiêm vaccine phòng bệnh.
Cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola tại khu vực Đông Phi đã gặp nhiều khó khăn do sự phản kháng của cộng đồng đối với các hoạt động ứng phó do chính quyền và các đối tác tổ chức. Liên hợp quốc ngày 23/5 vừa qua đã chỉ định một “điều phối viên ứng phó khẩn cấp” chống lại dịch Ebola ở Congo để thực hiện các nỗ lực tiếp theo trong việc ứng phó.
Video đang HOT
Ebola là bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài. Virus lây qua tiếp xúc gần gũi với động vật nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần và rất khó chẩn đoán.
Tấn Đạt
Theo TTXVN
Đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm vắc xin cần khách quan hơn
Mới đây, Bô Y tê đưa ra dư thao Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 24/2018/TT-BYT quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
Tiêm vắc xin cho trẻ tại xã Thượng Sơn- Vị Xuyên- Hà Giang. Ảnh: Thùy Linh
Thay đổi khách quan hơn
Theo đó, thanh phân Hôi đông câp Bô quy đinh Chủ tịch Hôi đông la chuyên gia độc lập có uy tín về lĩnh vực tiêm chủng và không thuộc cơ quan quản lý quốc gia về vắc xin (NRA) của Việt Nam; Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bệnh viện Trung ương. Hôi đông câp tinh, thanh phân gôm Chu tich la Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Sở Y tế.
Về vấn đề này, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay: Thông tư 24 vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, vừa rồi, Tổ chức Y tế Thế giới WHO có đánh giá chức năng cơ quan quản lý về vắc xin đã khuyến cáo, yêu cầu Việt Nam phải thay đổi Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin. Theo họ, sự việc xảy ra trên địa bàn đó mà chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Y tế thì chưa khách quan.
Hội đồng về cơ bản vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi Chủ tịch Hội đồng và PCT Hội đồng vì họ cho rằng cần độc lập hơn nữa. Vì vậy, chúng tôi đang đề xuất thay đổi Chủ tịch Hội đồng cấp Bộ sẽ là Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trước đó là Cục trưởng Cục Y tế dự phòng. PCT Hội đồng sẽ là một chuyên gia đã về hưu. Ở cấp tỉnh, Giám đốc BVĐK tỉnh sẽ là chủ tịch hội đồng chuyên môn chứ không phải giám đốc Sở Y tế nữa.
"Sự thay đổi này sẽ theo hướng tăng cường các chuyên gia độc lập, thay vì thành viên là lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về y tế. Như vậy sẽ khách quan hơn"- đại diện Cục Y tế dự phòng nói.
Phản ứng sau tiêm vaccine là thông thường
Theo PGS.TS Trần Minh Điển- PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương, tiêm vắc xin là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh để kích thích hệ miễn dịch và phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại mầm bệnh mà không gây ra bệnh liên quan đến mầm bệnh.
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vắc xin. Đây là phản ứng thông thường khi đưa một "thứ lạ" vào cơ thể. Hầu hết phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, một số ít ở mức độ vừa, rất hiếm có phản ứng ở mức độ nặng như hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ.
"Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vắc xin, gia đình cần đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu có các dấu hiệu phản ứng bất thường. Phản ứng mức độ vừa, nặng cần cho nhập viện theo dõi và điều trị. Phản ứng nặng sau tiêm chủng cần theo dõi sát và điều trị tích cực. Các y bác sĩ không nên hoang mang trước những trường hợp gặp phản ứng sau tiêm chủng, phải hết sức bình tĩnh để xử trí theo đúng hướng dẫn, đúng phác đồ của Bộ Y tế"- PGS Điển cho biết.
PGS Điển khuyến cáo ngành y tế cần thiết lập hệ thống tư vấn phản ứng sau tiêm chủng các mức độ tại các địa phương và trung ương.
THÙY LINH
Theo Lao động
Những "mũi tiêm vàng" cứu sống trẻ sốc phản vệ khi tiêm vắc xin Làn sóng anti- vắc xin xuất hiện bên cạnh những phản ứng sau khi tiêm vắc xin, một số ca sốc phản vệ, trẻ tử vong đã khiến cho người dân hoang mang, lo sợ. Nhiều bà mẹ từ chối vắc xin cho con, dẫn đến việc trẻ "dính" bệnh. Cán bộ y tế xã Thượng Sơn- Vị Xuyên- Hà Giang kiểm tra...