Trên 1.470 ha chuối vùng U Minh Hạ (Cà Mau) và U Minh Thượng (Kiên Giang) bị thiệt hại do ảnh hưởng bão số 2
Do ảnh của hoàn lưu bão số 2 trên biển Đông đã làm trên 1.470ha chuối cả hai vùng U Minh Hạ (Cà Mau) và U Minh Thượng (Kiên Giang) bị đỗ ngã, thiệt hại nặng nề.
Ngày 4-8, ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 trên biển Đông đã gây nhiều thiệt hại trên địa bàn.
Cụ thể: mưa dông, gió mạnh làm thiệt hại 548 căn nhà của người dân và trụ sở cơ quan, trường học (tính đến 10 giờ ngày 4-8), trong đó 32 căn nhà bị ngập nước từ 30 cm – 40 cm, sập 140 căn nhà…
Ngoài ra, 200ha lúa hè thu tại huyện Kiên Lương bị ngập. Tại huyện Phú Quốc và Kiên Hải sóng to, gió lớn đã làm 7 chiếc ghe nhỏ, 1 tàu hàng, 1 tàu đánh cá bị chìm.
Tại huyện U Minh Thượng, lốc xoáy đã làm trên 1.340ha chuối bị đỗ ngã, thiệt hại trên 70%. Ước tổng giá trị thiệt hại về vật chất trên 7 tỷ đồng.
Diện tích chuối bị ngã đỗ trên địa bàn U Minh Hạ do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2. Ảnh: SA THƯƠNG
Video đang HOT
Cùng ngày, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cũng thông tin, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 49 căn nhà bị sập, hư hỏng và tốc mái 375 căn, 40 cây xanh đỗ ngã; sạt lở đất ven sông với chiều dài 115m, thiệt hại 4 căn nhà và 20m lộ giao thông; 130ha chuối của 240 hộ dân trên địa bàn U Minh Hạ (xã Khánh Thuận, huyện U Minh) bị thiệt hại trên 70%…. Ước tổng thiệt hại trên 2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Huỳnh Trung cho biết, sau khi thiệt hại xảy ra, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang đã phối hợp các địa phương triển khai các giải pháp ứng phó. Đồng thời, các địa phương đã cử lực lượng quân sự, công an, và lực lượng tại chỗ của xã xuống hiện trường giúp dân khắc phục thiệt hại.
Hiện tại, Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang tiến hành vận hành mở các cống từ Rạch Giá đến Kiên Lương để tiêu thoát nước, chống ngập úng tại những khu vực trũng thấp.
Sóc Trăng: Sạt lở bờ sông trong đêm tối, nhiều hộ dân phải sơ tán
Khoảng 20 giờ 40 phút ngày 1/8, tại ấp Phụng Tường 1, xã Song Phụng (huyện Long Phú) đã xảy ra vụ sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng đến 6 hộ dân sinh sống tại khu vực, trong đó có 3 hộ phải di dời.
Hiện trường vụ sạt lở tại ấp Phụng Tường 1, xã Song Phụng (huyện Long Phú). (Ảnh Chanh Đa/TTXVN)
Ngày 2/8, Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng phối hợp với lãnh đạo huyện Long Phú đã đến kiểm tra hiện trường vụ sạt lở, làm ảnh hưởng nhiều hộ dân tại 2 xã Song Phụng và xã Phú Hữu.
Tại hiện trường, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Long Phú và ngành chức năng đã chỉ đạo địa phương huy động lực lượng đến hỗ trợ người dân gia cố đoạn đường bị sạt lở và vận động người dân bị ảnh hưởng di dời đến nơi an toàn.
Theo các hộ dân, khoảng 20 giờ 40 phút, ngày 1/8, tại ấp Phụng Tường 1, xã Song Phụng (huyện Long Phú) đã xảy ra vụ sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng đến 6 hộ dân sinh sống tại khu vực, trong đó có 3 hộ phải di dời sang nơi khác.
Đoạn sạt lở trên có chiều dài khoảng 40m, lấn sâu vào đất liền hơn 10m và làm sụp lún đoạn đường bêtông với độ sâu từ 3-5m.
Trước đó, đoạn đường này đã được cấm biển báo có nguy cơ sạt lở. Hiện nay, các hộ dân bị ảnh hưởng đã khẩn trương phá dỡ hàng rào, công trình phụ và di dời đồ đạc để tránh tiếp tục bị sạt lở.
Sạt lở gây thiệt hại nặng cho các hộ dân bị ảnh hưởng tại xã Song Phụng (huyện Long Phú). (Ảnh Chanh Đa/TTXVN)
Còn tại ấp Phú Hữu (xã Phú Hữu), sạt lở đã đe dọa trực tiếp đến tài sản và cuộc sống của ông Nguyễn Văn Hoàng.
Đoạn sạt lở dài gần 20m, ăn sâu vào phần đất trước nhà khiến căn nhà của gia đình hộ dân này bị đe dọa nghiêm trọng. Chính quyền địa phương đã đến hiện trường ghi nhận vụ sạt lở; đồng thời, khẩn trương tiến hành việc gia cố để sạt lở không lây ra trên diện rộng.
Theo ông Vương Tấn Vũ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Long Phú, cho biết dù mới bước vào mùa mưa nhưng tình hình sạt lở trên địa bàn huyện diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng ngày càng lớn về tài sản đời sống dân sinh. Về lâu dài, huyện kiến nghị cấp tỉnh và các Bộ, ngành sớm bố trí vốn để địa phương xây dựng bờ kè chống sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Ngoài điểm sạt lở trên, thời gian qua trên địa bàn huyện Long Phú và các địa phương ven sông, ven biển đã xảy ra nhiều điểm sạt lở bờ sông, bờ biển khác làm nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực lo âu và ảnh hưởng đến việc lưu thông qua lại của nhiều người dân.
Trong những tháng qua, khi bước vào những tháng mùa mưa, nhiều vụ sạt lở xảy ra liên tiếp trên địa bàn các huyện Kế Sách, gây thiệt hại lớn về tài sản, sản xuất của người dân trên địa bàn.
Dù địa phương luôn thực hiện việc gia cố các công trình bờ bao, xây dựng các công trình bờ kè ven sông, kể cả ven biển để hạn chế sự tác động, tuy nhiên, về lâu dài, rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các bộ ngành Trung ương trong việc hỗ trợ các địa phương, trong đó có Sóc Trăng đẩy nhanh thực hiện các công trình trọng điểm về phòng, chống sạt lở tại các khu vực tập trung đông dân cư, giáp sông, bờ biển cũng như hỗ trợ các địa phương bố trí hợp lý việc di dời các hộ dân, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Theo dõi sát diễn biến thời tiết, xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra tình huống bất thường Mưa lớn 2 ngày qua ở Hà Tĩnh đã "giảm nhiệt" nắng hạn, bổ sung nguồn nước cho cây trồng, tuy nhiên cần đề phòng mưa kéo dài gây lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ. Mưa lớn ở Hà Tĩnh do ảnh hưởng hoàn lưu của bão gây ra. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới...