Trên 120.000 công nhân đình công tại Mỹ trong năm 2022
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 22/2 cho thấy trong năm ngoái, tại nước này đã có hơn 120.000 công nhân đình công hoặc bãi công, trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt nhất kể từ năm 1969.
Nhân viên tại một cửa hàng thuộc chuỗi cà phê Starbucks tham gia đình công ở Seattle, Washington (Mỹ) ngày 23/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, trong năm 2022, số công nhân đình công đã tăng 50% so với năm 2021, tăng hơn 4 lần so với năm 2020 – thời điểm nền kinh tế Mỹ bị đình trệ do đại dịch COVID-19. Hầu hết những người lao động đình công trong năm này đều làm việc trong các ngành cung cấp dịch vụ, tập trung vào lĩnh vực giáo dục và y tế với 106.300 lao động.
Tuy nhiên, số công nhân đình công tại Mỹ năm 2022 thực tế còn có thể cao hơn do Bộ Lao động nước này chỉ ghi nhận các cuộc đình công và bãi công có hơn 1.000 công nhân. Trường Đại học Cornell School of Industrial & Labor Relations (ILR) theo dõi các cuộc đình công nhỏ hơn đã đưa ra số liệu công nhân đình công năm 2022 tại Mỹ cao hơn so với Bộ Lao động, với 224.000 công nhân. Một số vụ đình công và bãi công lớn nhất đã xảy ra tại Đại học California với 48.000 công nhân đình công hồi tháng 11/2022, và tại Twin City Hospital Group ở bang Minnesota với 15.000 y tá tham gia. Các cuộc đình công lớn khác xảy ra tại siêu thị Krogers King Soopers ở thành phố Denver, bang Colorado và tại các bệnh viện Sutter Health ở phía Bắc bang California.
Cũng theo Bộ Lao động Mỹ, trong năm ngoái, các hoạt động công đoàn và đòi quyền lợi cho người lao động đã lan rộng với nhiều hoạt động được tổ chức tại một số công ty lớn như Amazon, Starbucks và Tesla.
Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do các quyền của người lao động không được đảm bảo. Ngoài ra, lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao cũng là nguyên nhân khiến người lao động không hài lòng. Lạm phát cao trên toàn thế giới sau đại dịch COVID-19 đã dẫn đến các cuộc đình công xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau.
Đức: 7 sân bay đình trệ hoạt động vì nhân viên đình công
Tối 16/2, nghiệp đoàn Verdi tại Đức đã phát động cuộc đình công kéo dài 24 giờ tại 7 sân bay trên cả nước, làm hỗn loạn hoạt động đi lại.
Cảnh vắng vẻ tại sân bay Franz-Josef-Strauss ở Munich, Đức do đình công. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiệp hội sân bay ADV của Đức cho biết khoảng 295.000 hành khách sẽ bị ảnh hưởng vì khoảng 2.340 chuyến bay bị hủy tại các sân bay Bremen, Dortmund, Frankfurt, Hamburg, Hanover, Munich và Stuttgart.
Verdi kêu gọi nhân viên sân bay đồng loạt đình công nhằm gia tăng sức ép đòi tăng lương, nhấn mạnh rằng các nỗ lực đàm phán tập thể chưa đạt kết quả.
Trước đó cùng ngày, hãng hàng không Lufthansa đã thông báo hủy hơn 1.300 chuyến bay trong ngày 17/2 do đình công, bao gồm toàn bộ các chuyến bay ở các sân bay đông đúc Frankfurt và Munich.
Nghiệp đoàn Verdi đang thúc đẩy các cuộc đàm phán tăng lương cho nhân viên khu vực công, nhân viên mặt đất tại sân bay và nhân viên an ninh hàng không trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng do lạm phát. Tháng trước, nghiệp đoàn này cũng đã tổ chức cuộc đình công tại sân bay Berlin Brandenburg khiến khoảng 300 chuyến bay bị hoãn hoặc hủy.
Vận tải đường sắt tại Anh bị gián đoạn nghiêm trọng do nhân viên lái tàu đình công Người dân vùng England của Anh phải đối mặt với tình trạng gián đoạn dịch vụ đường sắt công cộng nghiêm trọng trong ngày 3/2, do cuộc đình công thứ 2 do các nhân viên lái tàu tiến hành. Cảnh vắng vẻ tại nhà ga Euston ở London (Anh) khi các nhân viên đường sắt đình công ngày 5/10/2022. Ảnh tư liệu: AFP/...