Trên 10 bác sĩ Indonesia tử vong dù đã được tiêm phòng đủ hai mũi
Hiệp hội Y khoa Indonesia ngày 25/6 cho biết hơn một chục bác sĩ được tiêm phòng đủ hai mũi vaccine đã tử vong vì mắc COVID-19 trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực ứng phó với sự gia tăng các ca bệnh nặng trong số các nhân viên y tế và các biến thể mới của virus có khả năng lây lan mạnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuần trước, số ca nhiễm trên cả nước đã tăng cao, vượt mốc 2 triệu ca vào ngày 21/6, khiến tỷ lệ nằm viện tăng lên hơn 75% tại thủ đô và nhiều khu vực có dịch.
Phát biểu với báo giới, người phụ trách dập dịch của hiệp hội, ông Mohammad Adib Khumaidi cho biết: “Chúng tôi vẫn đang cập nhật số liệu và xác định liệu các trường hợp tử vong khác đã được tiêm vaccine hay chưa”.
Indonesia đang ứng phó với nhiều biến thể của virus, trong đó có biến thể Delta được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Các triệu chứng lâm sàng cho thấy biến thể này là nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng cao tại Tây Java. Người phát ngôn hiệp hội trên tại tỉnh này, ông Eka Mulyana cho biết: “Tại Tây Java, tỷ lệ nhập viện đã vượt quá 90%. Một số nơi đã là hơn 100%. Hệ thống y tế của chúng tôi sắp sụp đổ”.
Video đang HOT
Hiện hàng chục thành phố ở Trung Java cũng đã phải phong tỏa sau khi ghi nhận biến thể Delta trong các mẫu xét nghiệm ở địa phương. Sự gia tăng số ca nhiễm được cho là do hàng triệu người đã từ khắp nơi đến vùng này vào dịp kết thúc tháng lễ Ramadan bất chấp lệnh cấm đi lại.
Người đại diện Hiệp hội Y khoa Indonesia, ông Ahmad Ipul Syaifuddin cho biết sự di chuyển hàng loạt của mọi người đã gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc lây nhiễm. Ông nói: “Chúng tôi không có manh mối vào để truy vết và tìm người đầu tiên làm lây lan biến thể Delta vì các kết quả xét nghiệm được đưa ra khoảng 3 tuần sau khi xảy ra sự kiện trên”.
Trong diễn biến liên quan, chuyên gia dịch tễ học cấp cao Trung Quốc Zhong Nanshan ngày 25/6 khẳng định các vaccine của Trung Quốc hiệu quả với biến thể Delta, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục đi tiêm để tạo miễn dịch cộng đồng. Theo ông Nanshan, Quảng Đông (Quangzhou) là tỉnh đầu tiên của Trung Quốc ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Delta. Đây là loại biến thể có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và thời gian để khỏi bệnh dài hơn.
Cựu Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC) Feng Zijian cho biết: “Trong đợt bùng phát dịch tại Quảng Đông, những trường hợp từng tiêm vaccine đều không bị nặng, trong khi tất cả các ca bệnh nặng đều là ca chưa được tiêm phòng”. Tuy nhiên, theo ông Feng, hiện chưa có số liệu chính xác bao nhiêu người trong số này nhiễm biến thể Delta.
Indonesia ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao nhất kể từ cuối tháng 1/2021
Indonesia ngày 20/6 ghi nhận 13.737 ca mắc COVID-19 mới, mức tăng cao nhất trong 1 ngày kể từ ngày 30/1/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoài số ca nhiễm nói trên, trong ngày 20/6, Indonesia đã có thêm 371 ca tử vong do COVID-19. Đây cũng là ngày Indonesia có số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 4 đến nay. Như vậy, tính đến nay, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận gần 2 triệu ca nhiễm. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã lên tới 54.662 ca.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, riêng tại thủ đô Jakarta đã ghi nhận thêm 5.582 ca mắc COVID-19. Đây là ngày thứ tư liên tiếp thủ đô của Indonesia phá vỡ kỷ lục với trên 4.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Theo số liệu của Lực lượng đặc nhiệm phòng chống COVID-19, Jakarta đã ghi nhận 4.144 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hôm 17/6, 4.737 ca hôm 18/6 và 4.895 ca hôm 20/6, cao hơn mức đỉnh cũ ghi nhận hôm 7/2. Tính đến nay, thành phố thủ đô của Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 474.029 ca mắc COVID-19, trong đó 435.904 ca đã phục hồi và 7.768 ca tử vong.
Trưởng Bộ phận Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh thuộc Sở Y tế Jakarta, bà Dwi Oktavia cho biết sự gia tăng đột biến các ca mắc COVID-19 ở Jakarta lần này xuất phát từ làn sóng người dân đổ về quê nhân dịp lễ xả chay Eid al-Fitr cuối tháng 5 vừa qua.
Trong khi đó, tính đến ngày 20/6, tỷ lệ sử dụng giường cách ly để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 tại khu vực Jakarta đã lên tới 87%, trong khi tỷ lệ lấp đầy giường áp lực âm sắp chạm ngưỡng 90%. Cũng trong ngày 20/6, Indonesia đã nhận thêm 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac - lô vaccine thứ 17 mà quốc gia này nhận được từ trước đến nay.
Theo Tổng thư ký Bộ Y tế Indonesia, Oscar Primadi, với 10 triệu liều vaccine này, đến nay Indonesia đã có tổng cộng 104.728.000 liều vaccine ngừa COVID-19, bao gồm 94.500.000 liều Sinovac, 2.000.000 liều Sinopharm và 8.228.000 liều AstraZeneca.
Đây là nỗ lực của chính phủ nhằm luôn đảm bảo hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 cần thiết để thực hiện chương trình tiêm chủng cho 181,5 triệu người Indonesia. Việc mua sắm được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau như các nỗ lực song phương, đa phương, trong khi tiếp tục phát triển nguồn vaccine trong nước.
Theo số liệu của Bộ Y tế Indonesia, tính đến ngày 19/6, nước này có tổng cộng 12,2 triệu người đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 và 22,8 triệu người đã tiêm mũi đầu tiên.
* Cùng ngày, Nga thông báo có thêm 17.611 ca nhiễm, riêng thủ đô Moskva tập trung 8.305 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 5.316.826 ca.
Đến nay, Nga ghi nhận tổng cộng 129.361 ca tử vong do COVID-19 sau khi có thêm 450 bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Vì đâu Indonesia bị cảnh báo là 'bom hẹn giờ' COVID-19? Quốc gia đông dân thứ tư thế giới Indonesia có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng bùng phát lan tràn COVID-19 nếu giới chức y tế nước này không hành động tức thời. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Ở thời điểm hiện tại, Indonesia là tâm dịch lớn nhất ở Đông Nam...