Trekking thay vì đi nghỉ dưỡng đầu năm mới
Chọn chinh phục các đỉnh núi cao, nhiều bạn trẻ và gia đình mong muốn khởi đầu năm mới với năng lượng tích cực, thử thách bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.
Là người ưa xê dịch, Nguyễn Ngọc Lan (25 tuổi), giáo viên tiểu học ở một trường quốc tế tại Hà Nội, khởi đầu năm mới bằng chuyến đi xa. Cô chọn trekking đỉnh Nhìu Cồ San (Lào Cai) với mong muốn tìm lại cân bằng trong cuộc sống.
“Chuyến đi này của mình đúng kiểu ‘xách balo lên và đi’: mùng 1 đặt tour, mùng 2 chuẩn bị đồ và mùng 3 lên đường. Chọn leo núi thay vì chuyến nghỉ dưỡng hay vi vu đó đây, có lẽ tuổi trẻ gợi nhắc mình cần phải đi để thử thách sức bền và ý chí của bản thân. Rõ ràng, trekking không dành cho những cô nàng bánh bèo, ưa sạch sẽ, ngại khó và dễ dàng bỏ cuộc”, Lan nói với Zing.
Biết tới trekking khoảng 2-3 năm trở lại đây, Lan bắt đầu với hành trình chinh phục đỉnh Lảo Thẩn (Lào Cai) cuối tháng 12/2021. Gần đây, nữ giáo viên lựa chọn những chuyến đi mà không chuẩn bị kỹ lưỡng và cầu kỳ, phần vì nhiều hành trình nảy ra bất chợt, phần do cô nhận ra đôi khi không quá kỳ vọng thì kết quả đạt được lại ngoài sức tưởng tượng.
Ngọc Lan khởi đầu năm mới bằng chuyến trekking đáng nhớ.
Mỗi chuyến đi đều để lại trong Lan kỷ niệm khó quên, những con người từ xa lạ thành quen, rồi là bạn bè thân thiết. Điều khiến cô cảm thấy mãn nguyện nhất là chứng kiến bản thân mạnh mẽ và cứng cỏi chinh phục những chặng đường đi qua.
Trong chuyến trekking Nhìu Cồ San dịp Tết Âm lịch vừa rồi, từ đỉnh núi về chân núi đường dốc, trời mưa, trơn và lầy. Lan đi một mình, không porter, không bạn đồng hành, điện thoại hết sạch pin. Cô thừa nhận bản thân có phần liều lĩnh, nhưng sau cùng cảm thấy hạnh phúc vì hoàn thành mục tiêu.
“Mình sẽ không bao giờ biết bản thân mạnh mẽ ra sao khi gắng sức, hết mình và không nản chí. Chuyến trekking này để lại cho mình những trải nghiệm không hoàn hảo nhưng đủ, trọn vẹn và tận hưởng. Mình mong Nhìu Cồ San là chú hổ may mắn rẽ lối cho những hành trình trekking đầy hứa hẹn trong năm nay”, Lan nói.
Giảm căng thẳng
Nhân dịp về quê thăm họ hàng ở miền Bắc vào Tết Nguyên đán, Hà Hoàng Anh (29 tuổi, TP.HCM), rủ bạn bè đi trekking. Nhận thấy Tà Xùa (Trạm Tấu, Yên Bái) là đỉnh núi hợp lý ở thời điểm này, xem thời tiết ổn nên họ quyết định đi.
“Mình là hướng dẫn viên du lịch, thất nghiệp 2 năm nay vì dịch. Mình muốn khởi động năm mới nhiều sức khỏe và năng lượng tích cực. Leo núi giúp mình rèn luyện sức khỏe, giảm căng thẳng trong cuộc sống và kết nối với nhiều bạn bè hơn”, Hoàng Anh nói với Zing.
Video đang HOT
Sáng sớm 9/2, Hoàng Anh và bạn xuất phát từ thành phố Yên Bái. Họ tự chuẩn bị đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân. Tới điểm trekking, họ thuê một porter hỗ trợ.
Khoảng 11h, nhóm của Hoàng Anh bắt đầu leo núi trong thời tiết lạnh, mưa phùn nhẹ. Được nửa chặng, trời hửng nắng và có biển mây.
Với Hoàng Anh, đoạn đường khó nhất là “sống lưng khủng long” khi phải leo núi đá và đi trên địa hình đường mòn khá cheo leo trong thời tiết gió lớn. Nhờ có dây cáp để bám theo, cô thấy khá an toàn.
17h, Hoàng Anh và những người đồng hành lên tới đỉnh núi. Sau bữa cơm tối ở lán 2, cả đoàn ngồi quanh bếp lửa, cùng nhau uống ly trà nóng, trò chuyện dưới ánh trăng và bầu trời sao.
Với Hoàng Anh, Tà Xùa có độ khó vừa phải, không quá dốc và dài, cần chuẩn bị thể lực tốt là có thể đi được.
“Đi Tà Xùa dịp đầu năm khá vắng, ngoài đoàn mình còn gặp hai nhóm khác. Sáng ngày thứ hai, mình dậy đón bình minh tại lán nghỉ và ăn sáng, sau đó tiếp tục hành trình lên đỉnh núi. Đoạn đường này rất đẹp, địa hình rừng trúc tới rừng cây lâu năm đầy rêu phong, nắng xuyên qua tán lá. Mình đi 4 km mất khoảng 2,5 giờ”, cô nói.
Sau khi check-in trên đỉnh núi, đoàn của Hoàng Anh quay lại lán để ăn trưa và xuống núi. Quãng đường về tốn khoảng nửa thời gian so với khi leo lên.
Mỗi năm, Hoàng Anh đi trekking 2-3 lần. Đây là lần đầu tiên cô leo núi ở miền Bắc. Trước đây, cô gái 29 tuổi thường leo núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Chứa Chan (Đồng Nai) hoặc cung đường Tà Năng – Phan Dũng (Lâm Đồng).
“Lần đầu trekking dịp đầu năm, mình hy vọng những năm sau sẽ tiếp tục chinh phục nhiều ngọn núi khác. Mục tiêu của mình hiện là mỗi năm leo 1-2 ngọn núi. Với mình, leo núi rất tốt cho sức khỏe, giảm căng thẳng và giúp cuộc sống vui vẻ, tràn đầy năng lượng. Mình thích câu nói mà ai đó đã để lại ở tấm biển trên đỉnh Tà Xùa: ‘Không phải đỉnh núi bạn vừa chinh phục mà là chính bạn’”, Hoàng Anh chia sẻ.
Khám phá giới hạn
Trước dịp Tết Âm lịch năm nay, anh Đoàn Mạnh Trung (32 tuổi, Yên Bái) lên kế hoạch trekking đỉnh Nhìu Cồ San trong những ngày đầu năm mới. Ngoài vợ chồng anh, vài người bạn của họ cũng tham gia.
Hơn một tháng trước chuyến đi, anh Trung và vợ dành thời gian tập gym, rèn thể lực. Đồ đạc, hành trang có sẵn từ trước nên họ chỉ cần mua thêm vài vật dụng cá nhân cần thiết.
Trưa mùng 5 Tết, nhóm anh Trung tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai) và thuê homestay nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau, họ di chuyển sang xã Sàng Ma Sáo cách đó 60 km để bắt đầu hành trình trekking. Anh Trung thuê đội porter dẫn đường và mang đồ ăn phục vụ đoàn.
“Với mình, kỷ niệm đáng nhớ nhất trong chuyến đi có lẽ là trời mưa rất to, đường xá trơn trượt, đi lại rất khó khăn. Đặc biệt, đêm ngủ ở lán trại trên núi trong thời tiết chỉ 1-2 độ C, mưa rào, gió giật mạnh làm cả đoàn ai cũng sợ, không ngủ được. Rất may là khoảng 4h sáng, trời tạnh ráo nên mọi thứ sau đó diễn ra hoàn hảo”, anh kể.
Vợ chồng anh Mạnh Trung trong chuyến leo đỉnh Nhìu Cồ San vừa qua.
Đây là lần đầu tiên vợ chồng anh Trung leo núi vào dịp Tết Âm lịch. Trước đó, anh bận rộn, thường phải đi làm từ mùng 2 Tết nên không có thời gian.
“Mình vốn là hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Hai năm trở lại đây, đại dịch Covid-19 khiến du lịch đóng băng nên chuyển qua kinh doanh thương mại điện tử. Khi còn làm hướng dẫn viên, mình từng vài lần trekking đường dài nhưng đó là đi làm, phục vụ du khách. Mình vẫn ấp ủ khi có thời gian rảnh thực hiện chuyến trekking cho riêng mình để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, ý chí và khám phá giới hạn bản thân”.
Vì dịch bệnh, anh Trung có nhiều thời gian hơn nên rủ vợ cùng tham gia. Đây là chuyến trekking thứ hai họ đồng hành cùng nhau. Trước đó, hai người leo đỉnh Lảo Thẩn (Lào Cai) vào dịp 20/11 năm ngoái.
Sau chuyến trekking vừa qua, anh Trung lên kế hoạch chinh phục “nóc nhà Yên Bái” Tà Chì Nhù vào tháng 3. Bên cạnh đó, anh sẽ leo núi mỗi khi có thời gian rảnh, không riêng dịp đầu năm mới.
“Khi đồng hành trong những chuyến đi, động viên nhau vượt qua khó khăn, vất vả, vợ chồng sẽ hiểu nhau hơn và thêm gắn bó”, anh Trung nói.
'Cưỡi mây' ngắm sắc Xuân trên đỉnh núi Sam
Những ngày đầu năm mới, du khách gần xa thích thú khi trải nghiệm cảm giác cưỡi mây bằng hệ thống cáp treo Núi Sam, chiêm ngưỡng trung tâm du lịch cấp toàn cầu với những danh thắng nổi tiếng...
Hệ thống cáp treo nằm trong tổng thể Khu du lịch Cáp treo Núi Sam, có tổng chiều dài 900m, gồm 37 cabin, mỗi cabin có sức chứa 8 hành khách vận hành liên tục 24/24 để đáp ứng nhu cầu lễ Bà Chúa Xứ của du khách từ khắp nơi về viếng.
Di chuyển bằng cáp treo, du khách không chỉ rút ngắn thời gian lên đỉnh núi Sam - nơi Bà Chúa xứ ngự, mà còn được tận hưởng cảm giác "cưỡi mây" ngắm toàn cảnh TP Châu Đốc. Hệ thống cáp treo góp phần giảm tình trạng quá tải của du lịch chùa Bà Chúa Xứ dịp đầu năm mới.
Du khách di chuyển bằng cáp treo ngắm nhìn sắc Xuân trên đỉnh Núi Sam.
Du khách đến với Khu du lịch Cáp treo Núi Sam sẽ được tham quan lối kiến trúc đặc sắc từ Châu Âu đến Châu Á, nổi bật là kiến trúc mang dấu ấn Phật giáo Ấn Độ. Khu du lịch được chia thành 2 quần thể dưới chân núi và trên đỉnh núi.
Tại đền Dược Sư, du khách còn được chiêm bái tranh bích họa Phật giáo Bhutan lần đầu tiên được tái hiện tại khu du lịch. Ngoài ra, với bộ sưu tập tranh tường với phong cảnh Châu Âu lối cổ điển, hấp dẫn thu hút giới trẻ thích chụp hình độc, lạ...
Nhà ga cáp treo núi Sam với lối kiến trúc cổ điển Châu Âu.
Di chuyển đến đỉnh núi, du khách thích thú với nhiều điểm tham quan như đền Phật Ngọc, đền Quán Thế Âm...
Tượng Phật Ngọc nguyên khối tại Khu du lịch cáp treo Núi Sam.
Ngoài ra, tại ga đến của cáp treo, du khách sẽ tận hưởng sắc Xuân, không khí trong lành của vùng núi rừng khi đặt chân trên quảng trường trên cao. Từ đây, du khách ngắm nhìn toàn cảnh TP Châu Đốc và các vùng lân cận, cũng như quần thể kiến trúc đặc sắc của khu du lịch qua ống nhòm cỡ lớn.
Di chuyển bằng cáp treo lên đến đỉnh núi Sam, du khách đặt chân đến quảng trường nhìn ngắm toàn cảnh TP Châu Đốc và các vùng lân cận.
Bà Nguyễn Thị Hương Ngân, Giám đốc MGA Việt Nam - Chủ đầu tư Cáp treo Núi Sam cho biết, nằm trong chuỗi các chương trình phục vụ du khách dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chúng tôi đã hình thành và đưa vào hoạt động nhiều công trình, tiểu cảnh, tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách thập phương.
Khu du lịch cáp treo Núi Sam nhìn từ trên cao.
Đặc biệt, với sự kiện ngày Lễ Tình nhân 14/2 sắp tới, chúng tôi đã đưa vào hoạt động công trình "Chiếc cầu trái tim màu hồng" trên đỉnh Núi Sam.
Cầu trái tim màu hồng - địa điểm chụp hình, check in được giới trẻ yêu thích.
Theo Chủ đầu tư Khu du lịch Cáp treo Núi Sam, trong dịp khai trương chính thức diễn ra vào ngày 12/2 sắp tới, đơn vị sẽ miễn phí vé cáp treo dành cho trẻ em dưới 1,2m và người trên 70 tuổi.
Chùa Tam Chúc tấp nập khách du xuân ngày đầu năm mới Những ngày đầu năm mới 2022, chùa Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) rất đông du khác đỗ về đây tham quan, đi lễ đầu năm Nhâm Dần. Hình ảnh khách du xuân ngày đầu năm mới tại chùa Tam Chúc: Chùa Tam Chúc (Hà Nam) được xây dựng trên nền ngôi Tam Chúc cổ tự với niên...