Trekking suối Cửa Tử
Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 45 km, suối Cửa Tử là điểm check-in ít người biết đến, sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, phù hợp để khám phá trong 1-2 ngày.
Trần Lê Ngọc Thắng ( Blogger, Hà Nội) chia sẻ về trải nghiệm lần đầu trekking, cũng là lần đầu đặt chân đến suối Cửa Tử (Thái Nguyên). Thắng cho biết đây là điểm đến phù hợp để “trốn” những ngày hè oi bức ở Hà Nội, băng qua những dòng suối mát lạnh, hòa mình vào thiên nhiên nơi núi rừng.
Dòng suối này nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Dòng suối nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo, bắt nguồn từ núi cao, chảy qua xã Hoàng Nông rồi đổ ra sông Công. Nằm lọt thỏm trong rừng, len lỏi qua những vách đá, dòng suối gồm 7 con thác, một số có hồ nước mát lạnh.
Ngọc Thắng dành hai ngày một đêm cho chuyến trekking suối Cửa Tử.
Ngọc Thắng chia sẻ tên dòng suối này bắt nguồn từ một truyền thuyết địa phương. “Mình được nghe kể lại địa điểm này gắn liền với câu chuyện tình yêu của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản, hai người liền rủ nhau đi ngược dòng suối và lập lời thề nguyện sống chết có nhau”, Thắng nói.
Suối Cửa Tử ngày nay vẫn sở hữu nét đẹp nguyên sơ, không khí mát mẻ, cùng cung đường trekking nhiều địa hình sườn núi, vách đá. Vào mùa hè, địa điểm này thu hút du khách đến khám phá.
Ngọc Thắng chia sẻ đây là lần đầu anh có chuyến trekking ở con suối này. “Suối có 7 thác, những người lần đầu trekking chỉ cần đi đến con thác đầu tiên. Đoạn đường gồm 2 km đường bộ và 700 m lội suối”, anh Thắng nói.
Thông thường, du khách chỉ mất khoảng một ngày để hoàn thành chặng trekking đầu tiên đến thác 1 của con suối. Những du khách có sức khỏe dẻo dai, muốn thử sức và khám phá thêm có thể đến thác 2 và 3 trong ngày kế tiếp.
Thác 1 là điểm dừng chân cho những người chưa nhiều kinh nghiệm trekking.
Trong chuyến đi lần này, Thắng chọn thuê một căn homestay địa phương cách điểm trekking khoảng 3 km để tiện di chuyển. Mặc dù lần đầu trekking suối Cửa Tử, Thắng quyết định khám phá cả 3 điểm thác.
Điểm bắt đầu chuyến trekking là thôn Đồng Khuân, xã Hoàng Nông. Đi bộ khoảng 2 km, du khách sẽ đến dòng suối, nơi chảy dài khoảng 30 km giữa hai bên vách đá dựng đứng.
Từ đây, bạn có thể chèo thuyền xuôi dòng nước, ngắm cảnh hoặc bơi lội. Ở cuối dòng là một hang đá mát lạnh, đi sâu vào trong là đến điểm thác 1.
Cách đó không xa là ngọn thác thứ 2, hấp dẫn các tín đồ trekking. Vách đá ở đây cách mặt hồ khoảng 10 m, tạo thành điểm nhảy thác, phù hợp với những ai ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Khi nhảy thác, du khách cần trang bị mặc áo phao và tuân thủ theo hướng dẫn viên địa phương để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Thác 2 và 3 có cung đường đi khó nhằn hơn.
Khu vực suối không bán vé tham quan và nhiều đường mòn trong rừng. Để tránh bị lạc, du khách có thể đặt dịch vụ homestay. Theo kinh nghiệm của Ngọc Thắng, nếu du khách chỉ định trekking đến thác 1 thì không cần đặt tour.
“Bạn chỉ cần lưu trú ở homestay rồi tự tìm đường trekking. Tuy nhiên, mình khuyến khích các bạn đi lần đầu nên có người đi theo hỗ trợ vì nước sâu”, Thắng chia sẻ.
Du khách nên có người đi kèm nếu lần đầu đến suối Cửa Tử.
Nếu đi đến thác 2 và 3, bắt buộc phải có dẫn đoàn hoặc porter đi kèm vì đường đi khá khó, rất dễ lạc vào rừng.
“Để đặt tour trekking, các bạn nên liên hệ trực tiếp với homestay. Chi phí dao động 2-2,2 triệu đồng/người. Phí bao gồm tiền tour/porter, chi phí ăn uống, đi lại 2 chiều Hà Nội – Thái Nguyên. Các bạn có thể tip thêm cho porter tùy nhu cầu”, Ngọc Thắng nói.
Ngày 1
- 9h sáng di chuyển từ Hà Nội đến Hoàng Nông homestay. Xe đón tận nơi và đến thẳng homestay.
- 11h30 đến nơi, check-in nhận phòng, vệ sinh cá nhân và ăn trưa.
- 14h, trekking cung đầu tiên đến thác 1. Lưu ý, khi vào rừng sóng điện thoại sẽ hơi yếu.
- Đường đến thác 1 khá đơn giản, khoảng 2,2km. Du khách nên mua giày cao su chống nước, chống trơn trượt.
- 17h, quay lại homestay nghỉ ngơi, lấy sức cho hành trình trekking đến thác 2 và 3.
Bữa ăn tại homestay nạp năng lượng sau những giờ băng rừng, vượt thác.
Ngày 2
- Nếu du khách không đủ sức khỏe hoặc chưa nhiều kinh nghiệm trekking, có thể dành thời gian đi ngắm đồi chè trong ngày thứ 2.
- 8h bắt đầu lên đường trekking.
- Đường đi thác 2 và 3 rất khó đi, nếu không có dẫn đường du khách sẽ bị lạc. Tại đường đi này, du khách sẽ trèo đèo lội suối khoảng một tiếng rưỡi.
- Chặng trekking này có 4 điểm dừng chính:
Thác nhảy (nhảy xuống hồ nước từ độ cao 8m)
Thác trượt (máng trượt đá thiên nhiên)
Thác massage (tên gọi của người địa phương)
Thác thiên đường
Không khí mát mẻ tại suối Cửa Tử thích hợp cho chuyến du lịch hè ngắn ngày.
“Gần trưa, cả đoàn sẽ dừng chân nghỉ ăn trưa giữa rừng. Cảm giác vừa tắm suối xong, được thưởng thức miếng thịt heo quay thơm thật sự sảng khoái”, Thắng bày tỏ.
Chuyến trekking kết thúc vào lúc 16h, cả đoàn di chuyển về homestay. Lúc này, du khách được ngâm chân bằng nước lá để thư giãn sau nhiều giờ đi bộ, leo núi. 16h30, du khách lên xe di chuyển về Hà Nội.
Tà Giang - điểm du lịch mới hấp dẫn dịp lễ 30-4
Tà Giang là một cái tên xa lạ với dân du lịch nghỉ dưỡng nhưng lại khá quen thuộc với những người đam mê du lịch mạo hiểm, đi bộ leo núi dài ngày.
Đây cũng là lựa chọn hấp dẫn cho kỳ nghỉ lễ 30-4 sắp tới.
Hành trình Tà Giang khá nhẹ nhàng với cung đường bằng, băng suối, không leo dốc nhiều, phù hợp cho những người lần đầu muốn trải nghiệm trekking quay về với thiên nhiên.
Lội suối băng rừng trên hành trình Tà Giang
Cung đường dài khoảng 20 km đi bộ 2 ngày 1 đêm. Từ TP HCM, bạn di chuyển đến huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và về huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa để vào Vườn quốc gia Phước Bình. Đây là điểm bắt đầu cho hành trình hikking đầy thơ mộng.
Tà Giang là nơi sinh sống của đồng bào Raglay - nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Trần Tiến viết nên bài hát "Cây đàn Chapi".
Suối đá rong rêu
Từ Vườn quốc gia Phước Bình, con đường tới Tà Giang là hành trình đi dọc theo suối, băng qua nương rẫy và rừng chuối của đồng bào Raglay. Bạn sẽ được thưởng thức những trái chuối chín cây khi đi cùng hướng dẫn viên du lịch địa phương.
Đặc sản của cung Tà Giang là bạn được băng qua những con suối trong vắt, có thể nhìn thấy rõ viên đá cuội, tảng đá và cả rong rêu, được ngâm mình vào những hồ nước vô cực (cách gọi vui của dân trekking). Những hồ bơi tự nhiên siêu lớn, trong xanh, mát lạnh giúp giải nhiệt cho du khách những lúc mồ hôi đầm đìa băng rừng núi.
Hồ nước vô cực trên hành trình băng suối
Trên hành trình trekking, bạn cũng có thể bắt gặp những chú bò bên suối, hay những cậu bé người Raglay thả nơm bắt cá thật rôm rả.
Lội qua không biết bao nhiêu con suối, băng qua bao cánh rừng, bãi cắm trại là thung lũng thảo nguyên xanh thơ mộng giữa núi rừng.
Bãi cắm trại
Không phải những cung đường cơm bưng trà rót kiểu nghỉ dưỡng, những ngày trekking không wifi, không 4G, không sóng điện thoại, bạn hòa mình vào thiên nhiên như một kiểu thiền động. Về với thiên nhiên hùng vĩ, bạn hít hà những hơi thật sâu, cảm nhận núi rừng, mùi hương cây cỏ cũng là những chuyến đi khá thú vị để tái tạo năng lượng và rèn luyện sức khỏe.
Những điểm chú ý cho người lần đầu đi trekking
- Nên đăng ký các tour chuyên nghiệp để được bảo đảm hành trình và tránh những rủi ro.
- Mùa đẹp nhất để trekking Tà Giang là tháng 3 đến tháng 6. Mùa mưa băng suối nước dâng cao, dòng chảy siết và rất khó di chuyển.
- Tập đi bộ hoặc leo cầu thang 2 tuần trước khi đi trekking đối với những bạn ít vận động và ít thể thao.
- Quần áo dễ vận động, nhẹ và dễ thoát mồ hôi. Giày chuyên dụng trekking có các gai đế để chống trơn trượt, có thể thoát nước do đi cung đường lội suối.
Balo nên sử dụng loại balo có đai trợ lực, gọn nhẹ.
Thuốc cá nhân như bù điện giải, hạ sốt, bình xịt vắt...
- Đồ ăn nhẹ: mang theo lương khô, chocolate hoặc bánh kẹo ngọt để dùng khi leo dốc hoặc khi cần nạp thêm năng lượng giữa đường.
Trekking là hoạt động du lịch dã ngoại đi bộ đường dài hoặc đi bộ leo núi nhiều ngày, băng qua nhiều cung đường với đủ loại địa hình. Hiking là loại hình du lịch dã ngoại đi bộ đường dài, thường theo những con đường mòn có sẵn hoặc đường nhựa, không di chuyển vào những địa hình không rõ ràng. Hiking và trekking đều là đi bộ dài ngày nhưng tekking có độ khó hơn, nhiều loại hình đường phức tạp hơn.
Núi Chứa Chan: Những điều cần thiết cho một trải nghiệm trekking an toàn Với độ cao 837m Núi Chứa Chan- Gia Lào được biết đến là ngọn núi cao thứ hai tại Nam Bộ và chỉ đứng sau núi núi Bà Đen - Tây Ninh (996m). Nó cũng là địa điểm khá lý tưởng dành cho các bạn trẻ đam mê trekking (đi bộ dài ngày). Leo núi rèn luyện sức khỏe cũng như cắm trại...