Trẻ xem TikTok: Rằng vui thì thật là vui…
Một video trên mạng xã hội TikTok chỉ vài chục giây nhưng video nối tiếp video, người xem có thể lướt video TikTok cả ngày… Giãn cách xã hội ở nhà nhiều hơn, lướt video trên mạng thành thú vui với người lớn và cơn ghiền nguy hại của trẻ em.
Trẻ em xem clip trên YouTube – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Xem video trên YouTube, trừ khi là “tín đồ” của phim bộ hay xem ca nhạc, còn những video khác thì… khá tốn thời gian bởi độ dài của các video đôi khi mất cả tiếng đồng hồ, chưa kể quảng cáo xuất hiện ngày càng dày đặc.
Nếu xem video trên Facebook, người xem được thấy video đề xuất theo tìm kiếm, sự quan tâm của họ, nhưng lượng video không phong phú. Trong khi đó, video trên TikTok có thể xem cả ngày không hết dù mỗi video chỉ chừng vài chục giây.
Hầu hết các video đều có nội dung khá vui nhộn, trẻ trung, mang tính giải trí cao và thường là “trend” (xu hướng) đang diễn ra trong đời sống quanh mình.
Trong tháng 9 vừa qua, cộng đồng TikTok đã tạo nên một không khí Trung thu cổ tích, lung linh sắc màu với những hiệu ứng quay đẹp, bắt mắt được thiết kế riêng cho dịp lễ này. Hàng nghìn video chia sẻ những khoảnh khắc nấu ăn, làm đẹp, sáng tạo thủ công để chuẩn bị đón trăng bên gia đình giữa đại dịch COVID-19.
Chỉ trong vài ngày, chủ đề này đã tạo cảm hứng sáng tạo cho 935.300 video, thu hút 1,7 tỉ lượt xem.
Tôi vẫn còn nhớ ca khúc Việt Nam I Love do nhạc sĩ Tiến Nguyễn sáng tác, thực hiện cùng nam ca sĩ nhí Mai Chí Công và quy tụ gần 50 tài năng nhí trên khắp cả nước.
Ngay trên nền tảng TikTok, bài hát đã được sử dụng làm nhạc nền cho rất nhiều video ghi lại cảnh đẹp khắp mọi miền đất nước, những video cổ vũ tinh thần người lao động, cổ vũ tinh thần cho những bác sĩ ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh COVID-19…
Tuy nhiên, không ít nội dung trên TikTok hiện nay đang vô tình lan truyền những xu hướng nguy hiểm cho người xem là trẻ em. Tháng 6-2021, một học sinh THCS ở Vĩnh Phúc mượn điện thoại của cha mẹ vào mạng xã hội TikTok xem video rồi bắt chước, rủ các bạn lên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai ném đá vào xe.
Hay như hồi tháng 2-2021, kênh TikTok của YouTuber T.N. đã đăng video nội dung “xin vía cho em học giỏi”, và nhanh chóng đạt 5 triệu lượt xem chỉ sau có 10 ngày. Video này sau đó đã bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông xác định “có dấu hiệu truyền bá mê tín dị đoan”…
Những video dạng lan truyền xu hướng thách thức như: nhảy không áo ngực, đi xe một bánh, chơi xỏ bạn nhảy… về hình thức là tạo sự hài hước cho người xem, nhưng lại lan truyền thách thức cho những người muốn bắt chước, nhất là những người trẻ và trẻ em vốn tò mò và muốn tìm hiểu, thể hiện khả năng bản thân.
Điều đó có thể vô hình trung dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho trẻ em cũng như thói quen xấu cho nhiều người xem… mà đôi khi chính họ cũng không thể nhận ra.
Ông Nguyễn Duy Vĩ (giám đốc Công ty truyền thông Buzi): Vui và gây nghiện
TikTok là nền tảng mạng xã hội âm nhạc có tốc độ tăng trưởng chóng mặt tại Việt Nam 2 năm qua. Có thể nói TikTok chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng do tính “gây nghiện” với nội dung đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Việc Facebook đang thực hiện chính sách hạn chế tương tác của các page cũng như của các tài khoản cá nhân cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chuyển sang sử dụng TikTok như một kênh phát triển thương hiệu. Không thể phủ nhận các tác động tích cực của TikTok.
Tuy nhiên, việc TikTok không thể kiểm soát độ tuổi cũng như kiểm duyệt nội dung lại đang là một vấn đề khá nghiêm trọng có ảnh hưởng tiêu cực đến người xem, đặc biệt là giới trẻ.
Việc xây dựng một kênh TikTok dễ dàng và càng dễ dàng để có được sự quan tâm từ cộng đồng là một động lực cho các bạn trẻ “sáng tạo” nội dung một cách vô tội vạ, bất chấp hậu quả.
Việt Nam có số lượng người dùng TikTok cao nhất Đông Nam Á. Cuối tháng 3-2020, có 13 triệu người Việt sử dụng. Độ tuổi chủ yếu là học sinh, sinh viên từ 13-24 tuổi.
Đằng sau sự hấp dẫn và vui nhộn mà TikTok mang lại thì nó cũng đang chứa đựng những mặt trái vô cùng nguy hiểm với hàng loạt video liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như ma túy, tình dục, bạo hành động vật, cùng không ít thông điệp nguy hiểm.
Các trào lưu “làm mưa làm gió” đã và đang xuất hiện ngày một nhiều hơn trên TikTok. Tuy nhiên, không phải trào lưu nào cũng mang tính giải trí, tích cực mà còn xuất hiện những trào lưu “độc hại”.
Không ít người xem đã cảm thấy vô cùng hoang mang trước các video khoe ngực với các caption gợi tình. Nhiều chủ tài khoản TikTok chỉ là những cô gái còn rất trẻ, đang ở độ tuổi đi học. Và việc phụ huynh kiểm soát con mình sử dụng TikTok là một vấn đề nan giải.
Ngoài việc không cho con em mình khi chưa đủ 18 tuổi dùng TikTok thì theo tôi không còn cách nào khác tốt hơn!
Đ.THIỆN ghi
Đừng nghĩ trẻ con không biết gì!
Trong cơn sốt toàn cầu của bộ phim Con mực, nhiều trường học ở các nước và các trường quốc tế tại Việt Nam đã gửi thư cảnh báo, nhắc nhở phụ huynh không để cho con xem bộ phim chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Trong khi đó cả người lớn lẫn trẻ con đều bàn tán sôi nổi về bộ phim này.
Mới đây, hình ảnh một bé gái 2 tuổi tại Bắc Giang bị bạn học tấn công bằng cách đập đầu nhiều lần xuống đất khiến dư luận hoang mang. Đừng nghĩ trẻ con không biết gì! Khoa học đã chứng minh trẻ dưới 7 tuổi vì chưa có sự hiểu biết và óc lý trí nên sẽ sao chép nguyên bản một hành động, hình ảnh nào đó mà chúng được tiếp cận thường xuyên.
Bạn đừng ngạc nhiên vì sao con mình có thể ném đồ đạc, liếc mắt, quát nạt mọi người. Xung quanh trẻ có người lớn nào có thói quen này? Cũng có khi “thói” ấy từ trong phim, trên mạng “nhập” vào con mình hằng ngày mà người lớn vẫn nghĩ con còn nhỏ vậy biết gì đâu!
Nhìn hình ảnh bạo lực học đường vừa công bố ngày 24-10, một chuyên gia tâm lý khẳng định không ai sinh ra đã có những hành vi bạo lực như vậy. Đây là những hành vi trẻ học được từ môi trường xung quanh hoặc gián tiếp qua các video, phim ảnh. Cũng có thể thủ phạm đã từng hay đang là nạn nhân.
Làm sao để bảo vệ con cái mình trước bạo lực? Sự phát triển của xã hội với công nghệ đã kéo con người, nhất là trẻ con, vào một vòng xoáy nhiều nguy cơ chực chờ nhảy xổ ra vồ lấy chúng chỉ trong tích tắc cha mẹ lơ là.
Các bộ phim, game… khi phát hành, nhà sản xuất luôn nhắm đến một nhóm đối tượng, độ tuổi. Các mạng xã hội hay các nền tảng giải trí đều có mặc định rõ nhóm đối tượng được phép sử dụng dịch vụ của họ.
Tỉ như TikTok yêu cầu người dùng phải từ 13 tuổi trở lên, Google (email, YouTube) hay Facebook, Instagram cũng đòi hỏi tài khoản đăng ký phải đủ tuổi thành niên, hay Netflix cũng có chia phim theo độ tuổi cho người sử dụng.
Việc cha mẹ cần làm là tìm hiểu và lên phương án quản lý các thiết bị kết nối Internet của con mình thay vì đổ lỗi cho nhà cung cấp dịch vụ.
Trẻ vẫn đang học trực tuyến, thời gian trẻ được sử dụng thiết bị kết nối Internet rất nhiều. Trẻ lớn, trẻ nhỏ và cả người lớn trong nhà cùng dùng chung thiết bị cũng phổ biến nên trẻ có thể la cà vào xem những thứ không phù hợp lứa tuổi và ghiền luôn.
TikTok, YouTube, game trên web luôn cám dỗ trước mặt. Nhiều khi phụ huynh tưởng con đang học bài, bất chợt đến xem mới thấy con đang chơi game rồi mê đến mức đang đêm khi người lớn ngủ rồi, con thức dậy mở máy…
Lắm khi chỉ cần trẻ nhỏ ghé qua TikTok coi chốc lát cũng thành công chuyện rồi! Những đoạn clip mấy mươi giây tưởng giải trí rồi thôi nhưng trên đó có đủ những hình ảnh ghê rợn, máu me hoặc ái tình được cắt lại đâu đó trên mạng, trên phim lan truyền nhanh như chớp và chực nhảy xổ ra màn hình.
Rồi thành ám ảnh trẻ và vô số clip nhảm nhạt khác đang dẫn dắt, chiếm thời gian và tâm trí những đứa con bé nhỏ từng nhà.
Đừng bỏ lơ con trên thế giới mạng đầy cám dỗ làm thay đổi con có khi đến mức làm hư con trẻ nhà mình. Mọi chuyện có thể bắt đầu từ khi con trẻ được (bị) xem những thứ người lớn hoặc trẻ lớn hơn đang xem và lang thang lạc lối trên mạng.
CẨM PHÔ
Nhân viên quán ăn gặp tai nạn suýt chết chỉ vì một thói quen cực tai hại, rất nhiều người Việt cũng từng mắc phải
Sau tai nạn này, có lẽ anh nhân viên kia sẽ phải nhớ đến già.
Những clip trích xuất từ camera lúc nào cũng khiến người xem phải thót tim vì những khoảnh khắc "ngàn cân treo sợi tóc". Nếu không quay lại được thì chắc khổ chủ chẳng biết mình từng trải qua tai nạn suýt chết như thế nào.
Như mới đây, cộng đồng TikTok xôn xao trước đoạn clip ghi lại tại một gian bếp quán ăn nọ. Trong video, có 2 người đàn ông đang tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để bán cho khách.
Tai nạn nguy hiểm xảy ra trong gian bếp của quán ăn nọ
Có thể thấy, anh nhân viên đứng bên phía tay phải bê một nồi nước dùng to rồi đặt lên thành bếp. Khi cần lấy thêm dụng cụ, thay vì đặt chiếc nồi ngay ngắn lên mặt bàn cho an toàn, anh ta dùng một tay vịn nó, tay còn lại thì mải lo lấy đồ nên không để ý.
Kết cục là nồi nước sôi vì nằm chông chênh trên mặt bàn nên đã đổ cái rầm xuống đất. Anh nhân viên vì cố giữ lại chiếc nồi nên cũng trượt ngã vào đống nước sôi dưới sàn nhà.
Suýt chút nữa thì cả nồi nước sôi này đã đổ hết vào người thanh niên kia
Thấy vậy, người xung quanh lập tức chạy lại để xem đồng nghiệp mình có bị làm sao không. Cuối clip, dễ thấy một bên tay chàng trai kia bị bỏng rát, nhưng cũng may chưa đổ cả nồi nước sôi vào người.
Chứng kiến cảnh này, cư dân mạng ai cũng rùng mình. Nhiều người nhận ra nguyên nhân chính dẫn đến sự việc đáng tiếc trên là do cách đặt nồi nước sôi ở rìa mặt bàn, một nửa đáy nồi bị lòi ra bên ngoài nên rất dễ đổ xuống nếu giữ không chắc. Được biết, rất nhiều người Việt trong chúng ta đều mắc lỗi chủ quan tương tự. Sau khi xem xong clip này thì càng nên cẩn trọng hơn.
Sau này nhớ lựa chỗ nào thật bằng phẳng rồi hẵng đặt đồ lên cho chắc ăn bạn nhé!
Các anh trai xúm lại coi phim: Nhìn kỹ thì đang chiếu Chân Hoàn Truyện Cụ thể, đoạn video TikTok đó đã quay lại khoảnh khắc một nhóm các anh trai tụm lại chăm chú tập trung vào màn hình máy tính khiến nhiều người tò mò. Đến khi camera quay cận màn hình máy tính, nhiều người mới té ngửa vì hóa ra cả nhóm đang xem Chân Hoàn Truyện, liên tiếp những cảnh phim gay cấn...