Trẻ vùng cao chơi cù để xua tan giá lạnh
Để sưởi ấm người trong cái lạnh 10 độ C, đám trẻ miền núi ở Pà Cò, Mai Châu (Hòa Bình) tìm đến trò đánh cù quen thuộc giữa màn sương mờ ảo.
Trong buổi sáng đầu tiên của năm, hàng chục trẻ em người Mông ở bản Hang Kia (Mai Châu) căng dây đánh cù (tiếng Mông gọi là Vi Vồng) giữa thời tiết giá lạnh.
Người Mông chơi loại cù gỗ (quay) rất riêng: phần trên không có tu, phía dưới vót nhọn. Hầu hết cù đều được các em tự đẽo bằng tay, không tiện tròn mịn, không có bi hoặc đinh như quay của trẻ em Kinh.
Người Mông cũng có cách bổ cù riêng và rất chuẩn. Các em nhỏ thường tay cầm cù cao ngang gáy rồi ném cù xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên…
… và chúi toàn thân người về phía trước để bổ.
Hoặc để cù ở khoảng ngang bụng rồi lăng ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.
Video đang HOT
Dây được cuốn giữ quanh thân, khi cù văng ra kết hợp với lực giật đầu dây sẽ giúp cù quay tít hơn.
Người Mông có đặc điểm chơi cù rất giỏi, nhiều trẻ em bổ phát nào trúng phát ấy.
Những con cù bị “ăn” (đánh trúng) sẽ lõm hoặc xước đầy mình. Trò chơi dân gian này vẫn để lại những câu truyền miệng : “Càng vố càng vu, ăn vố trả vố”… và thường được chơi vào dịp lễ hội truyền thống của người Mông.
Trong tiết trời lạnh 10 độ C và sương mù dày đặc, chơi cù cũng là biện pháp làm nóng người. Nhiều em chỉ đi dép, đầu trần, không tất, không găng tay giữa giá lạnh.
Hoặc cùng lắm là khoác thêm chiếc áo ấm có mũ để chắn gió.
Niềm vui chiến thắng giản dị của các em nhỏ.
Hoàng Hà
Theo VnExpress
Làng "không có tuổi"
Không giây khai sinh, không đăng ky kêt hôn, đo la tinh trang chung cua gần 1.000 nhân khẩu đang sinh sông tai khu dân cư sô 1 va 2 cua xa Đắk Ngo, huyên Tuy Đưc tỉnh Đắk Nông...
Không cân giây khai sinh vì... không đi học
Năm cach trung tâm huyên Tuy Đưc chưa đên 20km nhưng để đến được khu dân cư sô 1 va 2 thuôc xa Đắk Ngo phải men theo những cánh rừng già bạt ngàn trên những con đường lầy lội. Bên nhưng đôi săn xanh mướt là hơn 400 noc nha của người Mông vừa mới được dựng lên vẫn còn thơm mùi gỗ mới.
Nằm ngay đầu bản khu dân cư số 1 là nha cua anh Ly Văn Khư co đên 7 nhân khẩu nhưng tât ca đêu không có giây khai sinh, lý giải vấn đề trên anh Khư cho biết: "Do đời sống của dân tộc mình quen với cuộc sống du canh, du cư, nay đây, mai đó nên chẳng cần giấy khai sinh làm gì. Nếu muốn làm cũng chẳng biết làm ở đâu bởi vì mình chỉ mới được nhà nước cấp đất định cư cách đây vài tháng". Chính vì lẽ đó mà đã ngoài cái tuổi 40 nhưng vợ chồng anh vẫn chưa biết đến giấy khai sinh như thế nào.
Hàng ngày, số trẻ em ở cụm dân cư số 1 và 2 xã Đắk Ngo phải đi mót mì để phụ giúp gia đình kiếm sống
Cách nhà anh Khư vài chục mét là gia đình chị Lý Thị Tôi, vợ chồng đã xây dựng gia đình hơn một năm nay nhưng cả hai đều không có giấy khai sinh cũng như giấy đăng ký kết hôn. Chị Tôi lý giải: "Nhà nghèo không có tiền đi học, không biết cái chữ với lại mình lấy chồng không cần đăng ký kết hôn nên chẳng cần đến giấy khai sinh để làm gì".
Nằm cách khu dân cư số 1 khoảng 3km là khu dân cư số 2, khi chúng tôi đến đầu làng bắt gặp một đám trẻ đang mang gùi đi mót sắn. Khi được hỏi các em năm nay bao nhiêu tuổi thì những đứa trẻ chỉ biết nhìn ngơ ngác và nhoẻn miệng cười.
Thị Ưa - người đàn bà trạc khoảng 35 tuổi đứng cạnh lũ trẻ cho biết, hầu hết con em của họ ở đây được tính tuổi bằng những mùa rẫy, mỗi mùa rẫy qua đi là chúng lại thêm một tuổi, ngay cả đứa con trai của Thị Ưa cũng ước chừng 15 hay 16 mùa rẫy gì đó, cuối năm nay nó đã đến tuổi lấy vợ rồi nhưng không được đi học, không biết chữ nên cũng chẳng cần đến giấy khai sinh.
Ông Nguyễn Văn Sáu - cán bộ Tư pháp xã Đắk Ngo cho biết: "Tại hai cụm dân cư số 1 và 2 có khoảng 400 hộ với khoảng 1.000 nhân khẩu thì trong đó hơn một nửa người lớn và gần như 100% trẻ em đều không có đăng ký giấy khai sinh và thất học".
Do người dân sống hoàn toàn biệt lập
Ông Ngô Quang Minh - Chủ tịch UBND xã Đắk Ngo cho biết, mỗi năm trên địa bàn xã "đón" nhận gần 100 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu nhảy "dù" di cư tự do từ các tỉnh phía bắc vào và hầu hết những hộ dân này đến đều tự ý khai phá, xâm canh lấn chiếm diện tích đất rừng ở những nơi hẻo lánh để ở, nhiều hộ sống hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài nên rất khó kiểm soát về vấn đề nhân khẩu.
Theo thống kê thì từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn xã mới chỉ có khoảng 1.000 trường hợp đến UBND xã để làm giấy khai sinh và đăng ký kết hôn, trong đó có đến 90% là đăng ký muộn và chỉ khi nào cần thiết như làm hộ khẩu, vay vốn ngân hàng thì người dân mới chịu đi làm. Nhiều trường hợp sau khi được cấp giấy khai sinh cũng không thèm đến nhận, cán bộ phải cất vào tủ và khi nào cần họ mới đến xã để "đòi" về.
Không có trường lớp, nhiều trẻ em ở xã Đắk Ngo đang bị thất học
Một nguyên nhân khác là do địa bàn cư trú rộng, dân cư lại sống rải rác, hàng năm có sự biến động về dân cư rất mạnh nên công tác tuyên truyền cũng chỉ đến được những vùng dân cư sống tập trung.
Anh Sáu than thở: "Là cán bộ trực tiếp quản lý công tác hộ tịch, hộ khẩu nhưng bản thân tôi hiện cũng không thể xác định được toàn xã còn bao nhiêu trẻ em chưa được đăng ký khai sinh. Đó là chưa kể đến tình trạng phần đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn khi cưới hỏi cũng không đăng ký kết hôn, có người chết cũng không báo tử"...
Để ổn định tình hình dân di cư tự do trên địa bàn xã, tháng 6/2008, UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý giao cho UBND huyện Tuy Đức phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự án "ổn định dân di cư tự do" trên địa bàn xã Đắk Ngo, địa điểm để thực hiện dự án tại Tiểu khu 1541 do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Tín quản lý. Theo đó, mỗi hộ dân sau khi chuyển về sẽ được nhận 400m2 đất ở, 8 triệu đồng tiền làm nhà và 1ha đất sản xuất, dự án sẽ đón nhận khoảng 500 hộ với 2.128 nhân khẩu. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ xây dựng các hạng mục thiết yếu như điện, đường, trường, trạm... để người dân khi chuyển đến đảm bảo an sinh và sản xuất.
Tuy nhiên, đến nay sau gần 3 năm thực hiện dự án bà con ở đây vẫn chưa có điện thắp sáng, chưa có nước sạch để dùng, chưa được cấp đất sản xuất; hệ thống trường học và trạm xá cũng chưa có. Do vậy, một số hộ dân đã chuyển về nơi ở cũ để sinh sống sản xuất, một số bộ hộ khác lại tiếp tục vào rừng phá rừng để lấy đất canh tác.
Ông Nguyễn Ngọc Quyền - Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Tuy Đức cho biết: Theo kế hoạch, vào giữa tháng 8/2010, huyện sẽ tiến hành cấp đất sản xuất cho bà con, tuy nhiên do đất của dự án đang bị một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và người di cư tự do ở nơi khác đến xâm canh nên chưa thể thu hồi.
Ngoài ra, số diện tích này người dân chủ yếu là trồng sắn và bắp, sau mỗi lần thu hoạch thì họ lại trồng tiếp gây khó khăn cho việc thu hồi... dẫn đến công tác dồn dân quản lý lại càng gặp nhiều khó khăn, để tránh tình trạng thả nổi việc đăng ký hộ khẩu, hộ tịch cho người dân trên địa bàn hơn bao giờ hết rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành của địa phương.
Theo Bee
Chùm ảnh trẻ vùng cao nhọc nhằn mưu sinh Đi đâu trên vùng cao Tây Bắc, chúng tôi vẫn thường bắt gặp cảnh tượng đáng thương của trẻ em vùng cao sau mỗi buổi đến trường lại nhọc nhằn giúp bố mẹ kiếm sống. Vì thế xin đừng trách nhiều học sinh vùng cao học yếu bởi vì cuộc sống thường ngày của gia đình còn gian khó thì các em làm...